• Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Huyện Điện Biên triển khai thực hiện thí điểm thanh toán không dùng tiền mặt cho các đối tượng Người có công và đối tượng Bảo trợ xã hội
  • Thời gian đăng: 04/08/2023 03:54:44 PM
  • Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thời gian qua, hệ thống chính sách an sinh xã hội đã cơ bản đảm bảo công bằng, toàn diện, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị và trật tự xã hội. Nhìn chung các đối tượng chính sách đều được hưởng đúng, đủ, kịp thời các chế độ hỗ trợ, đặc biệt là việc chi trả các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng An sinh xã hội trong đó có đối tượng Người có công được hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng và đối tượng Bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách xã hội cơ bản vẫn bằng hình thức trực tiếp, chi trả bằng tiền mặt, dẫn đến chưa đảm bảo tính đồng bộ giữa các địa phương; chưa có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích khu vực ngoài nhà nước tham gia vào cung cấp dịch vụ công. Chậm triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành chính sách.

    Mục đích của việcthanh toán không dùng tiền mặt trong chi trả chế độ cho đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội nhằm góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ thanh toán hiện đại của nền kinh tế. Từng bước cải cách thủ tục hành chính trong chi trả chế độ cho đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng và người có công với cách mạng, chính sách trợ giúp xã hội đối với người dân, bảo đảm chi trả kịp thời, nhanh chóng, công khai, minh bạch và tiết kiệm chi phí hành chính.  Đối tượng áp dụng triển khai chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt gồm đối tượng người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng, đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng, người nhận chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng tại cộng đồng đang hưởng trợ cấp hằng tháng, đối tượng quy định của nghị quyết HĐND tỉnh.

    Tính đến ngày 30/7/2023, toàn huyện có 251 đối tượng thuộc diện người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng và 4.398 đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng. Huyện đã hoàn thành cập nhật số định danh cho 100% đối tượng thuộc diện người có công với cách mạng và đối tượng bảo trợ xã hội chi trả trợ cấp thường xuyên hằng tháng. Đã thực hiện  mở tài khoản cho 3.021/4.649 đối tượng (NCC, BTXH) đạt 64,98%; đã thực hiện chi trả qua tài khoản cho 2.027/3.021 đối tượng đã mở tài khoản đạt 67,1%. Tuy nhiên, công tác thanh toán không dùng tiền mặt trong chi trả chế độ cho đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội vẫn còn có nhiều khó khăn, bất cập do có một số bản cách trung tâm xã xa, đi lại khó khăn, chưa có điện, có sóng điện thoại nên không thể mở tài khoản cho đối tượng vì yêu cầu khi mở tài khoản phải có số điện thoại thuê bao chính chủ. Bên cạnh đó trình độ dân trí của một số người dân còn thấp, còn nhiều rào cản trong việc bao phủ toàn bộ đối tượng thụ hưởng do hầu hết đối tượng bảo trợ xã hội là người cao tuổi, người khuyết tật, người yếu thế trong xã hội, do đó họ có những hạn chế về khả năng tiếp nhận thông tin, không đáp ứng được các điều kiện để mở tài khoản và sử dụng tài khoản thanh toán của ngân hàng, ngoài ra còn có khó khăn về khoảng cách di chuyển từ nơi ở đến nơi rút tiền.

    Để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu được giao tại Quyết định số 609/QĐ-UBND ngày 10/4/2023 của UBND tỉnh Điện Biên, về phê duyệt mô hình điểm đảm bảo dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống” và Đề án 06 trên địa bàn tỉnh; trong thời gian tới Huyện Điện Biên tiếp tục chỉ đạo Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện một số nội dung cơ bản sau:

    Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức của người dân, các đối tượng thụ hưởng về chủ trương thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt. có biện pháp hỗ trợ kịp thời những đối tượng đi lại khó khăn trong việc rút tiền góp phần tạo sự đồng thuận trong nhân dân, sự chấp nhận của các đối tượng thụ hưởng nhằm thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi số và chi trả thanh toán không dùng tiền mặt trong phạm vi toàn huyện.

    Phối hợp với Ngân hàng Thương mại cổ phận Công thương Việt Nam (Vietinbank) mở tài khoản cho các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội, đảm bảo hết quý III năm 2023 đạt 80% trở nên; đồng thời tăng cường công tác đôn đốc cập nhật danh sách các đối tượng để ký hợp đồng với Ngân hàng chi trả, chuyển tiền qua tài khoản cá nhân, phối hợp với Bưu điện huyện tạo điều kiện cho đối tượng được rút tiền mặt tại các điểm bưu điện văn hoá xã.

    Triển khai chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt cho người có công và bảo trợ xã hội, góp phần quan trọng trong tạo chuyển biến tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt theo phương thức hiện đại trong chi trả các chế độ chính sách, thay đổi dần tập quán sử dụng tiền mặt trong hoạt động thanh toán, giảm chi phí liên quan đến tiền mặt, giảm tỷ lệ tiền mặt lưu thông trên địa bàn nhằm xây dựng chính sách điện tử, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ thanh toán của người dân. Ngoài ra, còn góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân, nâng cao năng lực hiệu quả quản lý nhà nước, đổi mới về tổ chức và đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực an sinh xã hội, bảo đảm chi trả kịp thời, nhanh chóng, công khai, minh bạch và tiết kiệm chi phí hành chính. Với mục đích này, huyện Điện Biên đang khẩn trương triển khai chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt cho người có công và bảo trợ xã hội trong toàn huyện.

  • Tác giả: Nguyễn Khải - Phòng Lao động – TB&XH
  • 181-190 of 2078<  ...  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  ...  >