Tại sao cần phải thực hiện việc cấp, quản lý đối với các trường hợp người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh song tại Việt Nam?
Thực tế hiện nay ở nước ta có khoảng 31.117 trường hợp người gốc Việt Nam không xác định được quốc tịch (trong đó, có 775 trường hợp là con lai giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài chưa xác định được quốc tịch tập trung tại Gia Lai, Bạc Liêu, Vĩnh Long...; 10.650 trường hợp người không xác định được quốc tịch, chưa được đăng ký cư trú tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Bình Dương, Đồng Nai...; 16.161 trường hợp người không có giấy tờ tùy thân tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Đồng Nai, Bình Dương...).
Trong quá trình xây dựng Luật Căn cước, Bộ Công an đã rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thấy rằng Luật Quốc tịch, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam có quy định về người nước ngoài và công dân Việt Nam; trong đó, tập trung quy định về việc công nhận, xác định quốc tịch, quản lý cư trú (cấp thẻ thường trú, tạm trú...). Tuy nhiên, các luật này đều không điều chỉnh, quy định về quản lý căn cước đổi với người gốc Việt Nam. Trong khi đó, thực tiễn cho thấy tại nước ta có một bộ phận không nhỏ người gốc Việt Nam đang sinh sông tại Việt Nam do nhiêu nguyên nhân khác nhau liên quan đến lịch sử, chiến tranh, di cư... mà họ và các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyên địa phương đêu không có thông tin hoặc bât cứ giây tờ nào chứng minh vê nhân thân, lai lịch (những người này đêu không đủ điều kiện được cấp thẻ thường trú, tạm trú theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; không thê thực hiện khám chữa bệnh, ký hợp đông lao động, nhập học hoặc tham gia giao dịch dân sự cần chứng minh thông tin nhân thân...) nên để giải quyết tình trạng này, Bộ Công an đã đề nghị cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam; việc quản lý căn cước đối với người gốc Việt Nam tại dự án Luật là cần thiết và phù hợp; nội dung này không trái với quy định của Luật Quốc tịch và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Nội dung quản lỷ về căn cước đối với người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp giấy chứng nhận căn cước bao gồm những nội dung gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Căn cước thì nội dung quản lý về càn cước đối với người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp giấy chứng nhận căn cước bao gồm:
- Thu thập thông tin về căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch;
- Cập nhật, điều chỉnh, khai thác, sử dụng thông tin về căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đã được thu thập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước;
- Xác lập số định danh cá nhân cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch;
- Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi, giữ, trả lại giấy chứng nhận căn cước.
Lợi ích khi triển khai, thực hiện việc thu thập, cập nhật thông tin về người gốc Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước?
Việc thu thập, cập nhật thông tin về người gốc Việt Nam là người không quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước giúp quản lý chặt chẽ hơn đối với những người này; các cơ quan nhà nước không phải thực hiện các hoạt động điều tra, thu thập thông tin của công dân và người gốc Việt Nam một cách đơn lè trong hoạt động quản lý nhà nước như xây dựng chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển có sử dụng thông tin cá nhân để phân tích, đánh giá, dự báo; giảm nhân lực và đầu mối cần bố trí để quản lý thông tin cá nhân.
Trong quá trình thu thập thông tin về người gốc Việt Nam, cơ quan Công an phải phối hợp với các cơ quan có liên quan để kiểm tra, rà soát và xác minh rât kỹ lưỡng trước khi thu thập, cập nhật thông tin của họ vào cơ sờ dữ liệu đê quản lý; các bộ, ngành, địa phương được khai thác, sử dụng các thông tin này để phục vụ yêu câu quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong quá trình khai thác, sử dụng các thông tin này khi có biến động về thông tin hoặc điều chỉnh thồng tin của cơ quan có thẩm quyền thì Bộ Công an sẽ thu thập, kiểm tra và điều chỉnh cho phù hợp. Chính sách này sẽ tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà nước được chặt chẽ; đồng thời, tạo thuận lợi trong việc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ và giải quyết chế độ chính sách cho người gốc Việt Nam là người không quốc tịch đang sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam. Trường hợp người gốc Việt Nam không được thu thập thông tin, dữ liệu và quản lý mà vi phạm pháp luật thì cơ quan nhà nước sẽ không có thông tin để tra cứu, xác minh, nhât là thông tin sinh trăc học về vân tay, ảnh chân dung, gây khó khăn cho việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
TUYÊN TRUYỀN CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DÂN CƯ | |