• Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Huyện Điện Biên: Tập trung mọi nguồn lực, để thực hiện xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân
  • Thời gian đăng: 31/05/2016 04:40:04 PM
  • Điện Biên là huyện trọng điểm, dẫn đầu tỉnh về tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, quốc phòng và an ninh.

  • Huyện Điện Biên: Tập trung mọi nguồn lực, để thực hiện xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân

    Ông Lò Văn Phương, Bí thư Huyện ủy huyện Điện Biên cùng lãnh đạo tỉnh Điện Biên đi kiểm tra thực tế ở cơ sở

    Với vị trí địa lý quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế và quốc phòng của tỉnh, huyện Điện Biên đã được đầu tư hệ thống hạ tầng kinh tế và xã hội tương đối đồng bộ. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện đã tranh thủ mọi nguồn lực để thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân trên địa bàn. Bí thư huyện ủy Lò Văn Phương luôn luôn đau đáu và trăn trở rằng: “Mục tiêu hàng đầu của huyện là xóa đói giảm nghèo, nhưng bằng giải pháp nào thì khâu phát huy nội lực của người dân là quan trọng nhất, dù có được đầu tư mà người dân không năng động, không tiếp cận, không quyết tâm vượt khó thì kết quả cũng không được như mong đợi”.

    Những năm qua, trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị, huyện Điện Biên luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và sự giúp đỡ của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh. Bởi vậy, kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá; giá trị sản xuất theo giá thực tế năm 2015 so với năm 2010: Nông - lâm nghiệp và thủy sản đạt 1.561 tỷ đồng, tăng 597  tỷ đồng; công nghiệp - xây dựng đạt 1.502 tỷ đồng, tăng 872 tỷ đồng; thương mại - dịch vụ đạt 1.538 tỷ đồng, tăng 918  tỷ đồng.Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng xác định; năm 2015, cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 33,93%, giảm 9,6% so với năm 2010 đạt 67,86% NQĐH XVIII; công nghiệp - xây dựng chiếm 32,64%, tăng 4,16% so với năm 2010, đạt 93,26% NQĐH XVIII; thương mại - dịch vụ chiếm 33,43%, tăng 5,44% so với năm 2010, đạt 222,86% NQĐH XVIII.

    Các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển về số lượng, quy mô, nhiều mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại hoạt động hiệu quả, góp phần tích cực về giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Toàn huyện có 51 Hợp tác xã (tăng 17 HTX so với năm 2010). Các vùng kinh tế trọng điểm sản xuất cây lương thực, cây ăn quả, cây cao su, chăn nuôi đại gia súc, kinh tế cửa khẩu, cụm công nghiệp bước đầu phát huy lợi thế, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa.

    Sản xuất lương thực tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng; sản lượng lương thực tăng bình quân mỗi năm trên 1.800 tấn; năm 2015, ước đạt 91.000 tấn (đạt 101,1% NQĐH XVIII), trong đó sản lượng lúa chất lượng cao chiếm trên 65%; đảm bảo an ninh lương thực, bình quân lương thực đạt 790 kg/người/năm (đạt 102,6% NQĐH XVIII).

    Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước đạt 1.397 tỷ đồng theo giá thực tế (đạt 365 tỷ đồng  theo giá cố định năm 1994), tăng 2,3 lần so với năm 2010. Một số nghề truyền thống như: Mây, tre đan, dệt thổ cẩm, chế biến nông sản đang được khuyến khích phát triển, góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người dân.

    Tổng mức bán lẻ hàng hóa và kinh doanh dịch vụ năm 2015 ước đạt 4.937 tỷ đồng, tăng bình quân 20,4%/năm; Cơ sở vật chất, hạ tầng thương mại được đầu tư xây dựng, phát triển theo đúng quy hoạch; Hệ thống thương mại dịch vụ được mở rộng, đa dạng cơ bản đáp ứng nhu cầu cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân; Dịch vụ du lịch đã bước đầu phát triển; Hoạt động xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu Quốc tế Tây Trang; Cửa khẩu Huổi Puốc ngày một tăng.

    Trong nhiệm kỳ vừa qua, huyện đã tập trung lãnh đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động mọi nguồn lực để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo; Ưu tiên thực hiện các chương trình dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã, bản vùng cao, đặc biệt khó khăn, quy hoạch, sắp xếp, bố trí lại dân cư vùng biên giới, thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với đồng bào dân tộc ít người, đồng bào nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 3,84%/năm (đạt 128% NQĐH XVIII), năm 2015 còn 14,56% (giảm 19,24% so với năm 2010). Hàng năm giải quyết việc làm mới cho trên 1.000 lao động (đạt chỉ tiêu NQĐH XVIII). Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 32% (tăng 10,4% so với năm 2010).

    Các chính sách an sinh xã hội được triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời; phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", xã hội hóa công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng, trẻ em khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn, người già cô đơn được thực hiện đạt nhiều kết quả; việc cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí 100% cho trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách được thực hiện đúng quy định. Công tác cai nghiện ma túy được quan tâm chỉ đạo, thực hiện; đã triển khai thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone đạt hiệu quả.

    Đạt được những mục tiêu đó là do Đảng, Nhà nước và tỉnh tiếp tục có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng thúc đẩy phát triển KT - XH, củng cố QP - AN và bảo đảm an sinh xã hội đối với các tỉnh, huyện miền núi khó khăn. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp giúp đỡ của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII đã xác định hướng đi đúng, bước đi thích hợp, đề ra mục tiêu cụ thể, sát với tình hình thực tiễn; tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực đầu tư; đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, cộng đồng dân cư, nhất là lợi ích của người dân, tạo động lực phát triển.

    Đảng bộ luôn kiên trì mục tiêu, bám sát phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu đã được xác định, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành và sự phấn đấu nỗ lực của LLVT và nhân dân các dân tộc trong huyện. Luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng; Xây dựng được sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ, trước hết là trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực cấp ủy trên cơ sở nguyên tắc Điều lệ Đảng; Phát huy dân chủ trong Đảng, trong xã hội, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, động viên nhân dân tích cực thi đua lao động sản xuất, phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.

    Trong thời gian tới, Đảng bộ huyện Điện Biên xác định, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy truyền thống anh hùng cách mạng và sức mạnh đoàn kết các dân tộc; Không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân; Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội và chủ quyền biên giới quốc gia; Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác và đối ngoại; Xây dựng huyện Điện Biên phát triển toàn diện, bền vững, xứng đáng là huyện dẫn đầu của tỉnh về các lĩnh vực hoạt động và các chỉ tiêu KT – XH trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

  • Tác giả: Minh Phương
  • 1991-2000 of 2101<  ...  195  196  197  198  199  200  201  202  203  204  ...  >