• Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Cần khai thác thế mạnh của Bản du lịch văn hóa cộng đồng
  • Thời gian đăng: 03/08/2016 09:35:53 AM
  • Thưa quí vị và các bạn!

    Du lịch bản văn hóa cộng đồng là một trong những loại hình du lịch đang thu hút khá nhiều Du khách. Bởi đến với loại hình du lịch này, Du khách không những được tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo của cư dân bản địa mà còn trực tiếp được tham gia vào các hoạt động cộng đồng, phong tục tập quán các lễ hội. Hiện nay, huyện Điện Biên có 6 bản thực hiện theo đề án tổ chức xây dựng bản văn hóa cộng đồng, nhưng trong thực tế địa phương và người dân vẫn chưa khai thác được thế mạnh của loại hình cộng đồng làm du lịch. Phóng sự sau sẽ đề cập vấn đề này:

  • Huyện Điện Biên là một vùng đất với nhiều nét văn hóa độc đáo, đặc trưng. Đó là hệ thống các di tích với sở chỉ huy của chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa, Thành Bản Phủ với đền thờ Hoàng Công Chất là di tích lịch sử thờ phụng người Anh Hùng Áo Vải và các thủ lĩnh nghĩa quân đã có công đánh đuổi giặc Phẻ giữ bình yên cho bản mường. Trên địa bàn Huyện còn có hồ Pa Khoang, Động Pa Thơm và suối khoáng nóng U Va... Ngoài ra, nơi đây còn được biết đến với các bản làng văn hóa dân tộc, với những kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú cùng với những đồ dùng, vật dụng gắn liền với đời sống lao động sản xuất, nghề truyền thống và những sinh hoạt văn hóa đặc trưng. Hay còn là những câu chuyện dân gian, những giai thoại gắn liền địa danh, nhân vật cụ thể ở mỗi địa phương, những món ăn đặc sản chỉ có ở từng vùng đất. Toàn Tỉnh hiện có 8 bản thực hiện đề án xây dựng bản văn hóa du lịch cộng đồng thì ở huyện Điện Biên hiện có 6 bản văn hóa du lịch. Hàng tháng các bản văn hóa du lịch của Huyện trung bình đón từ 10 – 15 lượt Du khách. 

     Nằm cách thành phố Điện Biên Phủ hơn 3 km về phía bắc, bản Mển xã Thanh Nưa có hơn 110 hộ dân với khoảng 500 nhân khẩu đều là người dân tộc Thái đen, trong đó có 6 hộ làm du lịch cộng đồng. Nhìn từ xa, bản Mển đẹp như một bức tranh với lưng tựa núi, mặt hướng ra cánh đồng rộng mênh mông. Nổi bật trên nền xanh của cây cối và bầu trời là những nếp nhà sàn nhỏ xinh còn giữ nguyên nét truyền thống. Đến với bản Mển, ngoài dịp chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên đặc trưng vùng Tây Bắc, Du khách còn có cơ hội trải nghiệm các hoạt động hàng ngày cùng dân bản như: chế biến các món ăn truyền thống; chăm sóc gia súc, gia cầm; lên rừng lấy củi; xuống suối bắt cá; dệt, thêu thổ cẩm hay tham gia các hoạt động văn nghệ cộng đồng. Bản Mển đã thành lập một tổ ẩm thực hơn 10 người có kinh nghiệm trong việc chế biến các món ăn địa phương và một đội văn nghệ gồm 20 người chuyên biểu diễn các bài hát, điệu múa truyền thống phục vụ Du khách. Đặc biệt đến đây, Du khách sẽ được chính trưởng bản: Quàng văn Thương dẫn đi thăm quan và tìm hiểu một số phong tục, tập quán độc đáo của đồng bào dân tộc Thái bản địa. Nhờ những nỗ lực không ngừng, những năm vừa qua, bản Mển liên tục đạt danh hiệu bản văn hoá cấp Tỉnh, đồng thời là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế.  Ông Vi Văn Ngọt bí thư chi bộ bản nói:

    T/Đ: Cách làm du lịch của bản chúng tôi nó khác với các bản khác của huyện ĐB và thành phố ĐBP, là chúng tôi tập chung vào một mối. Bí thư trưởng bản làm ban lãnh đạo chịu trách nhiệm chung hết. Sở, ngành đến đặt cơm để tổ chức văn hóa ẩm thực, chúng tôi nhận sau đó cử người làm trả công cho người đó trực tiếp. Văn nghệ thì có mức của nó rồi, sau khi tổ chức văn nghệ chia đều cho chị em trong đội múa hát, văn hóa ẩm thực còn bao nhiêu bổ sung vào quỹ bản. Chương trình văn hóa du lịch cộng đồng nằm trong chương trình xóa đói giảm nghèo, mọi người cùng hưởng, mọi người cùng có công ăn việc làm, chúng tôi lấy uy tín làm đầu, mỗi năm gần 200 đoàn khách người ta đến với bản.

    Ở các bản văn hóa du lịch khác như: Bản Ten xã Thanh Xương, Bản Co Mị xã Thanh Chăn, bản Pe Luông xã Thanh Luông và bản UVa xã Noong Luống: thì từ khi được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư đưa mô hình du lịch cộng đồng vào cuộc sống, các bản này đã được đầu tư xây dựng khang trang hơn. Một số người dân ngoài thời gian lao động sản xuất vẫn có thêm thu nhập từ việc tổ chức các hoạt động phục vụ du lịch ngay trong bản. Mặc dù mô hình du lịch cộng đồng được áp dụng nhưng thực sự chưa mang lại hiệu quả tương xứng với tiềm năng du lịch của các bản. Bản Ten hiện có 92 hộ với gần 400 dân, đến nay mới chỉ có 3 hộ gia đình tham gia vào mô hình du lịch cộng đồng. Hàng năm bản đón và phục vụ được 1.500 lượt khách Du lịch với trên 40 lượt Du khách quốc tế. Tiềm năng du lịch ở bản Ten rất lớn, nhưng sản phẩm du lịch chưa phong phú. Nguyên nhân lớn nhất là do thiếu vốn đầu tư các công trình, tuyến điểm du lịch, chưa huy động được các doanh nghiệp đầu tư, kết hợp khai thác. Mặc dù không được các công ty du lịch đầu tư nhưng gia đình chị Cà Thị Dinh một trong 3 hộ gia đình trong bản tham gia vào mô hình du lịch cộng đồng đã tự vay vốn sửa nhà cửa xây dựng công trình phục vụ khách. Ngôi nhà sàn của gia đình chị khá thoáng mát xung quanh nhà những dụng cụ lao động sản xuất được bài trí đẹp mắt để Du khách vừa được thưởng thức những món ăn dân tộc như: Thịt băm gói lá nướng, thịt xiên,.. vừa có thể chiêm ngưỡng những dụng cụ lao động gắn liền với cuộc sống của người dân. Chị Dinh tâm sự:

    T/ĐCũng muốn phát triển làm thế nào để khách đến đông để tạo điều kiện thu nhập cho gia đình và cũng cho bản văn hóa của mình thu nhập. Món phục vụ Du khách của mình toàn là đồ nướng như thịt băm gói lá, cá nước, xiên nướng, sôi còn rượu thì mem rượu lá rừng. Mong muốn để tôn tạo lại bản sắc văn hóa của dân tộc Thái của mình giữ gìn lại bản sắc văn hóa làm thế nào để  đón khách Du lịch nhiều hơn nữa.

    Tuy nhiên không phải người dân nào cũng nhìn thấy lợi ích và mạnh dạn đầu tư làm du lịch như chị Dinh. Đây cũng là một trong những khó khăn trong việc xây dựng, đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ cho du lịch. Ngay hoạt động cộng đồng dễ huy động, dễ tổ chức nhất là biểu diễn văn nghệ phục vụ cũng khá khó khăn và chưa thực sự phát huy hiệu quả trong việc thu hút Du khách.

    Hiện nay mỗi bản văn hóa du lịch đều thành lập lên một đội văn nghệ từ 15 đến 20 người, các thành viên trong đội văn nghệ chủ yếu giao lưu văn hóa, văn nghệ hay tham gia các lễ hội truyền thống và văn hóa ẩm thực để phục vụ các đoàn khách du lịch khi có nhu cầu thưởng thức. Người dân tham gia trực tiếp có thu nhập bình quân từ 30- 50 nghìn đồng trên 1 lần biểu diễn, mức thù lao này chỉ mang tính khích lệ và chưa thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Chị Vương Thị Lướt: Trưởng ban văn nghệ bản Ten tâm sự:

    T/Đ: Đội văn nghệ bây giờ dựng nói chung là theo sinh hoạt của dân thực tế hoạt động hàng ngày của dân mà mình dựng. ví dụ như ở đây dân tộc Thái thường thường hay giã gạo, xảy gạo cái thứ 2 là đi làm nương thì người dân đi gặt lúa hoặc là đi lên nương về đi ra suối tắm, tự mình khai thác ra, còn nói về cái mặt khó khăn của đội văn nghệ thì bồi dưỡng của diễn viên quá ít ỏi.

    Từ thực tế trên cho thấy công tác bảo tồn và phát triển các thế mạnh về du lịch cộng đồng của huyện hiện đang gặp nhiều khó khăn. Đối với văn hóa vật thể do nguồn kinh phí cho bảo tồn tái tạo lại còn thấp, việc xã hội hóa cho loại hình này chưa nhiều trong khi kinh tế của huyện chưa phát triển, đối với văn hóa phi vật thể trong đồng bào các dân tộc Thái thì đang bị mất dần do tác động của đô thị hóa, môi trường sống của các làng, bản thay đổi theo thời gian. Nói về vấn đề này Bµ Phạm Minh Châu - Phó phòng văn hóa thông tin Huyện cho biết:

    T/Đ:  bây giờ người dân gần như tự phát trong các hoạt động và tổ chức thực hiện chứ chưa mang tính đầu tư của nhà nước. Riêng phòng văn hóa đã tham mưu với UBND huyện, nhưng huyện vẫn còn nhiều khó khăn. Hiện nay sự đầu tư phải trông chờ nguồn đầu tư hỗ trợ của nhà nước chứ các kênh như doanh nghiệp các tổ chức xã hội thì cũng chưa vận động được.

    Có thể khảng định, du lịch bản văn hóa cộng đồng ở Điện Biên mới chỉ ở tiềm năng. Còn các tua du lịch, chương trình quảng bá hình ảnh du lịch đến với khách tham quan thì hầu như chưa có, mà chủ yếu Du khách đến với các bản văn hóa du lịch là do tự phát và tự tìm hiểu. Qua Thăm các bản văn hóa du lịch ở Điện Biên chúng tôi cảm nhận thấy rõ sự trăn trở của người dân khi muốn làm giàu bằng loại hình kinh tế mới, bên cạnh thu nhập từ cây lúa, cây ngô, cây sắn. Điện Biên đang rất cần một sự bứt phá để đánh thức được tiềm năng kinh tế du lịch trên mảnh đất và con người giàu truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa này.

  • Tác giả: Lưu Hồng Sinh
  • SƠ KẾT THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “VẬN ĐỘNG HỖ TRỢ LÀM NHÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT CHO HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO HUYỆN ĐIỆN BIÊN HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (07/5/1954-07/5/2024)”
    NHCSXH HUYỆN ĐIỆN BIÊN TẬP TRUNG TOÀN LỰC GIẢI NGÂN VỐN VAY THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 11/NQ-CP
    Phát huy vai trò của các cấp hội, đoàn thể nhận ủy thác trong việc thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn huyện
    1691-1700 of 2088<  ...  165  166  167  168  169  170  171  172  173  174  ...  >