Tham dự buổi làm việc còn có các đồng chí: Giàng Thị Hoa - Uỷ viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy cùng Lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh.
Tiếp đón và làm việc với BTV Tỉnh ủy về phía huyện Điện Biên có đồng chí Cao Thị Tuyết Lan - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; cùng các đồng chí Thường trực Huyện ủy; Lãnh đạo UBND huyện, các phòng, ban, cơ quan, đơn vị huyện.
(Đ/c Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì, phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc)
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, song Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Điện Biên đã nỗ lực phấn đấu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực. Đến nay, 12/17 chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XX đạt và vượt kế hoạch. Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hoạt động thương mại, dịch vụ được duy trì, phát triển; triển khai thực hiện các chương trình MTQG tạo được những bước chuyển biến tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo còn 7,71% giảm 4,17% so với năm 2020 (đạt mục tiêu Nghị quyết). Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được các cấp ủy, chính quyền và Nhân dân quan tâm triển khai thực hiện hiệu quả, toàn huyện hiện có 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và cơ bản đạt chuẩn NTM(đạt 85,71% NQ); 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; số tiêu chí bình quân đạt 17,1 tiêu chí/xã; không còn xã dưới 10 tiêu chí;có 105 thôn, bản đạt chuẩn NTM, NTM kiểu mẫu.
Công tác phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn luôn được huyện chủ động lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ” từ cấp huyện đến cấp xã. Ngày 25/7/2024 đã xảy ra thiên tai nghiêm trọng trên địa bàn xã Mường Pồn làm 7 người chết và mất tích, 7 người bị thương; 68 ngôi nhà bị ảnh hưởng; 159,42 ha diện tích cây trồng và 15,74 ha thuỷ sản bị thiệt hại hoàn toàn; 3.962 con vật nuôi bị chết; gần 123 ha diện tích ruộng lúa bị ảnh hưởng do đất, đá vùi lấp, lũ quét trôi; nhiều công trình hạ tầng bị hư hỏng... Ước thiệt hại khoảng 175 tỷ đồng.
Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được quan tâm, chú trọng; kịp thời xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch của Trung ương, của Tỉnh ủy sát với tình hình thực tế của huyện, tỷ lệ kết nạp đảng viên mới đạt chỉ tiêu tỉnh giao hằng năm (tỉnh giao kết nạp 310 đảng viên/năm).
Huyện Điện Biên kiến nghị với Đoàn công tác về các nội dung: Công tác quản lý nhà nước về đất đai; việc ưu tiên bố trí nguồn lực cho huyện Điện Biên để phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch về xây dựng nông thôn mới, nhất là đối với các chỉ tiêu huyện đạt chuẩn nông thôn mới; vấn đề đầu tư mở rộng nghĩa trang C1, xã Thanh Luông (phần nghĩa trang Nhân dân) bổ sung vào danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, với tổng mức dự kiến đầu tư 30 tỷ đồng.
Tỉnh sớm ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm gắn với xây dựng nông thôn mới (thay thế Quyết định 45/2018/QĐ-UBND tỉnh) để các địa phương triển khai thực hiện. Đồng thời xem xét, chỉ đạo các sở ngành (Liên minh HTX, Sở Nông nghiệp và PTNT) hỗ trợ xúc tiến thành lập “Liên hiệp HTX lúa gạo tỉnh Điện Biên” nhằm góp phần tăng cường liên kết, hợp tác giữa các tổ chức, cá nhân chế biến, buôn bán lúa gạo trong việc phân phối, quản lý chất lượng gạo, góp phần bảo vệ giá trị và thương hiệu gạo Điện Biên; xem xét việc giao biên chế cho các cơ quan hành chính cấp huyện hằng năm cần căn cứ trên số đơn vị hành chính, số dân để làm cơ sở...
Đối với các nội dung kiến nghị của huyện tại buổi làm việc đã được lãnh đạo các sở, ngành đơn vị liên quan trả lời, làm rõ hơn tại cuộc họp.
Kết luận buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường, cơ bản thống nhất với phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới do Ban Thường vụ Huyện ủy Điện Biên báo cáo tại buổi làm việc. Tuy nhiên, trong kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện đến nay vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Huyện chưa có trung tâm huyện lỵ, việc triển khai hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại V còn chậm. Công tác quản lý, bảo vệ, đề xuất bảo trì hệ thống giao thông trên địa bàn quản lý hiệu quả chưa cao. Công tác quản lý đất đai, quản lý bảo vệ rừng còn một số hạn chế; chưa hoàn thành việc giao đất giao rừng, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp chưa có rừng; công tác phối hợp với nhà đầu tư để triển khai dự án thu hút đầu tư có nội dung chưa hiệu quả, còn chậm...
Đồng chí đề nghị huyện tiếp tục rà soát, đánh giá thực chất, chính xác các chỉ tiêu đã hoàn thành và vượt so với Nghị quyết Đại hội để nâng cao các chỉ tiêu đã đạt; tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoàn thành vượt mức đã đề ra. Đối với 5/17 chỉ tiêu chưa đạt, cần tiếp tục có kế hoạch, giải pháp cụ thể, sát thực tiễn để phấn đấu hoàn thành trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ.
Huyện với vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội đặc biệt về quốc phòng, an ninh của tỉnh, vì vậy huyện cần tích cực triển khai hiệu quả Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đối với các nội dung liên quan đến địa phương, Vùng kinh tế I (vùng kinh tế trọng điểm); đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh quy hoạch chung Thị trấn huyện lỵ huyện; khẩn trương hoàn thiện xây dựng quy hoạch chi tiết thị trấn và rà soát quy hoạch nông thôn mới các xã để xây dựng quy hoạch chung xây dựng xã theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 04/2022/TT-BXD, ngày 24/10/2022 đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các Quy hoạch...
Chi đoàn Khối HĐND & UBND huyện Điện Biên tổ chức Đại hội Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ IV, nhiệm kỳ 2017 - 2019 | |
Công tác cải cách tư pháp của Tòa án nhân dân huyện Điện Biên | |