• Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • CÁCH NÓI, CÁCH VIẾT TRONG TUYÊN TRUYỀN THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
  • Thời gian đăng: 27/10/2017 09:11:49 AM
  • Tuyên truyền là nghệ thuật chinh phục con người. Để có thể giành được trái tim, khối óc quần chúng nhân dân thì tuyên truyền phải chính xác, khoa học, thiết thực và phù hợp với thực tiễn. Người tuyên truyền phải hiểu được tâm trạng, nhu cầu, nguyện vọng của quần chúng đồng thời đánh giá nhận biết khả năng, trình độ của họ để từ đó xác định được nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền.

  • Người làm công tác tuyên truyền cần xác định rõ mục đích, nhiệm vụ và yêu cầu của tuyên truyền, mỗi câu nói, chữ viết phải tỏ rõ được tư tưởng, nguyện vọng của quần chúng nhân dân để sao cho quần chúng hiểu được, phải nắm chắc trình độ văn hoá, thói quen sinh hoạt, nhu cầu thiết thực của quần chúng. Dùng những lời lẽ giản đơn, gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm theo.

    Tuyên truyền không chỉ bằng lời nói đơn thuần, mục đích cao nhất của tuyên truyền chính là hiện thực cuộc sống, nội dung tuyên truyền sẽ có sức thuyết phục mạnh mẽ với quần chúng nhân dân khi nó xuất phát từ cuộc sống và được chứng minh bằng thực tế, vì thế phải: “Lấy gương người tốt có thật trong quần chúng và cán bộ đảng viên mà tuyên truyền, giáo dục lẫn nhau”.

    Công tác tuyên truyền là khâu quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, góp phần đắc lực trong việc định hướng, động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân và toàn quân vượt mọi khó khăn, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn. Trước yêu cầu mới đang đặt ra cho công tác tuyên truyền những đòi hỏi nặng nề hơn thì việc nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về cách nói, cách viết trong tuyên truyền sẽ là biện pháp thiết thực nhằm nâng cao bản lĩnh, trình độ, kỹ năng bảo đảm cho công tác tuyên truyền trong sự nghiệp cách mạng hiện nay.

  • Tác giả: Nghiêm Khắc Tiệp - Ban CHQS huyện Điện Biên
  • 391-400 of 2081<  ...  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  ...  >