Quá trình bầu cử được diễn ra trong khoảng 4 tháng, với những trình tự, thủ tục bắt buộc. Trong đó, cử tri có quyền, trách nhiệm tham gia và giám sát vào tất cả các công đoạn, các hoạt động của quá trình bầu cử, nhưng phạm vi, mức độ tham gia có khác nhau ở mỗi công đoạn. Sau đây là một số quyền và trách nhiệm trực tiếp của cử tri ở một số hoạt động:
Thứ nhất, trong các hội nghị tiếp xúc cử tri trước ngày bầu cử.
Hội nghị lần thứ nhất được tổ chức tại cơ quan, đơn vị nơi công tác và nơi cư trú của người ứng cử. Tại đây, cử tri được quyền (cũng là trách nhiệm) nêu ý kiến nhận xét đối với người được giới thiệu ứng cử. Để thực hiện tốt nội dung này, cử tri cần nắm chắc quy định về tiêu chuẩn người ứng cử theo Hướng dẫn số 36-HD/BTCTW ngày 20/01/2021 của Ban Tổ chức Trung ương. Đối chiếu các tiêu chuẩn theo quy định với thực tế cuộc sống cũng như trong công tác của các ứng cử viên để có những nhận xét, đánh giá công tâm, khách quan, giúp các cơ quan chức năng lựa chọn, giới thiệu các ứng cử viên đạt chất lượng tốt.
Hội nghị lần thứ hai, tiếp xúc với cử tri tại khu vực bầu cử, đơn vị bầu cử, để người ứng cử thực hiện quyền vận động bầu cử. Tại đây, cử tri được nghe các ứng cử viên trình bày chương trình hành động, đó là những lời hứa và cam kết sẽ thực hiện nếu được cử tri tín nhiệm bầu làm đại biểu dân cử. Qua tiếp xúc, nghe, trao đổi với ứng cử viên, cử tri có thể đánh giá được năng lực công tác, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm hoạt động của ứng cử viên, từ đó có cơ sở cho việc quyết định lựa chọn bỏ phiếu cho ai trong số các ứng cử viên được giới thiệu.
Thứ hai, cử tri tham gia giám sát quá trình bầu cử. Căn cứ các quy định của Luật Bầu cử, cử tri giám sát trực tiếp ở đơn vị bầu cử của mình, như việc lập danh sách cử tri; việc ứng cử viên vi phạm trong lập hồ sơ ứng cử; việc niêm yết danh sánh người ứng cử; việc thực hiện quy trình, các quy định trong ngày bầu cử... Thông qua các cơ quan bầu cử, tham gia với Ủy ban MTTQ các cấp để thực hiện giám sát quá trình cuộc bầu cử. Qua giám sát, cử tri có trách nhiệm phản ánh kịp thời những vi phạm để các cơ quan có trách nhiệm xử lý.
Thứ ba, thực hiện quyền và trách nhiệm cử tri qua lá phiếu bầu cử. Ngày 23/5/2021, cử tri cả nước sẽ đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Cử tri bầu những người sau này thay mặt mình vào những cơ quan quyền lực của Nhà nước ở Trung ương và địa phương. Như vậy, các cử tri cần ý thức trong việc xây dựng Nhà nước, chính quyền bằng cách đi bầu cử đầy đủ nhất. Đặc biệt quan tâm nghiên cứu tiểu sử, những vấn đề liên quan đến những người ứng cử hết sức chu đáo, kỹ lưỡng vì cùng một lúc chúng ta tổ chức bầu cử cả đại biểu Quốc hội, HĐND cấp tỉnh, huyện, xã. Trong cùng lúc ở mỗi điểm bầu cử có cả 4 danh sách ứng cử viên, nếu không nghiên cứu kỹ rất khó lựa chọn chính xác người mà mình bầu vào cơ quan quyền lực nhà nước.
Cử tri cũng cần thường xuyên theo dõi và xâu chuỗi cả quá trình đại biểu hoạt động trước đây, đồng thời xem trình độ, tư cách các ứng cử viên có xứng đáng đại diện cho nhân dân không và tự quyết định bằng lá phiếu. Mỗi lá phiếu là quyền lợi và trách nhiệm của công dân, phải tự tay mình bỏ, không nhờ bỏ hộ, bỏ thay. Bởi vậy, vào ngày 23/5 tới đây, việc cử tri sáng suốt lựa chọn người xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân vào Quốc hội và HĐND các cấp là minh chứng rõ nhất cho quyền công dân, cần phát huy tối đa quyền làm chủ c ủa mình. Chọn được người xứng đáng là đã chọn cho tương lai của đất nước mình.
Để công dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ trong bầu cử, đến nay huyện Điện Biên đã tăng cường tuyên truyền công tác bầu cử bằng nhiều hình thức phong phú để từng cử tri nắm bắt được mọi quy trình, cách thức thực hiện quyền bỏ phiếu bầu cử và sẵn sàng cho sự lựa chọn của mình. Trong đó, tập trung tuyên truyền về Luật Bầu cử ĐBQH và HĐND; Luật Tổ chức chính quyền địa phương; cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; quyền và nghĩa vụ của cử tri tham gia bầu cử; công tác đảm bảo an ninh trật tự. Ngoài ra, các chi, đảng bộ, các tổ chức, đoàn thể cũng lồng ghép trong sinh hoạt, cuộc họp để tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa của cuộc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp để cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên thực hiện tốt quyền, trách nhiệm trong bầu cử… Hoạt động này nhằm góp phần bảo đảm tất cả công dân đủ 18 tuổi trở lên và có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện tốt quyền bầu những người xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.
Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử ĐBQH khoá XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 đang được huyện Điện Biên gấp rút thực hiện. Mọi công tác đều bảo đảm theo đúng trình tự pháp luật và tiến độ kế hoạch đề ra.
Lễ hội Hoa Ban năm 2024 tại tỉnh Điện Biên sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc | |