• Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng
  • Thời gian đăng: 03/08/2023 10:02:46 AM
  • Thời gian gần đây, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật có sử dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Điện Biên diễn biến phức tạp, khó lường, gây thiệt hại lớn về tài sản cho nhân dân từ vài triệu đến hàng tỷ đồng với các đối tượng hướng đến không chỉ là những người có thu nhập thấp, thất nghiệp,... mà cả những người có trình độ, công việc ổn định cũng bị các đối tượng lôi kéo, lừa đảo; gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, tình hình an ninh, trật tự; gây bức xúc trong dư luận xã hội. Trong đó nổi lên là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, các đối tưng sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi, xảo quyệt như chiếm quyền sử dụng các tài khoản mạng xã hội (Facebook, zalo...), mạo danh người thân mượn tiền giải quyết việc gấp; giả danh cơ quan thực thi pháp luật, cán bộ cơ quan nhà nước, nhân viên ngân hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng của các nhà mạng để thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; kêu gọi đầu tư kinh doanh đa cấp, tiền ảo, thiết lập các trang mạng ngân hàng giả mạo đ ly dữ liệu thông tin khách hàng; hay gần đây nhất là thủ đoạn lợi dụng công nghệ Deep fake (“Deepfake ” là công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra các sảnphâm công nghệ âm thanh, hình ảnh và video làm giả đoi tượng ngoài đời thực với độ chỉnh xác rất cao) làm giả cuộc gọi video nhằm chiếm đoạt tài sản.

    *Các hình thức lừa đảo qua mạng hiện nay để người dân cảnh giác:

    1. Giả danh cơ quan công an, Viện kiểm sát, Tòa án: Các đối tượng giả danh các cơ quan trên đế gọi điện hăm dọa và sử dụng các chiêu trò lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.

    2. Rao bán hàng giả, hàng nhái trên các sàn thương mại điện tử: Các đối tượng đăng tải quảng cáo mời chào người tiêu dùng mua hàng giả, hàng kém chất lượng không rõ nguồn gốc trên các sàn thương mại điện tử.

    3. Đánh cắp thông tin CCCD đi vay nợ tín dụng: Các đối tượng bẫy người dùng Internet khai báo thông tin CCCD trên các mẫu khảo sát. Từ đó sử dụng thông tin cá nhân đã đánh cắp để vay tín dụng.

    4. Chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng: Các đối tượng lừa là chuyển nhầm vào tài khoản ngân hàng và giả danh người thu hồi nợ yêu cầu nạn nhân trả lại số tiền đã chuyển nhầm.

    5. Dịch vụ lấy lại tiền khi bị lừa: Các đối tượng giả danh nhân vật có uy tín, sức ảnh hưởng liên hệ cung cấp dịch vụ lấy lại tiền đã mất cho nạn nhân. Yêu cầu nạn nhân thanh toán trước hoặc cung cấp thông tin cá nhân.

    6. Đánh cap Telegram OTP: Các đối tượng lập tài khoản Telegram giả danh các cơ quan, tổ chức. Gửi tin nhắn yêu cầu xác thực tài khoản cho nạn nhân nhằm chiếm đoạt mã OTP để truy cập tài khoản của họ.

    7. Tung tin giả về cuộc gọi mất tiền FlashAI: Các đối tượng gọi điện thông báo tin giả, hướng dẫn phòng tránh cuộc gọi mất tiền FlashAI. Nạn nhân làm theo hướng dẫn sẽ bị chiếm đoạt thông tin cá nhân.

    8. Dịch vụ lấy lại tài khoản Facebook: Các đối tượng tạo trang Web quảng cáo dịch vụ lấy lại tài khoản Facebook. Sau đó yêu cầu nạn nhân cung cấp tiền cọc, thông tin cá nhân.

    9. Rải link Phishing, Seeding, quảng cáo bẩn trên MXH: Các đối tượng tạo trang Web giả mạo ngân hàng hoặc dịch vụ trực tuyến với mục địch thu thập thông tin cá nhân người dùng Internet.

    10. Cho số đánh đề: Các đối tượng chiêu dụ người dùng chơi đề và yêu cầu nạn nhân trả tiền hoa hồng.

    11. Bẫy tình cảm, đầu tư tài chính, gửi bưu điện, trúng thưởng: Các đối tượng thông qua các mạng xã hội và ứng dụng hẹn hò tiếp cận người dùng, lợi dụng tình cảm nạn nhân lừa chuyển tiền, kêu gọi đầu tư tài chính.

    12. “Combo du lịch giá rẻ”: Các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền bạc, thông tin cá nhân qua các hình thức bẫy mua dịch vụ trọn gói.

    13. Cuộc gọi video DEEPFAKE, DEEPVOICE: Các đối tượng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra những video hoặc hình ảnh giả, sao chép chân dung nhằm tạo ra các đoạn video giả người thân, bạn bè để thực hiện các cuộc gọi lừa đảo trực tuyến.

