• Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Huyện Điện Biên nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
  • Thời gian đăng: 20/12/2016 08:31:32 AM
  • Trong thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được huyện Điện Biên xác định là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt. Huyện đã tích cực chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này. Hàng năm, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều tra nhu cầu học nghề; sử dụng lao động qua đào tạo trên địa bàn. Qua đó, tổng hợp và lập danh mục nghề, số lượng lao động cần đào tạo, dự kiến kinh phí đào tạo và phương án giải quyết việc làm sau đào tạo, nhờ đó tính hiệu quả sau học nghề không ngừng được nâng lên. Ngoài ra, các xã trong huyện còn thường xuyên phối hợp với các đơn vị như: Trạm khuyến nông – khuyến ngư, Trạm bảo vệ thực vật, Trạm thú y huyện tổ chức hướng dẫn người học áp dụng ngay những kiến thức tiếp thu qua các lớp tập huấn, lớp đào tạo nghề, các mô hình trình diễn vào sản xuất, nhờ đó đã nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề. Nhiều lao động sau khi học nghề đã xây dựng mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại hiệu quả thiết thực.

    Chị Quàng Thi Lan, bản Na Ten, xã Pom Lót cho biết, năm 2012, chị được tham gia lớp học nghề trồng trọt và nuôi trồng thủy sản do Hội Phụ nữ xã phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Điện Biên tổ chức. Sau khóa học, chị đầu tư hơn 20 triệu đồng mở rộng quy mô chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Hiện đã cho thu nhập bình quân hơn 40 triệu đồng/năm.

    Có thể nói, trong những năm qua, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và định hướng học nghề, dạy nghề cho người dân mà hơn 15% lao động nông thôn của xã Pom Lót đã được đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Trong đó có hơn 160 lao động được đào tạo các nghề chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản, số còn lại đào tạo các nghề phi nông nghiệp. Sau khi học nghề, số lao động đã qua đào tạo của xã đều tìm được việc làm phù hợp, hoặc tự tạo được việc làm cho thu nhập ổn định.

    Một trong những mục tiêu mà Đại hội đảng bộ xã Thanh An, nhiệm kỳ 2016 – 2020 xác định: giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng nhanh số hộ khá và giàu; phấn đấu hoàn thành các tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM và đạt chuẩn xã NTM trước năm 2020. Để làm được điều này, xã đã chủ động phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện tổ chức các lớp đào tạo, dậy nghề cho lao động nông thôn. Kết quả, sau hơn 5 năm triển khai, xã Thanh An đã thực hiện đào tào nghề cho trên 200 lao động nông thôn, trong đó có trên 170 lao động theo học các nghề chăn nuôi thú y, trồng rau an toàn, nuôi trồng thủy sản;số còn lại học các nghề cắt may, sửa chữa điện dân dụng. Đi đôi với công tác đào tạo nghề, chuyển giao tiến bộ KHKT cho lực lượng lao động nông thôn. Thanh An còn tích cực huy động mọi nguồn vồn để cho nhân dân vay  phát triển sản xuất, chăn nuôi. Có vốn, có kiến thức nhiều hộ gia đình đã xây dựng mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện của địa phương, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng vào thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM trên địa bàn và đến nay, xã Thanh An đã hoàn thành 10/19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM.

    Có thể nói, với việc triển khai đồng bộ các giải pháp trong công tác đào tạo và dậy nghề cho lao động nông thôn, nên trong 5 năm qua (2010-2015), huyện Điện Biên đã tổ chức đào tạo nghề cho trên 3.000 lao động nông thôn. Trong đó có trên 2.500 lao động theo học các nghề chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản; gần 500 lao động học các nghề phi nông nghiệp như: may mặc, điện dân dụng, quản lý nhà hàng khách sạn, dệt thổ cẩm, mây tre đan. Khảo sát sau đào tạo cho thấy, trên 70% lao động tự tạo việc làm tại gia đình, địa phương như mở quán sửa chữa nhỏ, làm thủ công mỹ nghệ. Những lao động học nghề kỹ thuật trồng rau an toàn và kỹ thuật chăn nuôi gia cầm đã biết áp dụng kiến thức, kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, phát triển khu trồng rau an toàn và gia cầm đảm bảo chất lượng cung cấp cho thị trường nông sản. Đặc biệt có những lao động nông thôn sau khi học nghề đã lập gia trại, trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm cho thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm; đồng thời tạo việc làm cho các lao động khác ở địa phương.

    Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2015 – 2020. Năm 2016, huyện Điện Biên sẽ mở 13 lớp đào tạo nghề cho khoảng trên 200 lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg, tăng 2 lớp so với năm 2015. Cùng với tăng số lượng lớp, huyện Điện Biên sẽ triển khai hình thức đào tạo nghề ngay tại thôn, bản theo kiểu “cầm tay chỉ việc”, nhằm giảm thời gian và kinh phí đi lại cho học viên.

    Trong thời gian tới, huyện Điện Biên tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với nhu cầu của người học của từng địa phương, giúp người lao động tìm kiếm được việc làm ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc xóa đói giảm nghèo gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện./.

  • Tác giả: Phạm Thọ - Đài TT-TH huyện Điện Biên
  • Khai giảng lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại đội 10B xã Thanh Yên
    NGƯỜI NÔNG DÂN LÀM KINH TẾ GIỎI
    331-340 of 2078<  ...  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  ...  >