Thời hạn sử dụng
Thời hạn sử dụng của căn cước công dân không gắn chíp được quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014:
Thẻ căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Trường hợp thẻ căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại Khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Theo quy định trên, thẻ căn cước công dân sẽ hết hạn vào ba mốc tuổi là 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
Trường hợp thẻ căn cước được cấp, đổi, cấp lại trước 2 năm so quy định thì thẻ này sẽ có giá trị sử dụng đến độ tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Điểm giống và khác nhau giữa căn cước công dân không gắn chíp và có gắn chíp
Điểm giống nhau:
Căn cước công dân mã vạch và căn cước công dân có gắn chíp có một số điểm giống nhau như: Có giá trị sử dụng như nhau, dùng để chứng minh nhân thân một người;
Dãy số ở mặt trước của thẻ là mã số định danh cá nhân gồm 12 số tự nhiên;
Hình dáng, kích thước tương đương;
Có thời hạn sử dụng giống nhau.
Trường hợp bắt buộc phải đổi từ căn cước mã vạch sang căn cước gắn chíp
Điều 21, 23 Luật Căn cước công dân 2014, có 8 trường hợp người sử dụng căn cước công dân mã vạch phải đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chíp: Khi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Thẻ Căn cước bị hư hỏng không sử dụng được; Công dân có thay đổi họ, chữ đệm, tên; Công dân đã thay đổi đặc điểm nhận dạng; Công dân xác định lại giới tính, quê quán; Căn cước công dân có sai sót về thông tin; Công dân bị mất thẻ Căn cước; Công dân được trở lại quốc tịch Việt Nam.
Căn cước mã vạch vẫn còn hạn, có được làm căn cước gắn chíp?
Theo Điểm e Khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân, chỉ cần người dân có yêu cầu thì cơ quan Công an có thẩm quyền sẽ tiếp nhận thông tin để làm thủ tục cấp căn cước công dân.
Dù căn cước mã vạch cũ vẫn còn hạn, người dân vẫn được đổi sang căn cước công dân gắn chíp.
25 thủ tục hành chính thiết yếu được thực hiện qua Cổng dịch vụ công Quốc gia | |