• Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Duy Trinh (15/7/1910 -15/7/2020) – Người cộng sản kiên cường của cách mạng Việt Nam, nhà ngoại giao tài năng của Đảng và Nhà nước
  • Thời gian đăng: 12/07/2020 04:44:54 PM
  • Trong lịch sử ngành ngoại giao Việt Nam, đồng chí Nguyễn Duy Trinh làm Bộ trưởng Ngoại giao lâu năm nhất (15 năm), trong đó có 10 năm chiến tranh chống Mỹ, cứu nước vô cùng khó khăn, gian khổ, nhưng cũng đầy vinh quang, hào hùng và oanh liệt của dân tộc. Trong giai đoạn đó, mặt trận đối ngoại đã giành được những thắng lợi vẻ vang với đỉnh cao là quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris theo phương thức vừa đánh vừa đàm.

    Người cộng sản kiên cường của cách mạng Việt Nam

    Đồng chí Nguyễn Duy Trinh sinh ngày 15/7/1910, trong một gia đình nông dân ở xã Nghi Thọ (nay là xã Phúc Thọ), huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê có truyền thống yêu nước của xứ Nghệ; tận mắt chúng kiến nỗi cơ hàn của người dân mất nước, đồng chí Nguyễn Duy Trinh đã sớm mang trong mình tinh thần yêu nước, cách mạng. Năm 1927, Đồng chí tham gia phong trào học sinh chống áp bức của đế quốc và phong kiến, đòi tự do hoạt động chính trị ở thành phố Vinh, đây là thòi kỳ mà thực dân Pháp khủng bố đẫm máu phong trào cách mạng nước ta.

    Năm 1928, Đồng chí gia nhập Tân Việt Cách mạng Đảng - một trong những tố chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này và hoạt động ở thành phố Sài Gòn. Tháng 11/1928, Đồng chí bị thực dân Pháp bắt và kết án 18 tháng tù, sau đó bị trục xuất về quê. Đầu năm 1930, Đồng chí gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và tiếp tục hoạt động cách mạng, lúc này cao trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết - Nghệ Tĩnh đang diễn ra sôi nổi. Ở huyện Nghi Lộc, thực dân Pháp khủng bố dữ dội phong trào cách mạng, các đông chí trong huyện ủy lần lượt sa lưới địch, đồng chí Nguyễn Duy Trinh đã bí mật liên lạc với các đông chí của mình để thoát khỏi cuộc vây lùng của thực dân Pháp, khôi phục phong trào cách mạng ở quê hương. Đồng chí tham gia làm Bí thư Chi bộ rồi Bí thư huyện ủy Nghi Lộc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng tại quê, nhưng khi phong trào vừa nhóm lên thì bị thực dân Pháp khng bông chí Nguyễn Duy Trinh đã bị địch bắt vào cuối năm 1931.

    Đầu năm 1932, Đồng chí bị tòa án thực dân Pháp và phong kiến kết án 13 năm tù khổ sai và lần lượt bị đày đi nhiều nhà tù khét tiếng của chủ nghĩa thực dân, như: Nhà lao Vinh, Buôn Ma Thuột, Ngục Kon Tum, Nhà tù Côn Đảo. Nêu cao khí tiết của người cộng sản, đồng chí Nguyễn Duy Trinh đã coi nhà tù đế quốc là trận tuyến mới, Đồng chí đã tập hợp bạn tù đấu tranh để giảm bớt chế độ hà khắc của lao tù. Năm 1941, mặc dù mãn án tù nhưng vì là phần tử nguy hiểm nên chính quyền thực dân đã tiếp tục đày Đồng chí ở ngục tù Kon Tum. Tháng 5/1945, sau khi ra tù, Đồng chí tham gia vận động khởi nghĩa ở Vinh và Huế. Tại đây, Đồng chí đã chỉ đạo xây dựng các cơ sở cách mạng, với vai trò là hạt nhân đứng đầu lãnh đạo phong trào cách mạng, tập hợp đoàn kết các tầng lóp nhân dân để chuân bị lực lượng sẵn sàng khi thời cơ đến đứng lên giành chính quyền.

    Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, từ lúc hình thành, gây dựng phong trào cách mạng, cũng như khi bị tù đày tại các lao tù của đế quốc, đồng chí Nguyễn Duy Trinh luôn kiên định với mục tiêu, lý tưởng, nêu cao ý chí và tinh thần tiến công cách mạng. Đồng chí đã chiến đấu và hoạt động với tất cả nhiệt tình và trí tuệ của mình để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

    Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, đồng chí Nguyễn Duy Trinh được Đảng phân công làm Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ, kiêm chức Phó Chủ tịch ủy ban hành chính kháng chiến Trung Bộ. Trước khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ năm 1946, Đồng chí được phân công làm Bí thư Khu ủy Liên khu V kiêm Chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ... Thời gian công tác tại Nam Trung Bộ, đồng chí Nguyên Duy Trinh luôn bám sát thực tiễn phong trào kháng chiến, tích cực xây dựng căn cứ địa, vùng tự do cách mạng ở Nam Trung Bộ. Đặc biệt là trên cương vị Bí thư Liên khu ủy V, Đồng chí đã có nhiều đóng góp trong công tác xây dựng Đảng nói chung và xây dựng Đảng bộ Liên khu V; trực tiếp lãnh đạo phong trào kháng chiến ở Liên khu V phát triển mạnh mẽ.

    Năm 1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng tổng kết những bước đường phát triển của cách mạng Việt Nam và bổ sung hoàn chỉnh đường lối chỉ đạo cách mạng đưa sự nghiệp kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi; đồng chí Nguyễn Duy Trinh vinh dự được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, là một trong số 19 ủy viên chính thức. Phát huy những kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo trong quá trình công tác tại Nam Trung Bộ, Đồng chí tiếp tục có những đóng góp quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

    Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, năm 1955, đồng chí Nguyễn Duy Trinh đươc bu vào Ban Bí thư; năm 1956 Đồng chí được bầu là ủy viên Bộ Chính trị. Tại kỳ họp lần thứ 8, Quốc hội khóa I (4/1958), đồng chí Nguyễn Duy Trinh được cử làm Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Đến kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa I (12/1958), đồng chí Nguyễn Duy Trinh được phân công làm Chủ nhiệm Ủyban Kế hoạch Nhà nước. Trên cương vị Chủ nhiệm ủy ban Kế hoạch Nhà nước, đồng chí Nguyễn Duy Trinh đã dày công suy nghĩ, nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và thực tiễn cách mạng Việt Nam, vạch ra kế hoạch cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội; động viên toàn Đảng, toàn dân ra sức cải tạo và phát triển kinh tế, từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Nắm vững tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Duy Trinh rất chú trọng tới việc cổ vũ, động viên các giai tầng xã hội, nhất là công nhân, nông dân và trí thức thực hiện thắng lợi kế hoạch cải tạo, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

    duy-trinh.jpg

    Đồng chí Nguyễn Duy Trinh kí hiệp định Paris (ảnh: TTXVN)

    Tại Đại hội Đảng lần thứ III (9/1960), Đồng chí được bầu lại vào Bộ Chính trị và được cử làm Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm ủy ban Kế hoạch Nhà nước; sau đó lại kiêm Chủ nhiệm ủy ban Khoa học Nhà nước (1963 -1964). Trên cương vị công tác được phân công, đồng chí Nguyễn Duy Trinh luôn sâu sát thực tiễn, nỗ lực hết mình để đạt hiệu quả công việc cao nhất. Đồng chí đã có nhiều đóng góp quan trọng vào chiến lược, sách lược về phát triển kinh tế và cải tạo xã hội, phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học cho sát với từng vùng, miền, và trong từng thời điểm cách mạng, vì thế đã động viên được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân không ngừng phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

    Nhà ngoại giao tài năng của Đảng và Nhà nước

    Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh đã để lại dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, đặc biệt là trên mặt trận ngoại giao. Đó là việc ký kết Hiệp định Pa-ri kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đó là chính sách chung sống hòa bình bốn điểm với các nước Đông Nam Á - một chủ trương sáng suốt, kịp thời sau khi thống nhất hai miền, bước mở đầu của chính sách mở cửa, hội nhập, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ quốc tế của Việt Nam...

    Tháng 4/1965, trước yêu cầu mới của cách mạng, đồng chí Nguyễn Duy Trinh được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị phân công giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Đây là thời kỳ thử thách gay go nhất kể từ khi đế quốc Mỹ đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam và mở rộng chiến tranh ra miền Bắc; là thời kỳ chúng ta thực hiện đường lối đấu tranh cách mạng miền Nam trên cả ba măt trận: quân sự, chính trịvà ngoại giao để đưa đến việc ký kết Hiệp định Pa-ri, kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Đây cũng là thời kỳ diễn ra sự bất đồng sâu sắc trong phe xã hội chủ nghĩa, do đó việc giữ vững sự đoàn kết và tranh thủ sự ủng hộ to lớn của bạn bè, cộng đồng quốc tế cho sự nghiệp cách mạng của Việt Nam là nhiệm vụ rất nặng nề. Với cương vị là ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, đồng chí Nguyễn Duy Trinh phụ trách toàn bộ mặt trận ngoại giao bao gồm đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân. Đồng chí đã tích cực tham gia xây dựng, hoàn thiện đường lối, chủ trương đối ngoại của Đảng và chính sách ngoại giao của Nhà nước nhằm đoàn kết, tập hợp lực lượng quốc tế giúp đỡ, ủng hộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Đồng chí đã tham mưu nội dung, chương trình các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đồng thời đã trực tiếp tiếp xúc, gặp gỡ nhiều nước và các tổ chức tiến bộ trên thế giới để đàm phán, ký kết nguồn viện trợ và thông qua các tổ chức đoàn kết với Việt Nam, kêu gọi nhân dân các nước trên thế giới ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

