• Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tăng trưởng dư nợ đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng chính sách
  • Thời gian đăng: 03/10/2023 04:40:40 PM
  • Huyện Điện Biên là huyện miền núi, biên giới, huyện có tổng diện tích tự nhiên là 139.626,7 ha; có 21 đơn vị hành chính xã (trong đó: 12 xã lòng chảo, 9 xã vùng ngoài, với 12 xã biên giới), 275 thôn, bản; dân số trên 100.000 người gồm 11 dân tộc (Trong đó: 49,00% dân tộc Thái; 27,05% dân tộc Kinh; 10,70% dân tộc Mông; 5,99% dân tộc Khơ Mú; 3,38% dân tộc Lào; 2,57% dân tộc Tày; 0,48% dân tộc Nùng; 0,36% dân tộc Cống; 0,16% dân tộc Thổ; 0,15% dân tộc Mường; 0,15% dân tộc khác). Huyện có đường biên giới giáp nước bạn Lào dài 171,202 km. Trình độ dân trí của một bộ phận người dân, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế, giao thông đi lại khó khăn. Số hộ nghèo điều tra năm 2022 là 2.449 hộ, tỷ lệ 9,57%.

    atk.jpg

    Cán bộ NHCSXH huyện giải ngân nguồn vốn tín dụng chính sách tại xã

    Đến 30/09/2023 NHCSXH huyện Điện Biên đã triển khai cho vay 15 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ trên 736 tỷ đồng với trên 15.500 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 0,13%/tổng dư nợ. Nguồn vốn của Trung ương và vốn Ngân sách địa phương đã đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi cho 8.391 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo; cho vay hỗ trợ tạo việc làm duy trì và mở rộng cho 796 lao động nhàn rỗi; xây mới và nâng cấp sửa chữa 3.088 công trình vệ sinh và 3.122 công trình nước sạch; tạo điều kiện cho 38 hộ gia đình được vay vốn về nhà ở xã hội để tự xây dựng mới nhà ở.

    Song song với việc bám sát thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tín dụng hàng năm được giao. NHCSXH huyện còn bám sát tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội, tìm mọi biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng tín dụng chính sách. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ Ban quản lý Tổ TK&VV để các hộ vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

    Để nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, hàng năm NHCSXH huyện đã tham mưu cho Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện phân bổ kịp thời nguồn vốn vay đến các xã căn cứ tỷ lệ hộ nghèo và các mục tiêu, chương trình, dự án phát triển kinh tế của địa phương. Nhằm chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng; hỗ trợ tối đa cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. NHCSXH huyện đã thành lập các Điểm giao dịch đặt ở 21/21 xã trên địa bàn. Tại tất cả các Điểm giao dịch đều niêm yết công khai các chủ trương, chính sách về chương trình tín dụng ưu đãi, lãi suất cho vay; công khai danh sách hộ vay trên địa bàn… Đến nay, toàn huyện có 385 Tổ TK&VV.

    Bên cạnh mô hình tổ chức bộ máy, mạng lưới hoạt động và những giải pháp triển khai thực hiện trong thời gian qua đã giúp cho hoạt động tín dụng chính sách ưu đãi trên địa bàn huyện Điện Biên luôn đạt hiệu quả cao. Nhất là công tác quản lý nguồn vốn vay được các xã quan tâm, chỉ đạo sát sao từ khâu thành lập Tổ TK&VV đến việc bình xét cho vay nên nguồn vốn ưu đãi được triển khai nhanh chóng, kịp thời, đúng đối tượng, đảm bảo chất lượng. Các đối tượng trong diện thụ hưởng đã được tiếp cận và sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả vốn vay.

    Ông Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc NHCSXH huyện Điện Biên cho biết “Hiện nay, mạng lưới hoạt động của NHCSXH huyện được triển khai đến các thôn, bản trên địa bàn kể cả những thôn, bản sát biên giới với nước ban Lào nằm ở xa trung tâm xã. Với thủ tục cho vay đơn giản, giải ngân kịp thời, không chỉ góp phần giúp người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội mà còn góp phần đẩy lùi “tín dụng đen” trên địa bàn huyện”./.

  • Tác giả: Trung Kiên - Ngân hàng CSXH huyện
  • 61-70 of 2018<  ...  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  ...  >