• Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện Điện Biên năm 2020
  • Thời gian đăng: 18/05/2020 08:29:44 AM
  • Để chủ động trong công tác phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra; đảm bảo sự thống nhất trong tổ chức, chỉ huy ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.     Ngày 18/5/2020, đồng chí Nguyễn Hữu Khởi – Chủ tịch UBND – Trưởng Ban Trưởng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện Điện Biên chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện Điện Biên năm 2020.

    HN-PCTT-CN-2020.jpg

    (Đ/c Nguyễn Hữu Khởi – Chủ tịch UBND - Trưởng Ban Trưởng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện phát biểu tại Hội nghị)

              Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia và Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Điện Biên, năm 2020 sẽ là một trong những năm nóng kỷ lục, với nhiệt độ toàn cầu có thể tăng 1,1 độ C kèm theo đó là tính bất ổn định cao của khí quyển trên quy mô toàn cầu; đây là dấu hiệu cho thấy khả năng thiên tai khí tượng thủy văn năm 2020 sẽ khốc liệt, phức tạp, khó lường và do tác động của biến đổi khí hậu nên thiên tai có diễn biến bất thường, không chỉ xảy ra trong mùa mưa bão mà còn diễn ra quanh năm, cả trong những tháng được xem là hiếm có thiên tai như trước đây. Từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn huyện nắng nóng khô hạn kéo dài đến tháng 04, đầu mùa đã xuất hiện những trận mưa lớn kèm dông lốc, mưa đá liên tục xảy ra gây thiệt hại nặng nề đến các xã trên địa bàn huyện.

    Kế hoạch đã đề ra các phương án cụ thể, chi tiết trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tập trung nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ của các cấp, các ngành để ứng phó thiên tai có hiệu quả.

    Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống ứng phó với thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư; nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, chống thiên tai của toàn dân trên địa bàn.

    Bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Kịp thời sơ tán dân, di dời tài sản ở các khu vực xung yếu (vùng có nguy cơ cao về ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất) đến nơi kiên cố, an toàn và ổn định đời sống sản xuất, sinh hoạt.

    Khai thác vận hành hợp lý các hồ chứa thủy lợi, thủy điện để đảm bảo vừa phòng lũ và có đủ nước để phục vụ sản xuất, sinh hoạt, phát điện...

    Nội dung kế hoạch cũng đã phân công chi tiết, cụ thể, bố trí lực lượng chính ứng cứu ở các vị trí trọng yếu khi có sự cố sảy ra như: Hồ Pe Luông - xã Thanh Luông; Đá lăn tại xã Pa Thơm; Hồ Bồ Hóng – Xã Thanh Xương; Hồ Hồng Khếnh - xã Thanh Hưng; Hồ Hồng Sạt - Xã Sam Mứn; Hồ Sái Lương - Xã Hẹ Muông; Hồ bản Ban - xã Mường Nhà; Hồ Na Hươm - xã Na Tông; Hồ Nậm Khẩu Hu - xã Hua Thanh; Thủy điện Nậm Núa…

    Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận làm rõ những nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế và đề xuất giải pháp khắc phục nhằm triển khai hiệu quả công tác PCTT và TKCN trên địa bàn huyện năm 2020; thực hiện di chuyển dân trong các vùng thiên tai; công tác đảm bảo an toàn hồ, đập, các công trình thủy lợi phục vụ việc chống hạn trên địa bàn; …

    Thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện đề nghị các phòng, ban, cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các xã triển khai tốt một số nội dung sau: Công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phải được tiến hành chủ động và thường xuyên, đồng thời ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.

    Quán triệt thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” (Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện tại chỗ, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và " 3 sẵn sàng" (chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả). 

    Xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện trong hoạt động phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định của pháp luật; chủ động rà soát các điểm có nguy cơ cao về sạt lở, lũ quét để xây dựng các phương án ứng phó kịp thời, có hiệu quả; kiên quyết di dời các hộ dân sinh sống ven sông, suối, khu vực sườn, đồi dốc có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn.

    Đảm bảo thông tin liên lạc, giao thông thông suốt trong mọi tình huống, an toàn cho các công trình hạ tầng (thủy lợi, thủy điện, phòng chống thiên tai, giao thông,...) nhằm phục vụ tốt sản xuất, lưu thông hàng hóa và đời sống của nhân dân.

    Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư.

    Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Chấp hành nghiêm các mệnh lệnh, hướng dẫn, cảnh báo của chính quyền, cơ quan chức năng trong suốt thời gian từ trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra; đồng thời tự giác tham gia cùng chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai./.

  • Tác giả: Nguyễn Hoài Nam - Trung tâm VH-TT-TH huyện
  • Chỉ thị số 40-CT/TW tạo bước đột phá trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội
    1831-1840 of 2088<  ...  179  180  181  182  183  184  185  186  187  188  ...  >