    Tháng 1/1967, Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) đề ra chủ trương mở mặt trận đấu tranh ngoại giao vận dụng sách lược “vừa đánh vừa đàm, vừa đàm vừa đánh” để cùng các mặt trận quân sự và chính trị tạo thế và lực mới cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc thắng lợi. Người dân cả nước đã nức lòng khi người đứng đầu Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nguyễn Duy Trinh ra tuyên bố ngày 28/1/1967, nêu rõ: Chỉ sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và các hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ mới có thể nói chuyện. Tuyên bố này là một đòn tấn công ngoại giao lớn, nhằm làm thất bại hẳn luận điệu “đàm phán không điều kiện” mà Mỹ từng đưa ra suốt hai năm trước đó để làm bình phong leo thang chiến tranh, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán.

    Cuộc đàm phán Pa-ri về Việt Nam từ tháng 5/1968 đến tháng 1/1973 là cuộc đàm phán dài nhất để chấm dứt một cuộc chiến tranh trong thế kỷ XX, là tâm điểm đối chọi giữa nền ngoại giao nhà nghề của một siêu cường với nền ngoại giao của một nhà nước cách mạng còn non trẻ. Sau gần 5 năm đấu tranh bằng trí tuệ và bản lĩnh với hơn 200 phiên họp công khai, 45 cuộc họp riêng cấp cao, 500 cuộc họp báo, 1000 cuộc phỏng vấn, cuộc đàm phán đã kết thúc. Ngày 27/1/1973, đồng chí Nguyễn Duy Trinh - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chính thức ký Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Thắng lợi vẻ vang của đàm phán Pa-ri và Hiệp định Pa-ri đã buộc quân Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, tạo ra thế và lực mới cho cách mạng miền Nam Việt Nam, mở đường cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước. Quá trình đàm phán ở Pa-ri và Hiệp định Pa-ri là chiến thắng của một nền ngoại giao non trẻ, nhưng đầy chính nghĩa và mưu lược cửa cách mạng, Việt Nam, ghi đậm dấu ấn của nhà ngoại giao Nguyễn Duy Trinh.

    ha-noi.jpg

    Ngày 24/1/1973, nhân dân Hà Nội theo dõi tin tức qua loa phóng thanh về việc ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)

    Trong thời kỳ xây dựng lại đất nước sau hơn 30 năm bị chiến tranh tàn phá, ngành ngoại giao Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Nguyễn Duy Trinh vừa tranh thủ sự hỗ trợ của các nước xã hội chủ nghĩa và cộng đồng thế giới, vừa đấu tranh chống bao vây cấm vận. Chính trong thời kỳ khó khăn ấy, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Liên Hợp quốc, đánh dấu việc cộng đồng thế giới công nhận tính pháp lý và tư cách đại diện của Nhà nước ta tại tổ chức đa phương lớn nhất toàn cầu này. Ngày 21/7/1977, đồng chí Nguyễn Duy Trinh đã thay mặt Đảng và Nhà nước ta tham gia Lễ thượng cờ tại Trụ sở Liên Hợp quốc và cũng chính Đồng chí đã kiến tạo các chuyến thăm của lãnh đạo nước ta với các nước trong khu vực dẫn tới việc Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN. Đồng chí Nguyễn Duy Trinh đã có công lao, đóng góp lón trên mặt trận ngoại giao nước nhà.

    Đồng chí Nguyễn Duy Trinh mất ngày 20/4/1985 tại Hà Nội. Bảy mươi lăm tuổi đời, gần sáu mươi năm hoạt động cách mạng liên tục ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam của đất nước, ở bất cứ cương vị nào, đông chí Nguyễn Duy Trinh cũng chứng tỏ được vai trò, phẩm chất và bản lĩnh của một nhà lãnh đạo có tầm nhìn và tư duy sâu rộng, luôn sâu sát, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành. Đồng chí là một nhà cách mạng, một nhà ngoại giao xuất sắc của Đảng và Nhà nước ta. Suốt cuộc đời cống hiến cho cách mạng, Đồng chí đã để lại những kinh nghiệm quý trên mặt trận đối ngoại và ngoại giao.

    Ghi nhận công lao, đóng góp của đồng chí Nguyễn Duy Trinh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Đảng, Nhà nước đã trao tặng đồng chí Huân chương Sao vàng và nhiều phần thưởng cao quý khác.

    Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Duy Trinh - lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam, là dịp để chúng ta ôn lại về cuộc đời hoạt động và công lao đóng góp của Đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc nói chung và ngành ngoại giao nói riêng; qua đó giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân học tập và noi theo đồng chí Nguyễn Duy Trinh, ra sức thi đua hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, góp phần thực hiện thắng lợi sư nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế./.

  • Tác giả: Phạm Văn Tuân - phòng VH&TT huyện
  • 31-40 of 2068<  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  ...  >