Với sự năng động, nhạy bén cùng ý nghĩ làm giàu bằng chính sức lao động của mình, chàng thanh niên Lò Văn Chính người dân tộc Thái ở bản Nà Tấu 4 xã Nà Tấu huyện Điện Biên, đã từng bước thể hiện khát vọng làm giàu bằng mô hình trang trại tổng hợp trồng rau sạch, các loại cây ăn quả kết hợp nuôi cá thịt, trong tương lai không xa mô hình trang trại tổng hợp của chàng thanh niên trẻ này hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới năm 2011. Đảng ủy chính quyền xã Pom Lót đề ra chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với tăng năng xuất, chất lượng nông sản, đưa những giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất nhằm xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho nhân dân.
Những năm qua, cấp ủy chính quyền xã Pá Khoang huyện Điện Biên xác định: Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày, đây được xem là hướng thoát nghèo cho nhân dân.
Ngày 26/5, xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên tổ chức Lễ công bố đạt chuẩn nông thôn mới. Về dự Lễ công bố có sự tham dự của các đồng chí Lãnh đạo tỉnh; huyện Điện Biên.
Sáng ngày 19/5, Hưởng ứng lời kêu gọi của Huyện ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ huyện Điện Biên phát động quyên góp, ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2017 – 2020.
Những năm qua, Hội nông dân Thanh Nưa đã không ngừng đổi mới hình thức, nội dung hoạt động, phát động các phong trào thi đua tham gia lao động sản xuất kinh doanh giỏi, xóa đói giảm nghèo, Nhờ vậy, nông dân các dân tộc trong xã từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Mặc dù có điều kiện thuận lợi hơn các địa phương khác trong tỉnh, song triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 - 2015 trên địa bàn huyện Điện Biên vẫn còn gặp không ít khó khăn. Nhưng được sự giúp đỡ của các cấp các ngành các tổ chức xã hội và lỗ lực của toàn huyện, nhất là sự đồng thuận, cùng chung sức của người dân nông thôn, đã tạo lên sức mạnh tổng hợp để huyện Điện Biên vững bước trên con đường xây dựng nông thôn mới.
Học hỏi kinh nghiệm từ xã bạn Thanh Chăn trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, xã Thanh An rất chú trọng tới công tác tuyên truyền giúp người dân hiểu và nhận thức đúng đắn về mục đích, ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của chương trình. Khi đã nắm rõ về những chủ trương của Đảng, Nhà nước và nhận thức được vai trò chủ thể của mình trong quá trình xây dựng nông thôn mới, người dân trong xã đã hoàn toàn đồng thuận cùng các cấp chính quyền tham gia thực hiện chương trình.
Tuy có khá nhiều thuận lợi so với các địa phương khác ở trong tỉnh, trong huyện do nằm trong vùng lòng chảo địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, sản xuất nông nghiệp thuận lợi, nhưng cơ sở hạ tầng của xã Thanh Hưng còn thiếu và chưa đồng bộ. Bởi vậy khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, khâu đầu tiên xã Thanh Hưng chú trọng là xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng.
Sau gần 2 năm thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới tại xã Thanh Yên giai đoạn 2011- 2015 tầm nhìn đến năm 2020. Dưới sự chỉ đạo của tỉnh của huyện và sự lỗ lực của toàn xã, đến nay công tác triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới của xã đã đạt được những kết quả bước đầu. Qua tuyên truyền, Đảng ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong xã đã tạo sự đồng thuận và nhất trí cao mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.