• Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
  • Thời gian đăng: 16/05/2025 04:49:03 PM
  • Trong tiến trình phát triển đất nước, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và Hiến pháp là nhiệm vụ trọng yếu nhằm đảm bảo tính ổn định và bền vững của nền tảng chính trị - pháp lý. Trên tinh thần đó, việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 là một hoạt động có ý nghĩa chính trị - pháp lý to lớn, thể hiện sinh động quyền làm chủ của Nhân dân và vai trò trung tâm của Nhân dân trong đời sống chính trị quốc gia.
  • Căn cứ vào Nghị quyết số 194/2025/QH15 và Nghị quyết số 195/2025/QH15 của Quốc hội, Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp đã xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội. Mục tiêu cao nhất của hoạt động này là phát huy trí tuệ tập thể, huy động sự tham gia tích cực, đầy trách nhiệm của Nhân dân và các tổ chức, cơ quan trong hệ thống chính trị, từ đó bảo đảm bản dự thảo Nghị quyết thực sự phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân, thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng thuận cao trong xã hội và phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

    Hoạt động lấy ý kiến được triển khai một cách dân chủ, khoa học, công khai, minh bạch và thực chất. Việc tiếp nhận góp ý không chỉ giới hạn ở các cơ quan nhà nước hay tổ chức chính trị - xã hội mà mở rộng đến toàn thể các tầng lớp Nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học, từ trung ương đến địa phương. Thông qua các hình thức phong phú như hội nghị, hội thảo, tọa đàm, góp ý trực tiếp trên ứng dụng VNelD, các cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Chính phủ và chính quyền địa phương, Nhân dân được tạo điều kiện thuận lợi để phát biểu ý kiến, thể hiện trách nhiệm công dân đối với vận mệnh Hiến pháp quốc gia.

    Nội dung lấy ý kiến tập trung vào toàn bộ dự thảo Nghị quyết, bao gồm bố cục, nội dung và kỹ thuật trình bày, trong đó các ý kiến góp ý sẽ được tập hợp đầy đủ, phân tích kỹ lưỡng và phản ánh một cách khách quan. Các báo cáo tổng hợp sẽ trình lên Chính phủ để tiếp tục hoàn thiện, từ đó Chính phủ sẽ trình Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp xem xét, tiếp thu và hoàn thiện dự thảo trình Quốc hội thông qua.

    Lộ trình tổ chức lấy ý kiến diễn ra từ ngày 6 tháng 5 đến ngày 5 tháng 6 năm 2025. Đây là giai đoạn then chốt để lắng nghe ý kiến của toàn xã hội, ghi nhận sự đồng thuận cũng như những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh. Các báo cáo tổng hợp từ các bộ, ngành, địa phương và tổ chức chính trị - xã hội sẽ là cơ sở quan trọng để Chính phủ xây dựng Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân, trình Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.

    Có thể khẳng định, việc lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo sửa đổi Hiến pháp không chỉ là một thủ tục pháp lý cần thiết mà còn là minh chứng sinh động cho bản chất dân chủ của Nhà nước ta. Đây là quá trình thể hiện sự gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân, là nền tảng quan trọng để nâng cao chất lượng văn bản pháp luật tối cao của quốc gia, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng.

    Chi tiết Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013; Bản thuyết minh về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013; Bản so sánh các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung đề nghị xem tại đây:

    Chi tiết Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

  • Tác giả: Nguyễn Nam
  • Các tin bài khác:
  • Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca vang mãi
    30 năm Hội Người cao tuổi Việt Nam: Vững vàng “cây cao bóng cả”, lan tỏa phong trào “Tuổi cao – Gương sáng”
    Tổng kết 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Điện Biên: Nền tảng vững chắc cho giai đoạn tiếp theo
    KHỐI DÂN VẬN, MTTQ VÀ CÁC ĐOÀN THỂ HUYỆN ĐIỆN BIÊN THĂM, TẶNG QUÀ CHIẾN SỸ MỚI TẠI TRUNG ĐOÀN 82, SƯ ĐOÀN 355
    PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ – VÌ MỘT TƯƠNG LAI KHÔNG KHÓI THUỐC
    Kết luận số 105-KL/TW của Bộ Chính trị - Tăng cường kiểm soát kê khai tài sản: Giải pháp then chốt trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
    ĐẨY MẠNH PHÒNG NGỪA, PHÁT HIỆN VÀ NGĂN CHẶN VI PHẠM CỦA TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ ĐẢNG VIÊN
    PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM – BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
    Kết luận số 137-KL/TW: Quyết tâm sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả”
    CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – LÃNH TỤ THIÊN TÀI CỦA ĐẢNG VÀ NHÂN DÂN TA
    2171-2180 of 2190<  ...  210  211  212  213  214  215  216  217  218  219  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: