• Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Chuyển đổi số tại huyện Điện Biên: “Nền tảng cho phát triển bền vững và toàn diện”
  • Thời gian đăng: 31/12/2024 02:56:20 PM
  • Trong những năm qua, hòa cùng xu thế phát triển của tỉnh và đất nước về chuyển đổi số; trên cơ sở các chủ trương, định hướng phát triển của Đảng, Chính phủ; dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Huyện Điện Biên luôn xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, tất yếu, là một bước đột phá chiến lược, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn chặt với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của huyện trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
  • Thực tiễn cho thấy, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số đã mở ra nhiều cơ hội, song cũng đặt ra không ít thách thức đối với mỗi địa phương, tổ chức và cá nhân; đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội.

    Nhằm giúp cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện nắm vững, nhận thức đúng đắn về chủ trương, ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số trong những năm qua các cấp, các lực lượng trên địa bàn huyện đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú, phù hợp với từng đối tượng; trọng tâm là các chủ trương, nghị quyết, quyết định, chương trình hành động, kế hoạch của Đảng, Chính phủ, của tỉnh, của huyện về chuyển đổi số, các nền tảng số, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, đảm bảo an toàn thông tin, ... qua đó tạo sự chuyển biến, thay đổi tư duy và hành động của mỗi cán bộ, đảng viên, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân tham gia, hưởng ứng, thực hiện chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực đời sống.

    Công cuộc chuyển đổi số trong những năm qua của huyện Điện Biên đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững. Kế thừa và phát huy những kết quả đạt được, năm 2024 với quyết tâm cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành, huyện Điện Biên đã từng bước khắc phục những khó khăn, hạn chế, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số của huyện trên cả ba trụ cột chính: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Từng bước đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, phục vụ của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội dựa trên công nghệ số. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Sử dụng công nghệ số để nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân. Triển khai áp dụng nền tảng số để người dân, doanh nghiệp và tổ chức xã hội tham gia một cách phù hợp vào hoạt động của cơ quan nhà nước, tương tác với cơ quan nhà nước để tăng sự minh bạch, nâng cao chất lượng dịch vụ công hướng tới một nền hành chính phục vụ; nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển nhanh và bền vững.

    Huyện ủy, UBND huyện, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số huyện đã triển khai, ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy quá trình Chuyển đổi số, tạo điều kiện các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh thực hiện chuyển đổi số theo hướng toàn diện, hiệu quả, phù hợp với môi trường số và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số chuyển đổi số, chỉ số cải cách hành chính, chỉ số năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, từng bước hình thành cộng đồng doanh nghiệp số và tích cực mời gọi, thu hút các doanh nghiệp số đầu tư vào huyện. Thường xuyên tổ chức các cuộc họp thường kỳ và đột xuất để kiểm tra, giám sát và định hướng thực hiện nhiệm vụ. Các cơ quan, đơn vị được giao chỉ tiêu rõ ràng, gắn trách nhiệm người đứng đầu trong từng nhiệm vụ cụ thể.

    Cùng với phát triển kinh tế số và xã hội số, chính quyền số được xác định là một trong ba trụ cột ưu tiên hàng đầu của huyện. Các cấp ủy, chính quyền các cấp luôn quan tâm, chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo, thực thi công vụ của công chức, viên chức, phục vụ người dân, doanh nghiệp góp phần cải cách hành chính, hướng đến nền hành chính hiện đại, thông minh. Hệ thống Quản lý văn bản và hồ sơ công việc, chỉ đạo điều hành của huyện được triển khai đến 100% cơ quan, đơn vị, địa phương, được kết nối liên thông với các cấp. 100% văn bản điện tư của cơ quan, đơn vị được trao đổi, liên thông trên môi trường mạng. Tỷ lệ văn bản điện tử có ký số đạt trên 99%; đăng ký cấp tài khoản thư điện tử công vụ cho 100% cán bộ, công chức, viên chức. Hệ thống hội nghị trực tuyến được trang bị, kết nối đến 100% xã; số lượng cuộc họp trực tuyến ngày càng tăng. 100% chế độ báo cáo, thống kê được thực hiện trên Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh; Triển khai kỳ họp không giấy cho các kỳ họp của HĐND huyện; 100% TTHC được thực hiện tiếp nhận và giải quyết trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh.

    Hệ thống hạ tầng số được mở rộng, dịch vụ công nghệ thông tin được triển khai đồng bộ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và doanh nghiệp.Tổng số thuê bao điện thoại di động ước đạt hơn 94.000 thuê bao; 97,8% khu vực dân cư được phủ sóng thông tin di động và 100% trung tâm các xã được cung cấp dịch vụ 4G. Tổng số thuê bao Internet băng rộng cố định đã đạt 16.005 thuê bao, chiếm 62,16% hộ gia đình; thuê bao Internet băng rộng di động đạt 75.827 thuê bao, tương đương 81,56% người sử dụng điện thoại di động. Về bưu chính, huyện hiện có 23 điểm phục vụ bưu chính, bao gồm 01 bưu cục cấp II và 21 điểm bưu điện văn hóa xã, đạt tỷ lệ 100% xã có điểm phục vụ bưu chính. Các điểm này đã được kiên cố và cung cấp đa dịch vụ, góp phần đảm bảo giao thông thông suốt và tiên lợi cho người dân.

    Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong việc sử dụng dữ liệu và công nghệ vào toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Xu hướng số hóa nền kinh tế và các hoạt động xã hội đang diễn ra rất nhanh. Trong bối cảnh phát triển kinh tế số như hiện nay, huyện Điện Biên đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tham gia, thực hiện chuyển đoi số, góp phần hình thành nền kinh tế số trên địa bàn. Triển khai Đề án xác định chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số; kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh.

    Đấy mạnh chuyến đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã; chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho người dân, doanh nghiệp; hướng dẫn gửi/nhận phán ánh, văn bản giữa doanh nghiệp và cơ quan, đơn vị thông qua ứng dụng Điện Biên Smart. Hồ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động chuyển đối sổ, đưa sản phấm lên các sàn thương mại điện tử.

    Hiện nay, trên địa bàn huyện Điện Biên có 200 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có 04 doanh nghiệp công nghệ số; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt 100%; doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận và tham gia Chương trình SMEdx (chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cổng SMEdx https://smedx.mic.gov.vn) đạt tỷ lệ trên 95%. Trong đó, 100% doanh nghiệp trong tổng số 200 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ khai thuê, nộp thuê và hoàn thuê điện tử. Thực hiện giao dịch nhận tờ khai thuế, phí, lệ phí trên địa bàn với các tổ chức, doanh nghiệp qua hệ thống ứng dụng cua ngành thuê; tiêp nhận, xử lý các giao dịch điện tử của người nộp thuê qua các ứng dụng trên Internet.

    Trên địa bàn huyện có 03 Công ty trách nhiệm hữu hạn, 15 Hợp tác xã kinh doanh, sản xuât trong lĩnh vực nông nghiệp. Tổng doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất nông nghiệp được lên sàn thương mại điện tử: 09 cơ sở, số lượng giao dịch trên sàn thương mại điện tử vỏ sò và Postmart trên 300 giao dịch.

    Hạ tầng xã hội số được quan tâm, trên 95% hộ gia đình có địa chỉ số; tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh đạt 80.85%; số người dân trong độ tuổi có khả năng lao động là 61,141; số người dân trong độ tuổi có khả năng lao động có điện thoại thông minh là 57.791; tỷ lệ người dân trong độ tuổi có khả năng lao động có điện thoại thông minh đạt 95%. Hiện tại, trên địa bàn huyện có 90.887 người có tài khoản giao dịch tại các ngân hàng, tài khoản thanh toán điện tử, đạt tỷ lệ 87.05% dân số. Tỷ lệ người dân được tiếp cận, hướng dẫn, đào tạo và sử dụng bình đẳng các dịch vụ thiết yếu (chính quyền số, y tế, giáo dục, thông tin, thương mại điện tử, khoa học công nghệ, tài nguyên môi trường, nông nghiệp) trung bình đạt trên 80%.

    Tỷ lệ người dân được phổ biến và sử dụng ứng dụng Điện Biên Smart, VnelD và các tiện ích (sổ sức khỏe điện tử, lý lịch tư pháp, kiên nghị phản ánh, lưu trú, tạm trú, tích hợp giấy tờ như thẻ Bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe;...) ngày càng tăng.

    Công tác thu nhận và kích hoạt tài khoản định danh điện tử được đẩy mạnh triển khai thực hiện. Trong năm 2024, huyện Điện Biên đã thu nhận 28.348/28.597 hồ sơ cấp Căn cước, đạt 99,86%; thu nhận 7.449/8.109 hồ sơ Định danh điện tử, đạt 91,86%; kích hoạt 11.417/12.731 tài khoản Định danh điện tử, đạt 89,68%.

    Tính đến ngày 30/10/2024, đã thu nhận 28.586/28.597 hồ sơ, đạt 99,96% (từ 0 đến dưới 6 tuổi 10.022/10.022 hồ sơ, đạt 100%; từ 6 đến dưới 14 tuổi 16.292/16.292, đạt 100%; trên 14 tuổi 2.272/2.283, đạt 99,5%).100% hồ sơ đăng ký thường trú, tạm trú, tạm vắng, thông báo lưu trú được trực tuyến qua cổng Dịch vụ công trực tuyến.

