Dự Hội nghị có các đồng chí Bùi Xuân Trường - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; cùng các đồng chí Thường trực HĐND huyện, Lãnh đạo UBND huyện, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, các Ban HĐND huyện, Đại biểu HĐND huyện; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng Ban, Phó Ban các Ban HĐND 21 xã thuộc huyện.
(Đ/c Cao Thị Tuyết Lan - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện phát biểu khai mạc Hội nghị)
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Cao Thị Tuyết Lan - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện đã đánh giá khái quát những kết quả nổi bật trong hoạt động của HĐND các cấp trong nửa nhiệm kỳ (2021-2026) vừa qua. Đồng thời đồng chí cũng thẳng thắng chỉ ra những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động của HĐND các cấp thời gian qua. Đồng chí cũng đề nghị các đại biểu tham dự Hội nghị tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung trao đổi, tích cực thảo luận một số nội dung trọng đối với các nội dung liên quan trong công tác thẩm tra các báo cáo, Đề án, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp HĐND; việc tổ chức kỳ họp HĐND, trong đó tập vào nội dung chuẩn bị kỳ họp, điều hành kỳ họp, chất vấn và trả lời chất vấn, ban hành nghị quyết sau kỳ họp; hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND…
(Đ/c Lò Văn Phóng - Trưởng Ban Pháp chế HĐND huyện thông qua Báo cáo đổi mới, nâng cao chất lượng thẩm tra của các Ban HĐND)
Tại Hội nghị Thường trực HĐND 2 cấp huyện - xã các đại biểu đã tham luận, trao đổi, thảo luận những nhóm vấn đề như: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thẩm tra của các Ban HĐND; Đổi mới nâng cao chất lượng các Kỳ họp HĐND (công tác phối hợp giữa UBND huyện với Thường trực HĐND, đổi mới nâng cao chất lượng các Kỳ họp HĐND xã); Nâng cao hiệu quả giám sát chuyên đề của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND (Công tác phối hợp giữa UBMT Tổ quốc với Thường trực HĐND; Nâng cao hiệu quả giám sát chuyên đề của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND xã). Các tham luận có sự đầu tư, phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc; chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong các hoạt động của HĐND hai cấp huyện - xã.
(Đ/c Lò Thị Dương – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Thanh An tham luận về công tác thẩm tra tại Hội nghị)
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND huyện đã tổ chức 13 Kỳ họp, trong đó có 4 Kỳ họp thường lệ, 09 Kỳ họp chuyên đề; Ban hành 84 Nghị quyết trên các lĩnh vực; HĐND huyện, Thường trực HĐND huyện, các Ban của HĐND huyện đã thực hiện 15 cuộc giám sát chuyên đề, góp phần không nhỏ vào những thành tựu chung trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo QP-AN và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của huyện.
Nhìn chung, trong nửa nhiệm kỳ (2021-2026) vừa qua, HĐND các cấp huyện Điện Biên đã bám sát và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; hoạt động của HĐND từng bước được đổi mới về nội dung, phương pháp đã đóng góp các biện pháp quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Kỳ họp HĐND đã có nhiều cải tiến, đổi mới về phương pháp chuẩn bị, cách thức tổ chức, trình tự thực hiện và cách thức điều hành, chất lượng các kỳ họp được nâng lên rõ rệt.
Hoạt động giám sát có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng, hiệu quả giám sát ngày càng được nâng cao, có nhiều đổi mới về nội dung và phương thức thực hiện, hình thức giám sát ngày càng phong phú, đa dạng, nội dung giám sát đã tập trung vào việc thực hiện các chương trình, mục tiêu, dự án lớn, việc chấp hành pháp luật và các nghị quyết chuyên đề của HĐND và giám sát những vấn đề bức xúc đang được nhiều cử tri quan tâm. Qua giám sát đã kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và đưa ra được các kiến nghị, đề xuất các biện pháp khắc phục, giải quyết.
Công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND với UBND, Uỷ ban MTTQVN cùng cấp ngày càng tăng cường; Thường trực HĐND, các Ban HĐND các cấp đã phối hợp chặt chẽ với UBND và UBMTTQ cùng cấp trong xem xét, xử lý những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp HĐND, trong công tác chuẩn bị kỳ họp HĐND cũng như trong các hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân.
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, hoạt động của HĐND các cấp trong thời gian qua còn những vướng mắc, khó khăn như: công tác chuẩn bị kỳ họp, tổ chức, điều hành kỳ họp tại một số xã còn lúng túng, chất lượng thẩm tra các văn kiện trình kỳ họp có vấn đề còn thiếu thuyết phục; hoạt động giám sát hiệu quả chưa cao...
Phát biểu Bế mạc Hội nghị, đồng chí Cao Thị Tuyết Lan - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện ghi nhận, đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các đại biểu; các tham luận, ý kiến thảo luận tại hội nghị, đồng thời thông tin làm rõ ý kiến thảo luận; thông tin chia sẻ kinh nghiệm một số địa phương đối với hoạt động của HĐND. Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hơn nữa trong công tác của HĐND, đồng chí Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện thống nhất một số giải pháp trọng tâm như:
Một là: Về công tác thẩm tra của các Ban HĐND: Các ban HĐND cần xác định thẩm tra là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các Ban HĐND. Kết quả thẩm tra là cơ sở để đại biểu HĐND thảo luận, quyết nghị; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính khả thi cao của các báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết. Tăng cường công tác khảo sát, tập trung nghiên cứu tài liệu phục vụ hoạt động thẩm tra của các Ban HĐND, tiếp tục đổi mới hoạt động thẩm tra theo hướng chuyên sâu vào từng nội dung, lĩnh vực. Chủ động tiếp cận thông tin từ khâu soạn thảo, tham gia khi cơ quan soạn thảo trình tại các phiên họp của UBND, từ đó xác định các vấn đề trọng tâm cần tập trung thẩm tra, xem xét... Tổ chức họp thẩm tra theo đúng trình tự quy định của pháp luật. Trong quá trình họp thẩm tra cần trao đổi, thảo luận, làm rõ và thống nhất những vấn đề còn ý kiến khác nhau, những nội dung cần trình xin ý kiến của HĐND tại kỳ họp.
Nội dung báo cáo thẩm tra phải thể hiện rõ ý kiến của Ban về các vấn đề theo luật định; đối với những nội dung còn có ý kiến khác nhau, Ban cần có đề xuất phương hướng, biện pháp cụ thể để các đại biểu HĐND có thêm thông tin, cơ sở để xem xét quyết nghị tại kỳ họp.
Hai là: Về đổi mới, nâng cao chất lượng các kỳ họp HĐND: Cần bám sát các quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019); Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015; Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các quy định của pháp luật có liên quan. Nghiên cứu, tiếp tục cải tiến, đổi mới, sắp xếp khoa học, hợp lý chương trình kỳ họp; giảm thời gian trình bày văn bản (trình bày tóm tắt nội dung của báo cáo, tờ trình; các thông tin chi tiết, phụ lục, biểu kèm theo đề nghị đại biểu tự nghiên cứu) tăng thời gian thảo luận, chất vấn tại kỳ họp; việc trình bày dự thảo Nghị quyết tại kỳ họp HĐND vừa bảo đảm trình tự theo quy định, nhưng linh hoạt, khoa học trong chương trình kỳ họp. Chú trọng nâng cao chất lượng công tác thảo luận, chất vấn tại kỳ họp HĐND. Việc điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp phải linh hoạt, sáng tạo, chủ động, có tranh luận để làm rõ trách nhiệm, biện pháp, thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập (nếu có) trên tinh thần xây dựng. Thường xuyên đôn đốc, giám sát việc thực hiện nội dung trả lời chất vấn theo quy định.
Ba là: Về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát chuyên đề: Thường trực HĐND cần phải thực hiện tốt công tác chỉ đạo, điều hòa các hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND để hoạt động giám sát có hiệu lực, hiệu quả, không trùng lặp về nội dung, đối tượng, thời gian, địa điểm giám sát; hạn chế tối đa nhất việc ảnh hưởng đến hoạt động của chủ thể chịu sự giám sát. Bám sát các quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND; nghiên cứu, đổi mới hình thức tổ chức giám sát chuyên đề, từ việc lựa chọn nội dung, xây dựng chương trình, phân công các Ban HĐND và đại biểu nghiên cứu nội dung giám sát, xác định đối tượng giám sát...Trong quá trình giám sát, cần tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về giám sát chuyên đề.
Báo cáo giám sát cần đánh giá được toàn diện vấn đề giám sát, nghị quyết, kết luận giám sát phản ánh cụ thể kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại, hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc, xác định rõ trách nhiệm, nguyên nhân, kiến nghị, đề xuất cụ thể và thời gian yêu cầu khắc phục, giải quyết. Sau giám sát phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị của UBND, các cơ quan, đơn vị. Khi cần thiết có thể thực hiện giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát.
Cần tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong hoạt động giám sát, quan tâm bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng giám sát, kỹ năng phân tích báo cáo cho đại biểu HĐND; nâng cao trách nhiệm của thành viên Đoàn giám sát.
Bốn là: Về kiến nghị Thường trực HĐND huyện tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho Thường trực HĐND, các Ban của HĐND xã. Thường trực HĐND huyện tiếp thu, xem xét tổ chức tập huận trong thời gian sớm nhất./.
Hội nghị tổng kết 05 năm thực hiện Chỉ thị 15-CT/HU, ngày 13/9/2012 của Ban Thường vụ Huyện ủy Điện Biên | |