Học hỏi kinh nghiệm từ xã bạn Thanh Chăn trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, xã Thanh An rất chú trọng tới công tác tuyên truyền giúp người dân hiểu và nhận thức đúng đắn về mục đích, ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của chương trình. Khi đã nắm rõ về những chủ trương của Đảng, Nhà nước và nhận thức được vai trò chủ thể của mình trong quá trình xây dựng nông thôn mới, người dân trong xã đã hoàn toàn đồng thuận cùng các cấp chính quyền tham gia thực hiện chương trình.
Mặc dù có nhiều thuận lợi so với các địa phương khác ở trong tỉnh, trong huyện do nằm trong vùng lòng chảo địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, sản xuất nông nghiệp thuận lợi, nhưng cơ sở hạ tầng của xã còn thiếu và chưa đồng bộ. Bởi vậy khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, xã Thanh An rất chú trọng tới việc ươ tiên vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là ưu tiên vốn là thủy lợi phục vụ cho sản xuất tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Vì thế trong năm 2012 xã đã đầu tư gần 500 triệu đồng để làm thành công 250 mét kênh mương cấp III phục vụ tưới tiêu cho trên 150 ha ruộng lúa 2 vụ của bà con nông dân. Hiểu được việc nâng cấp xây dựng kênh mương nội đồng này có ý nghĩa thiết thực, phục vụ cho sản xuất của chính mình, nên hàng trăm hộ dân trong xã đã cùng nhau ra đồng lạo vét kênh mương để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thi công nâng cấp đúng tiến độ. Đây là công trình hạ tầng đầu tiên thể hiện sự đồng thuận của chính quyền và nhân dân xã Thanh An khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới.
T/Đ: Ông Lò Văn Mấng – Trưởng bản Sáng, xã Thanh An
Ngoài ra xã còn sử dụng các nguồn vốn lồng ghép lên tới gần 800 triệu đồng để nâng cấp sửa chữa các điểm lẻ của trường mầm non và trường tiểu học trên địa bàn tạo điều kiện cho cô trò các trường dậy và học tốt hơn. Cũng bằng nguồn vốn lồng ghép xã còn huy động nhân nhân bản Phiêng Ban làm kè đá để chống sạt lở đường dân sinh thôn bản và xây đập, làm kè suối Phiêng Ban phục vụ tưới tiêu cho cánh đồng 15 ha từ 1 vụ thành 2 vụ trồng trọt.
T/Đ: Ông Phạm Lâm Mười – Phó ban quản lý NTM xã Thanh An
Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, năm 2013 vừa qua xã đã đầu tư gần 70 triệu đồng, nhân dân đóng góp ngày công lao động trị giá gần 40 triệu đồng để sửa chữa và nâng cấp các tuyến đường giao thông liên thôn liên bản và làm mới cây cầu T10 bản Huổi Cánh bắc qua kênh thủy nông nậm rốm.
Bên cạnh việc tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng đạt tiêu chí nông thôn mới, xã Thanh An cũng đã tích cực tuyên truyền, vận động bà con nhân dân tận dụng lợi thế về đất đai và nguồn nước tưới tiêu để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ, nâng cao thu nhập.
Hiện nay xã có gần 1000 ha đất gieo trồng, ngoài đất gieo trồng lúa 2 vụ xã còn gần 200 ha đất đất vườn trồng hoa màu và cây ăn quả. Không bỏ đất trống, các hộ dân có vườn đã tích cực đầu tư cải tạo vườn tạp, trở thành những vườn rau màu, vườn cây ăn quả mùa nào thức ấy.
Trong 3 năm thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới, xã Thanh An đã đầu tư 30 mô hình trồng soài thái với diện tích gần 3ha và trên 100 mô hình nuôi thủy sản với diện tích gần 3 ha mặt nước, đến nay các mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế bước đầu cho các hộ sản xuất.
T/Đ: Phạm Lâm Mười – Phó ban quản lý NTM xã Thanh An
Do chú trọng tới việc phát triển các mô hình sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Nên năm 2011, xã Thanh Hưng còn trên 10% hộ nghèo, đến nay số hộ nghèo của xã đã giảm 3% so với thời điểm bắt đầu xây dựng nông thôn mới.
Phát huy sức mạnh nội lực của xã theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng vững chắc. Qua thời gian thực hiện chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới bộ mặt nông thôn của xã đã có phần khởi sắc. Nhân dân các dân tộc trong xã càng thêm vững tin vào đường lối chủ chương của đảng và sự lãnh đạo của đảng bộ địa phương.
HỘI NÔNG DÂN HUYỆN ĐIỆN BIÊN PHỐI HỢP TẬP HUẤN KIẾN THỨC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, GIAI ĐOẠN 2021 – 2025 | |