Dự Lễ công bố và trao Chứng nhận có các đồng chí Lãnh đạo: Cao Thị Tuyết Lan - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Điện Biên; cùng dự còn có Đoàn đại biểu thuộc các huyện Điện Biên Đông, Mường Chà, Mường Ảng, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Nậm Pồ và Thành phố Điện Biên Phủ; đại diện các sở, ban, ngành tỉnh; Thường trực HĐND, Lãnh đạo UBND huyện, Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, các phòng, ban, cơ quan, đơn vị huyện Điện Biên; đại diện Lãnh đạo UBND, cùng đại diện các chủ thể văn hóa nghệ thuật trình diễn dân gian của người Khơ Mú 12 xã trên địa bàn huyện Điện Biên.
Là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, dân tộc Khơ Mú có khoảng 22 nghìn người, chiếm 3,9% dân số toàn tỉnh; chủ yếu sinh sống tại các huyện: Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Chà, Mường Ảng, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Nậm Pồ và Thành phố Điện Biên Phủ. Trên địa bàn huyện Điện Biên dân tộc Khơ Mú chiếm 5,99% dân sốtrong tổng số 11 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn huyện.
Các điệu múa dân gian của người Khơ Mú trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung và huyện Điện Biên nói riêng được công nhận và đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian theo Quyết định số 828/QĐ-BVHTTDL, ngày 09/3/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn toàn tỉnh có: 29 di tích được xếp hạng (gồm 01 di tích quốc gia đặc biệt, 14 di tích cấp quốc gia, 14 di tích cấp tỉnh) và 14 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thề quốc gia, trong đó có di sản thuộc loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian, Múa của người Khơ Mú, tỉnh Điện Biên.
Những điệu múa truyền thống của người Khơ Mú là sản phẩm nghệ thuật được sáng tạo bởi chính nhũng Nghệ nhân dân gian, được khơi nguồn từ cảm hứng bất tận trong niềm tin yêu, lạc quan vào cuộc sống. Nghệ thuật múa của người Khơ Mú không chỉ gắn với các nghi lễ của dân tộc, gắn với đời sống sinh hoạt thường ngày mà còn bao hàm nội dung phản ánh về tinh thần đoàn kết, gắn bó, nỗ lực của con người trước thiên nhiên; về cuộc sống lao động, sản xuất, vì sự ấm no của mỗi gia đình, của cộng đồng bằng lối thể hiện khỏe khoắn, sôi động và lạc quan. Nổi bật là các điệu múa chiêng kết hợp với ống tre, ống nứa (Tẹ ôm đing); múa đánh đao (Tẹ tăm đao); múa sạp (Tẹ Khiêps); múa chọc lỗ tra hạt (Tẹ chư mon); Múa lắc eo (Tẹ cưn viết guông); múa cá lượn (tẹ gănr cạ); múa vòng tròn (Tẹ kưn vong do) ...
(Đ/c Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Giám đốc Sở VHTT&DL phát biểu tại buổi lễ)
Phát biểu chỉ đạo tại Lễ công bố và trao Chứng nhậnđồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Điện Biên cho biết: Từ nhiều năm qua, đời sống mọi mặt của dân tộc Khơ Mú và các dân tộc trong tỉnh luôn được Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương các cấp quan tâm. Qua đó nhiều di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc được giữ gìn, bảo tồn, phục dựng, trong đó Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa của người Khơ Mú tỉnh Điện Biên. Đây cũng là sự ghi nhận và động viên xứng đáng của các cấp, các ngành đối với di sản và những chủ thể nắm giữ di sản.
Nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật của dân tộc Khơ Mú nói chung trên địa bàn tỉnh, đồng chí đề nghị chính quyên địa phương các cấp trong tỉnh, nơi có người Khơ Mú sinh sống, phối hợp với các Sở, ngành của tỉnh quan tâm thực hiện tốt một số nội dung:
Một là: Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền các quy định của Luật Di sản văn hóa, cũng như các văn bản có liên quan nhằm nâng cao nhận thức cho Nhân dân trên địa bàn, qua đó khơi dậy ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc phát hiện, gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của các loại hình di sản văn hóa, văn hóa phi vật thể tại địa phương.
Hai là: Chủ động quyết liệt triển khai các Chương trình, Kế hoạch của Trung ương, của tỉnh trong công tác bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc trên địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Ba là: Nâng cao hơn nữa đời sống vãn hóa, vật chất, tinh thần cho người dân trên địa bàn, thực hiện bảo tồn phát huy tốt nhất di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào danh mục quốc gia Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa của người Khơ Mú gắn với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sông văn hóa; xây dựng nông thôn mới; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật và các quy định khác tại địa phương.
Bốn là: Quan tâm chỉ đạo và thực hiện đúng các quy định về việc lựa chọn, xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân”, "Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thểtrên địa bàn nhằm phát huy vai trò của Nghệ nhân dân gian trong việc tuyên truyền các giá trị văn hóa tốt đẹp của di sản; tiếp tục trao truyền, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ phát triển du lịch.
Năm là: Định kỳ tổ chức các hoạt động văn hóa, trong đó có nội dung tổ chức giao lưu, trình diễn các loại hình di sản văn hóa phi vật thể của địa phương; đưa di sản Múa của người Khơ Mú tới gần hơn với du khách … để quảng bá và phát huy giá trị.
(Đ/c Nông Quang Thắng – Phó Chủ tịch UBND huyện Điện Biên phát biểu tại buổi lễ)
Đại diện cho 08 huyện, thị, thành phố phát biểu tại Lễ công bố và trao Chứng nhận đồng chí Nông Quang Thắng – Phó Chủ tịch UBND huyện Điện Biên cho biết: Lễ công bố và trao Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia múa của người Khơ Mú theo theo Quyết định số 828/QĐ-BVHTTDL, ngày 09/3/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchm đã khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với việc tôn vinh di sản văn hóa phi vật thể, mà còn là việc quảng bá, tuyên truyền cho việc lưu giữ, bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với việc phát triên kinh tế - văn hóa – xã hội của các địa phương. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp, hướng dẫn về chuyên môn của các Sở, ngành tỉnh, đặc biệt là sự nỗ lực trong công tác lãnh chỉ đạo, quản lý của các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở, nhiều nét văn hóa truyền thống, lễ hội truyền thống được phục dựng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa làm phong phú thêm trong đời sống tinh thần của nhân dân.
Đồng thời, đồng chí cũng chúc mừng đồng bào dân tộc người Khơ Mú đã làm tốt công tác quản lý và gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật trình diên dân gian múa của người Khơ Mú; điều đó đã khẳng định được bản sắc độc đáo riêng của dân tộc mình, đồng thời có tính lan tỏa rất lớn, trởthành sản phẩm nghệ thuật chung của toàn xã hội.
Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc nói chung, trong đó có Nghệ thuật trình diễn dân gian múa của người Khơ Mú trong thời gian tới và những năm tiếp theo, đồng chí đề nghị:
- Đối với cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động Nhân dân nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa không nghe, không tin những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch; giữ gìn bào tồn, phát huy những nét văn hóa truyền thống của dân tộc,trong đó có di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật trình diễn dân gian múa của người Khơ Mú.
- Đối với nhân dân: Tiếp tục bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật trình diễn dân gian múa của người Khơ Mú, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam.
(Đ/c Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Giám đốc Sở VHTT&DL trao Giấy chứng nhận cho đại diện các địa phương)
Tại Lễ công bố và trao Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia múa của người Khơ Mú, được sự ủy quyền đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Điện Biên đã trao chứng nhận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận múa Khơ Mú được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho các huyện: Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Ảng, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Chà, Nậm Pồ và TP. Điện Biên Phủ. Đây là điều kiện để các địa phương tiếp tục nâng cao nhận thức của nhân dân trên địa bàn trong việc phát hiện, gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể; phát huy giá trị văn hóa với phát triển du lịch cộng đồng.
Bảo tồn Lễ hội truyền thống “Lễ mừng cơm mới” của dân tộc Lào huyện Điện Biên | |