• Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • HUYỆN ĐIỆN BIÊN TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CỘNG ĐỒNG
  • Thời gian đăng: 15/08/2018 04:26:09 PM
  • Nhằm nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và đại bộ phận quần chúng nhân dân trên địa bàn về ý nghĩa của việc phát triển văn hóa đọc, UBND huyện Điện Biên đã ban hành Kế hoạch số 2035/KH-UBND, ngày 23/11/2017 về triển khai Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn huyện Điện Biên.

    Mục tiêu chung được đặt ra là xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên,chú trọng tới người dân ở biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, cải  thiện môi trường đọc, góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh cho con người, xã hội; đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, hình thành thói quen đọc, kỹ năng đọc sách và khai thác thông tin, đặc biệt là khả năng sử dụng thư viện cho việc học tập, nghiên cứu cũng như định hướng đọc cho trẻ em. Cùng với đó, nhận thức của các ngành, các cấp về văn hóa đọc chưa đúng mức, đầu tư cho hoạt động thư viện còn thấp so với yêu cầu phát triển.

    Từ nay đến năm 2020, toàn huyện phấn đấu 20-30% người dân có kỹ năng tiếp cận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc học tập suốt đời; 70% người sử dụng thư viện có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí. Phấn đấu đạt mức hưởng thụ bình quân sách là 0,3 bản/người dân và đạt mỗi người dân trung bình đọc 01 cuốn sách/ năm; 100% cơ sở giáo dục ở các bậc, cấp học có thư viện với vốn tài liệu phù hợp, 90% thư viện công cộng có vốn tài liệu tổng hợp đủ khả năng phục vụ cho mọi đối tượng. Định hướng đến năm 2030 Người dân có thói quen đọc và kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại nơi sinh sống, học tập, công tác. Các chỉ tiêu phát triển văn hóa đọc được duy trì và củng cố. Môi trường đọc tiếp tục được cải thiện.

    Huyện Điện Biên cũng đã đưa ra các nhóm nhiệm vụ và giải pháp, bao gồm: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường, cộng đồng và toàn xã hội về tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa đọc; Đa dạng hóa các hình thức thông tin tuyên truyền như sử dụng các phương tiện thông  tin, truyền thông, khuyến khích các phương tiện thông tin đại chúng các chuyên mục thường kỳ về văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc; Tập trung xây dựng, củng cố và duy trì phong trào đọc sách, báo tại thư viện công cộng, Trung tâm học tập cộng đồng, điểm Bưu điện văn hóa; Huy động sự tham gia, phối hợp triển khai có hiệu quả của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc xây dựng, duy trì thói quen đọc và tăng cường vai trò của gia đình; Đẩy mạnh phát triển hệ thống tủ sách pháp luật.

    Phát động phong trào xã hội hóa nhằm quyên góp sách, báo, kinh phí.... cho thư viện trường học. Thúc đẩy phối hợp, liên kết giữa thư viện huyện với thư viện các trường học, Trung tâm học tập cộng đồng, Điểm Bưu điện văn hóa xã; tăng cường luân chuyển tài liệu từ hệ thống Thư viện huyện tới Điểm Bưu điện văn hóa xã, các thư viện trong nhà trường, các Đồn Biên phòng... Tiếp tục phát huy hiệu quả của các điểm truy cập internet công cộng miễn phí (thuộc Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập internet công cộng tại Việt Nam” do Quỹ Bill and Melinda Gates tài trợ) nhằm nâng cao khả năng tìm kiếm thông tin, đa dạng hóa các hình thức đọc cho nhân dân. Tiếp tục nâng cao chuyên môn cho đội ngũ cán bộ phụ trách thư viện thông qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng công tác.

    Kế hoạch triển khai thực hiện nhằm xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong các tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên; chú trọng tới người dân ở vùng nông thôn, vùng biên giới, vùng sâu; cải thiện môi trường đọc; góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh, thúc đẩy phong trào xây dựng xã hội học tập.

  • Tác giả: Vũ Thị Lựu - Phòng VH&TT huyện Điện Biên
  • 2091-2096 of 2096<  ...  201  202  203  204  205  206  207  208  209  210  >