Dự và chỉ đạo Hội thảo có đồng chí Lò Văn Tiến – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên; Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiễn – Viện nghiên cứu và phát triển vùng – Bộ khoa học và Công nghệ; đồng chí Cao Thị Tuyết Lan – Ủy viên BTV Tỉnh ủy - Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện; cùng các đồng chí đại diện Lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Thường trực Huyện ủy, Thường trực HĐND huyện, Lãnh đạo UBND huyện; UBMTTQ huyện; các đồng chí nguyên là Lãnh đạo huyện; Trưởng các phòng, ban, ngành huyện; Chủ tịch UBND các xã thuộc huyện.
(Đ/c Cao Thị Tuyết Lan – Ủy viên BTV Tỉnh ủy - Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện phát biểu khai mạc Hội thảo)
Dự và phát biểu khai mạc Hội thảo đồng chí Cao Thị Tuyết Lan – Ủy viên BTV Tỉnh ủy - Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện cho biết: trong những năm quan với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành, sự quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị công tác xây dựng và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện luôn đạt được những thành tích cao. Huyện Điện Biên luôn là đơn vị đi đầu trong sản xuất nông nghiệp, liên kết theo mô hình Cánh đồng lớn của tỉnh. Bên cạnh những kết quả đã đạt được đồng chí Bí thư Huyện ủy cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế như: quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, năng suất lao động từ sản xuất lúa gạo thấp, phương thức canh tác còn lạm dụng nhiều phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng gạo đang có xu hướng giảm, kém sức cạnh tranh trên thị trường.
Để thúc đẩy phát triển sản xuất, tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao, hiệu quả, bền vững; tại Hội thảo này, đồng chí Bí thư Huyện ủy đã nêu ra 05 vấn đề trọng tâm cần giải quyết như sau:
Một là, Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún khó áp dụng đồng bộ cơ giới hóa, hình thành cánh đồng lớn.
Hai là, Kinh tế tập thể, các hợp tác xã, tổ hợp tác chưa phát huy được vai trò trong chuỗi giá trị lúa gạo.
Ba là, Sản xuất lúa còn lạm dụng nhiều phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, chưa giải quyết được triệt để tình trạng lúa lẫn tạp.
Bốn là, Bảo quản, chế biến lúa gạo sau thu hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã, bao bì.
Năm là, Xây dựng và quản lý nhãn hiệu, thương hiệu, phát triển thị trường gạo Điện Biên còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Đồng thời, đồng chí khẳng định với tinh thần cầu thị của cả hệ thống chính trị huyện Điện Biên; với quyết tâm phát triển sản xuất lúa gạo chất lượng cao, hiệu quả, bền vững, phấn đấu huyện Điện Biên cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới.
Hiện nay, Huyện Điện Biên có tổng diện tích cây trồng nông nghiệp là 20.660,52 ha. Trong đó diện tích cây lương thực có hạt là 14.417,72 ha; Lúa đông xuân có diện tích gieo cấy 4.241,8 ha; Lúa mùa với diện tích gieo cấy 5.369,3 ha; Lúa nương với diện tích gieo cấy 1.779,9 ha. Thực trạng sản xuất nông nghiệp theo quy mô nhỏ lẻ làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản nói chung và tình hình sản xuất lúa gạo nói riêng. Bên cạnh đó, giá cả bấp bênh gây không ít khó khăn đến đời sống bà con nông dân. Công tác thu hoạch và bảo quản theo cách làm truyền thống chưa được cải tiến cũng đã làm suy giảm đáng kể năng suất và chất lượng lúa gạo, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của lúa gạo trong tình hình mới. Do đó, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải tìm ra biện pháp giúp nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo nhằm đảm bảo lợi ích, gia tăng thu nhập và cải thiện đời sống nông dân cũng như nâng cao tính cạnh tranh của lúa gạo Điện Biên với thị trường trong nước.
(Đ/c Lê Trọng Khôi – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Điện Biên phát biểu tham luận tại Hội thảo)
Hội thảo đã tập trung thảo luận nhằm tìm ra giải pháp cho công tác sau thu hoạch lúa gạo đạt hiệu quả. Các đại biểu đã tích cực chia sẻ tham luận về các kết quả nghiên cứu ứng dụng với mong muốn đóng góp cho sự phát triển công tác sau thu hoạch trên địa bàn huyện.
Trong đó, các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải tiến công tác sau thu hoạch, tiến hành cơ giới hóa các công đoạn bằng các loại máy móc chuyên dụng kỹ thuật cao. Đồng thời, việc áp dụng thành công công nghệ sau thu hoạch tại những cánh đồng mẫu lớn liên kết với các doanh nghiệp cũng cho thấy lợi ích thiết thực của mô hình này. Cần có các chính sách hỗ trợ thiết thực, riêng biệt giúp người nông dân tiếp cận được các tiến bộ kỹ thuật công nghệ, đầu tư phát triển nông nghiệp.
Tiếp tục phát huy hiệu quả, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, ban hành các chính sách phát triển nông nghiệp, thúc đẩy sự hợp tác tích cực và hiệu quả giữa các doanh nghiệp với nhà nông để giảm tổn thất sau thu hoạch và đảm bảo sự công bằng về phân phối lợi ích trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Song song đó, cần có những ràng buộc về khía cạnh chính sách, đảm bảo lợi ích cho nông dân, đảm bảo sự phát triển công bằng giữa nông dân và các bên liên quan cũng như tăng cường mối liên kết giữa nông dân và các doanh nghiệp. Để góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, các đại biểu nhất trí rằng, cần xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước - Nhà nông - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp.
(Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiễn – Viện nghiên cứu và phát triển vùng – Bộ khoa học và Công nghệ phát biểu tham luận tại Hội thảo)
Dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo đồng chí Lò Văn Tiến – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên đánh giá cao huyện Điện Biên trong việc tổ chức Hội thảo chuyên sâu nhằm đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất – tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao, hiệu quả, bền vững; thể hiện được sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị trên địa bàn huyện. Đồng chí cũng khẳng định: huyện Điện Biên là một huyện lớn, dẫn đầu về tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là phát triển, sản xuất nông nghiệp. Đồng chí đề nghị các cấp, các ngành huyện Điện Biên cần xác định rõ tầm quan trọng, vị thế của huyện trên địa bàn tỉnh; giữ vững và phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục xây dựng, phát triển nột nền nông nghiệp hiện đại; củng cố nâng cao vai trò, năng lực hoạt động của các HTX trong việc liên kết sản xuất, hỗ trợ các HTX phát triển dịch vụ thiết yếu, mở rộng quy mô, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các khâu liên kết đầu vào cũng như đầu ra của sản phẩm; nâng cao chất lượng hạt lúa, cải thiện thu nhập cho nông dân.
(Đ/c Lò Văn Tiến – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị)
Thông qua Hội thảo, các đại biểu đã cùng chia sẻ và nắm bắt nhiều thông tin hữu ích về công tác sản xuất, tiêu thụ lúa gạo để có hướng đi tiếp theo phù hợp nhằm tạo ra những bước đột phá, đề ra giải pháp, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất – tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao, hiệu quả, bền vững trên địa bàn huyện; đảm bảo lợi ích của bà con nông dân.
Một số hình ảnh khác tại Hội thảo:
HĐND tỉnh thực hiện giám sát chuyên đề về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp tại huyện Điện Biên | |