    Công tác chuyển đổi số ngành giáo dục được đẩy mạnh. Hiện 65/65 trường hợp thực hiện công tác số hoá hồ sơ sổ sách, số hoá hồ sơ các dịch vụ công, sô điểm điện tử, sổ liên lạc điện tử theo quy định và định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Triển khai sử dụng kho học liệu số do Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng tại địa chỉ igiaoduc.vn với hơn 100.000 học liệu số bao gồm sách giáo khoa điện tử, bài giảng Eleaming, bài tập, trò chơi học tập, video bài giảng... Hoàn thành 100% công tác rà soát, cập nhật thông tin giáo viên, học sinh xác thực với Cơ sở DLQG về dân cư. Thực hiện thu, nộp học phí và các khoản thu khác qua tài khoản 22.916/22.916 trường hợp, đạt 100%; chi trả chế độ chính sách qua tài khoản 9.749/9.749 trường hợp, đạt 100%.

    Rà soát, làm sạch 22.912/22.912 dữ liệu trẻ em trên địa bàn huyện, đạt 100%. Công tác chi trả không dùng tiền mặt cho các đối tượng bảo trợ xã hội và người có công: Đã thu thập thông tin, cấp tài khoản cho 4.678/4.678 đối tượng, đạt 100%; tiến hành chi trả qua tài khoản 4.678/4.678 đối tượng, đạt 100%.

    Công tác chuyển đổi số trong nghành Thuế, triển khai thực hiện chi trả không dùng tiền mặt trong chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH được đẩy mạnh triển khai, thực hiện; người dân có thể nộp thuế qua các ứng dụng eTax Mobile, icanhan. Triển khai ứng dụng Thuế điện tử Etax Mobile cho cá nhân và tích hợp VNEID trong xác thực sử dụng dịch vụ Thuế điện tử. Số tiền thuế nộp Ngân sách nhà nước qua ứng dụng Etax: 3.263.086.421 đồng. Mở tài khoản ngân hàng cho 2.424/2.428 trường hợp hưu trí và trợ cấp bảo hiểm xã hội theo phương thức không dùng tiền mặt, đạt 99,8%, còn 04 trường hợp chưa mở tài khoản ngân hàng, đã thực hiện chi trả được 2.424/2.428 trường hợp, đạt 99,8%.

    Trên địa bàn huyện hiện có 01 bệnh viện, 01 phòng khám đa khoa khu vực, 21 trạm y tế xã. 100% cơ sở Y tế thực hiện chuyển đổi số, áp dụng khám chữa bệnh bằng thẻ CCCD. 100% cơ sở Y tế triển khai, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.

    Công tác bảo đảm an toàn thông tin được quan tâm đáng kể, trong năm huyện không để xảy ra tình trạng mất an toàn, an ninh thông tin. UBND huyện đã ban hành Quyết định 2458/QĐ-UBND về Quy chế bảo đảm an toàn thông tin mạng và tổ chức nhiều hoạt động tập huấn, diễn tập đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống CNTT trong huyện.

    Tổng có 1.397 lượt cán bộ, công chức được tập huấn chuyển đổi số, đạt tỷ lệ 100%. Công tác đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn nhân lực cho Chuyển đổi số luôn được huyện nỗ lực đẩy mạnh thực hiện, qua đó nhận thức, kỹ năng số của người dân được nâng lên.

    Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, huyện Điện Biên vẫn đang đối mặt với một số khó khăn:

    Hạ tầng chuyển đổi số chưa đồng bộ còn một số khu vực chưa có điện lưới quốc gia hoặc kết nối Internet.

    Nguồn nhân lực: Thiếu chuyên gia đầu ngành về an toàn thông tin và chuyển đổi số.

    Nhận thức và kỹ năng số: Một số người dân và doanh nghiệp chưa tích cực tham gia sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.

    Để tiếp tục duy trì, đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ Chuyển đổi số. Trong thời gian tới huyện Điện Biên tiếp tục đẩy mạnh một số giải pháp như:

    Tăng cường hạ tầng số: Đẩy nhanh tiến độ phủ sóng di động 4G, 5G đến các khu vực chưa có kết nối; mở rộng mạng wifi công cộng tại các khu công sở. Nghiên cứu và triển khai mạng lưới băng rộng đến các khu vực vùng sâu, vùng xa nhằm bảo đảm không để lại ai phía sau trong tiến trình chuyển đổi số.

    Phát triển nhân lực số: Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, doanh nghiệp và người dân nhằm phổ biến kỹ năng số cơ bản, đồng thời tăng cường đào tạo chuyên sâu về an toàn thông tin đối với đội ngũ chuyên trách.

    Thúc đẩy kinh tế số: Khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các nền tảng quản trị số và sử dụng các công cụ điện tử trong hoạt động kinh doanh. Tăng cường kết nối và đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử như Vỏ Sò, Postmart để tăng doanh thu và khả năng cạnh tranh.

  • Tác giả: Nguyễn Nam
  • Huyện Điện Biên thành lập Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số
    1141-1150 of 2101<  ...  110  111  112  113  114  115  116  117  118  119  ...  >