Ngày 30/11/2022, tại trường TH&THCS xã Pa ThơmĐoàn khảo sát Hội đồng dân tộc Quốc hội khóa XV làm việc với UBND huyện Điện Biên. Dự buổi làm việc có Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm- Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội khóa XV, Bà Bà Trần Thị Hoa Ry- Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội khóa XV cùng các thành viên trong đoàn công tác; Ông Phạm Đức Toàn- UVBTV Tỉnh ủy- Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Điên Biên, Ông Nguyễn Văn Đoạt- Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Ông Bùi Xuân Trường- Phó Bí thư thường trực Huyện ủy; Ông Lò Minh Hải- UVBTV, Phó Chủ tịch HĐND huyện; Ông Nông Quang Thắng- UVBTV huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện, Ông Đặng Quang Huy- Huyện ủy viên, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng Lãnh đạo UBND xã Pa Thơm, cán bộ quản lý, giáo viên trường TH&THCS xã Pa Thơm.
Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm- Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội khóa XV nêu nội dung làm việc
Thay mặt UBND huyện Ông Nông Quang Thắng- UVBTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện báo cáo Tình hình triển khai, kết quả thực hiện một số chính sách giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, theo đó Điện Biên là huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Tây - Nam tỉnh Điện Biên, có diện tích tự nhiên 139.626,7 ha; dân số trên 100 nghìn người, gồm 11 dân tộc, có 21 đơn vị hành chính cấp xã. Toàn huyện có 70 trường và 01 Trung tâm GDNN-GDTX với 984 lớp, 27.845 học sinh, trong đó Mầm non 26 trường 7278 học sinh, Tiểu học 22 trường 10003 học sinh; THCS 17 trường 6750 học sinh, THPT có 05 trường với 93 lớp 3814 học sinh, có 63/70 trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 90%, trường được kiểm định chất lượng giáo dục 59/70 trường đạt tỷ lệ 84,3%. toàn huyện có 14 trường có học sinh ở bán trú với tổng số 2706 học sinh ở bán trú (trong đó có 8 trường PTDTBT với 1480 học sinh ở bán trú, TH: 06 trường bán trú 786 học sinh, THCS có 02 trường bán 694 học sinh)
Huyện Điện Biên luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Điện Biên, sự phối hợp tích cực của các Sở, Ban, Ngành; Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 đã được cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục tạo thuận lợi để ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục thực hiện một số chính sách giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân các dân tộc trong huyện đồng thuận với chính sách giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Bên cạnh nhưng thuận lợi, huyện còn gặp nhiều khó khăn, địa bàn huyện rộng, giao thông đi lại không thuận lợi, nhất là đến các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, dân cư sống phân bố không đồng đều, xa trường học, xa trung tâm xã, ở xã biên giới và xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo (8,82%), hộ cận nghèo (10,79%) còn cao, trình độ dân trí không đồng đều,nhiều nơi vẫn còn tồn tại một số phong tục, tập quán lạc hậu, tình trạng di cư tự do đã ảnh hưởng đến việc huy động học sinh.Cơ sở vật chất tuy đã được quan tâm đầu tư xây dựng song vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ. Một số điểm trường chưa có điện lưới quốc gia ảnh hưởng đến việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 và ứng dụng cộng nghệ thông tin trong dạy học. Diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp đã tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, trong đó có công tác giáo dục và đào tạo….
Bà Trần Thị Hoa Ry- Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội khóa XV điều hành nội dung làm việc
Bà Trần Thị Hoa Ry- Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội khóa XV điều hành nội dung làm việc trao đổi về những nội dung theo đề cương của Đoàn giám sát, Bà đánh giá rất cao về công tác chuẩn bị báo cáo theo các nội dung yêu cầu của đoàn giám sát cũng như các nội dung trao đổi, trả lời của UBND huyện Điện Biên, Phòng Giáo dục và Đào tạo, trường TH&THCS xã Pa Thơm về các vấn đề Đoàn quan tâm…
Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm- Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội khóa XV, Bà Trần Thị Hoa Ry- Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội khóa XV tặng quà cho học sinh trường TH&THCS xã Pa Thơm
Kết thúc buổi làm việc Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm- Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội khóa XV một lần nữa đánh giá sự chuẩn bị chu đáo các nội dung theo các lĩnh vực Đoàn khảo sát Hội đồng dân tộc Quốc Hội khóa XV yêu cầu, Ông đề nghị các cấp ủy chính quyền các cấp tiếp tục quan tâm đến chế độ chính sách cho con em nhân dân các dân tộc, công tác xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học, quan tâm đến trẻ em gái người dân tộc thiểu số, công tác tăng cường tiếng Việt, chuyển đổi số, công tác dân số, công tác phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS, không học THPT…
Việc thực hiện đề án tại huyện Điện Biên đã đạt được kết quả khá quan trọng trong giai đoạn 2016-2020, khẳng định được tính hiệu quả khi triển khai giai đoạn I như : Tỉ lệ huy động học sinh ra lớp ngày một tăng, học liệu, đồ dùng đồ chơi được bổ sung, tăng cường. Năng lực chuyên môn của đội ngũ được nâng lên rõ rệt đáp ứng đổi mới chương trình GDPT 2018. Chế độ chính sách được quan tâm kịp thời và đảm bảo đúng quy định. Huyện đã tích cực huy động nguồn lực mạnh mẽ cùng chung tay hỗ trợ thực hiện đề án trên địa bàn./.
CHƯƠNG TRÌNH TRAO HỌC BỔNG “VÌ EM HIẾU HỌC” NĂM HỌC 2020- 2021 | |