    14. Giả làm biên lai chuyến tiền thành công: Các đối tượng lừa nạn nhân mua hàng số lượng lớn trên mạng xã hội. Làm giả biên lai chuyển tiền thành công bằng phần mềm.

    15. Giả làm nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu: Các đối tượng gọi điện thoại thông báo người thân đang nằm cấp cứu trong bệnh viện, yêu cầu chuyển tiền mổ gấp.

    16. Tuyển người mẫu nhí: Các đối tượng lợi dụng mạng xã hội tiếp cận dụ dỗ các bậc phụ huynh có con trẻ đăng ký người mẫu nhí. Sau đó yêu cầu nạn nhân đóng nhiều loại phí.

    17. Thông báo “khóa sim” vì chưa chuẩn hóa thuê bao: Các đối tượng gọi điện thoại thông báo khóa dịch vụ viễn thông. Khi nạn nhân làm theo hướng dẫn sẽ mất thông tin cá nhân.

    18. Giả danh công ty tài chính: Các đối tượng cung cấp khoản vay tiền với lãi xuất thấp, thủ tục đơn giản. Yêu cầu nạn nhân đóng phí thủ tục rồi chiếm đoạt.

    19. Cài cắm ứng dụng, Link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen: Các đối tượng gài bẫy quảng cáo, ứng dụng cho vay. Nạn nhân sau khi cài đặt ứng dụng và cấp quyền cho ứng dụng truy cập trên điện thoại sẽ bị kẻ gian chiếm đoạt thông tin cá nhân.

    20. Giả mạo trang thông tin điện tử, cơ quan, doanh nghiệp: Các đối tượng tạo trang Web giả mạo có giao diện giống với trang Web của các cơ quan, doanh nghiệp. Khi người dùng khai báo thông tin trên Web sẽ bị đánh cắp thông tin cá nhân.

    21. Giả mạo SMS BRANDNAME, phát tán tin nhắn giả mạo: Các đối tượng sử dụng trạm phát sóng BTS giả mạo để gửi hàng loạt tin nhắn lừa đảo tới người dùng. Khi nạn nhân làm theo hướng dẫn từ tin nhắn sẽ bị đánh cắp thông tin cá nhân.

    22. Lừa đảo đầu tư chúng khoán, tiền ảo, đa cấp: Các đối tượng gửi Link thanh toán trực tuyến tham gia sàn giao dịch ảo, yêu cầu nạn nhân gửi tiền cọc rồi chiếm đoạt.

    23. Lừa đảo tuyển cộng tác viên online: Các đối tượng giả tuyển cộng tác viên “việc nhẹ lương cao” trên các sàn thương mại điện tử Tiki, Shopee, Lazada và các thương hiệu, công ty lớn sau đó lừa nạn nhân đóng tiền phí đế chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.

    24. Đánh cắp tài khoản MXH, nhắn tin lừa đảo: Các đối tượng chiếm quyền đăng nhập vào tài khoản Facebook, Zalo nhắn tin cho bạn bè, người thân hỏi vay tiền.

    * Khẩu hiệu “4 không, 2 phải” người dân cần thực hiện:

    - “4 không” là:

    1. Không sợ (không hoảng sợ khi nhận được điện thoại, tin nhắn, các thông tin mà người lạ mặt gửi đến có nội dung xấu liên quan đến cá nhân và người thân);

    2. Không tham (khi có người lạ gọi điện hoặc gửi tin nhắn thông báo được trúng thưởng hoặc nhận được khoản tiền lớn không rõ nguồn gốc thì không được tin lời các đối tượng);

    3. Không kết bạn với người lạ (khi có người lạ mặt trên mạng xã hội kết bạn làm quen không rõ là ai, mục đích thì không nên kết bạn, bắt chuyện, nhất là không được cung cấp các thông tin cá nhân để đối tượng thể lợi dụng);

    4. Không làm (khi các cá nhân không quen biết yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, cung cấp OTP hoặc yêu cầu chuyển tiền hay làm một số việc thì tuyệt đôi không được làm theo).

    - “2 phải” là:

    1. Phải thường xuyên cảnh giác (chủ động bảo mật các thông tin cá nhân, nhất là các thông tin quan trọng như: Thông tin thẻ căn cước công dân; thông tin tài khoản ngân hàng; thông tin tài khoản mạng xã hội...);

    2. Phải tố giác ngay với cơ quan pháp luật khi có nghi ngờ (khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn hoặc các nội dung nghi ngờ là hoạt động lừa đảo hoặc không có cơ sở khăng định nội dung thì các cá nhân phải báo ngay cho cơ quan pháp luật để được hướng dẫn xử lý).

  • Tác giả: Phạm Văn Tuân - Phòng VH&TT huyện
  • 1701-1710 of 2087<  ...  166  167  168  169  170  171  172  173  174  175  ...  >