Cổng làng là nơi thể hiện bản sắc, truyền thống riêng của mỗi làng. Đằng sau cánh cổng làng là sự kết nối bền chặt làng xã, họ tộc, gia đình, con người. Cổng làng được xây dựng bền vững, bề thế, mang những giá trị nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Người đi xa nhớ về làng cũ, không chỉ nhớ cái tên mà còn nhớ cái cổng làng với bao kỷ niệm. Cổng làng, bên cạnh kiến trúc đặc thù còn là chứng nhân của những đổi thay thời cuộc; của những thế hệ con cháu trong làng đã ra đi và trở về với bao nhiêu hoài bão, ước muốn, thành bại của cuộc đời.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu về cổng làng, chúng ta mong muốn ngày càng có nhiều thôn, làng phục dựng lại cổng làng. Bởi lẽ: có cổng làng để nhận ra làng mình, để biết tự hào và giữ gìn những nét đẹp của văn hóa cộng đồng làng quê. Cổng làng ra đời từ rất sớm, gắn liền với sự hình thành và phát triển của làng và thường được xây dựng bền vững bề thế, mang những giá trị nghệ thuật kiến trúc cao.
Thôn 5 xã Pom Lót có 87 hộ, 352 nhân khẩu. Hầu hết đều là những người từ miền xuôi lên khai hoang lập nghiệp, do đó chịu ảnh hưởng rất lớn của nền văn hóa vùng miền, trong đó: Cổng làng là một loại hình văn hóa cộng đồng làng quê của người việt, nó luôn gắn liền với sự hình thành và phát triển của các làng quê thôn bản. Để giữ gìn truyền thống văn hóa này, cán bộ và nhân dân thôn 5 Pom Lót đã đồng thuận chung tay xây dựng cổng làng với khẩu hiệu: “Thôn 5 đoàn kết xây dựng diện mạo thôn theo tiêu chí nông thôn mới”.
Được khởi công xây dựng ngày 28 - 11 - 2013 đến 12 - 01 - 2014 cổng làng thôn 5 hoàn thành, nó minh chứng cho sự đoàn kết thống nhất cao của mọi người dân trong thôn. Cổng làng: với tổng chi phí trên 50 triệu đồng, trong đó tiền đóng góp trong thôn 10 triệu đồng; nhà máy xi măng ủng hộ 4 tấn xi măng; tiền ủng hộ từ các doanh nghiệp gần 35 triệu đồng; ngoài ra có chi đoàn cùng nhân dân trong thôn góp công lao động để cùng nhau xây dựng lên cổng làng. Có thể nói cổng làng truyền thống rất phong phú, đa dạng về kiểu dáng và chất liệu, là những công trình kiến trúc độc đáo, ngoài giá trị về lịch sử văn hóa, nó còn thể hiện được hồn quê, cốt cách mỗi làng xã của đất nước và con người Việt Nam, qua đó cần được bảo tồn, lưu giữ và phát triển.
Cổng làng thể hiện bộ mặt văn hoá của cộng đồng cư dân. Nói đến cổng làng cũng cần đính thêm một tiểu tiết chỉ nghe cái tên thôi cũng chứa chan linh hồn Việt, cảm thấy trong ta tự nhiên sống dậy dòng suy tư bất biến: phía sau ngôi cổng làng thực sự tàng ẩn cả một nền văn hoá, văn minh.
Đây là một loại hình kiến trúc văn hoá rất phổ biến. Ngày xưa, hầu như làng nào cũng có cổng làng, nó thường được xây dựng trên các lối đi chính vào làng. Phía sau mỗi cổng làng là sự kết nối cộng đồng các tộc họ, trong đó bao gồm các phong tục, tập quán, những mối quan hệ họ hàng, thông gia, láng giềng và các sinh hoạt văn hoá riêng biệt. Cổng làng không chỉ tạo nên hồn quê mà qua mỗi ý tưởng và kiểu dáng kiến trúc còn thể hiện chiều sâu văn hóa mỗi ngôi làng. Nó được coi như những thông điệp nhắn gởi đến mọi thế hệ con dân của làng.
cổng làng là nơi vừa gần gũi vừa thiêng liêng, không chỉ chứng kiến những thăng trầm của chính ngôi làng đó mà còn chứng kiến những thăng trầm cuộc đời của mỗi con người. Vẻ đẹp của cổng làng gắn với nền văn minh lúa nước, mang tính phác họa và gợi nên những ước vọng của cộng đồng từ đời này qua đời khác. cổng làng vốn ổn định, lâu dài. Khi đến Thôn 5 xã Pom Lót, thấy trên cổng làng mới xây dựng, không thấy một câu khẩu hiệu nào. Có thể hình thức kiến trúc cổng làng nay đã cách tân, nhưng ở đó vẫn phảng phất nét Việt với tên làng và thể hiện ước vọng chung của dân làng. Theo đó lớp trẻ lớn lên, cần được biết, được hiểu, được yêu mến hơn nơi mình đã sinh ra và lớn lên, hiểu được những giá trị và nét đẹp của nền văn minh - văn hóa Việt mà cha ông ta đã chắt chiu, tạo dựng nên.
Giải Bóng đá Futsanl Thanh niên tỉnh Điện Biên lần thứ I, năm 2020 | |
GIẢI BÓNG ĐÁ THANH NIÊN HUYỆN ĐIỆN BIÊN NĂM 2020 | |