Phát triển kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo đảm bảo an sinh xã hội là quan điểm nhất quán của Đảng, nhà nước trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hứng xã hội chủ nghĩa. Đảng, Nhà nước đã đề ra chủ trương: Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội; có chính sách phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; chú trọng giải pháp tín dụng chính sách tạo điều kiện và khuyến khích hộ nghèo, hộ cận nghèo phấn đấu tự vươn lên thoát nghèo bền vững, trợ giúp người nghèo chủ yếu bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn. Để thực hiện các chủ trương trên, Đảng và Nhà nước đề ra giải pháp hộ trợ xóa đói, giảm nghèo, trong đó có chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Phòng giao dịch Ngân hàng Chính huyện Điên Biên được thành lập theo Quyết định 142/QĐ-HĐQT ngày 30/03/2004 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội, một trong những chức năng nhiệm vụ quan trọng là tham mưu, giúp việc cho Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện thực hiện triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách đối người nghèo và các đối tượng chính sách khácvới phương châm “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”. Trải qua gần 20 năm xây dựng và phát triển, đồng hành cùng với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Được sự quan tâm của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Điện Biên phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội tập chung huy động các nguồn lực đẩy mạnh thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Điện Biên.
Ảnh 1: Ban đại diện HĐQT họp triển khai các chính sách tín dụng uu đãi
Trong những năm qua Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã tập trung huy động được các nguồn lực tài chính, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. NHCSXH huyện đã tích cực, chủ động thực hiện tốt công tác huy động vốn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn giải ngân các chương trình tín dụng chính sách theo chỉ tiêu được Trưởng ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh giao. Cơ cấu nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã chuyển biến theo hướng tăng nguồn vốn NHCSXH tự huy động được Ngân sách Nhà nước cấp bù lãi suất và nguồn lực tại địa phương, giảm dần nguồn vốn cấp trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các chương trình, thể hiện rõ chủ trương “đa dạng hóa nguồn lực” với phương châm “nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm”.Đến ngày 30/6/2022, tổng nguồn vốn đạt 604.904triệu đồng, tăng 555.492 triệu đồng, gấp hơn 12,2lần so với khi thành lập, Trong đó: Nguồn vốn cân đối chuyển từ Trung ương: 546.130 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 90,28%tổng nguồn vốn.Nguồn vốn huy động tại địa phương được trung ương cấp bù lãi suất: 54.810 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 9,06% tổng nguồn vốn. (Trong đó: Nguồn vốn huy động thông qua tổ TK&VV: 9.843 triệu đồng; Nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân: 44.967 triệu đồng). Nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương: 3.964 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,65%/tổng nguồn vốn. Nguồn vốn tín dụng uu đãi đã cơ bản đáp ứng nhu cầu của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện, thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình góp phần mục tiêu giảm nghèo đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.Từ việc tập chung huy động tốt các nguồn lực, Phòng giao dịch NHCSXH tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nguồn lực trên đến tận tay người nghèo và các đối tượng chính sách khác, thông qua chương trình tín dụng chính sách an toàn, hiệu quả. Từ 1chương trình tín dụng chính sách được nhận bàn giao (Chương trình hộ nghèo) từ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Điện Biên đến nay Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã và đang triển khai thực hiện 16 chương trình tín dụng chính sách,tăng 15 chương trình so với ngày mới thành lập.Đến hết30/6/2021, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 604.689 triệu đồng, tăng 555.714 triệu đồng, mức tăng trưởng đạt 12,3 lần so với thời điểm thành lập, với trên 12.014 hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ. Dư nợ của NHCSXH tập trung chủ yếu vào 02 nhóm chương trình tín dụng như sau: Tín dụng chính sách phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh tạo sinh kế và việc làm, bao gồm: cho vay Hộ nghèo, Hộ Cận nghèo, Hộ mới thoát nghèo, Hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay Giải quyết việc làm… Dư nợ đạt 551.486 đồng, chiếm 91,2%/ tổng dư nợ. Tín dụng chính sách phục vụ đời sống, sinh hoạt, bao gồm: Cho vay Học sinh sinh viên, cho vay Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, Cho vay Nhà ở xã hội… Dư nợ đạt 53.383 triệu đồng, chiếm 8,8%/ tổng dư nợ.
Ảnh 2: Cán bộ NHCSXH huyện tham đàn bò gia đình ông: Vàng A Xá Bản Sơn Tống xã Na Tông.
Trong gần 20 năm qua, vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% xã, trên địa bàn huyện, trong đó, tập trung ưu tiên cho vay các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới... Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giúp cho trên 63.700 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, góp phần giúp 14.198 hộ vượt qua ngưỡng nghèo khó; 5.190 hộ dân tộc thiểu số thoát nghèo; 1.803 lao động đươc tạo việc làm mới từ Quỹ quốc gia về việc làm, trong đó 158 lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài; 4.617 học sinh sinh viên (HSSV) được vay vốn để học tập; 2.361 hộ nghèo được hỗ trợ vốn vay để làm nhà ở theo QĐ 167 và quyết định 33; 7.936 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được xây mới; 10.469 lượt hộ ở vùng khó khăn được vay vốn sản xuất kinh doanh... Nguốn vốn vay NHCSXH đã giải quyết công ăn việc làm cho lao động phụ, lao động dôi dư ở nông thôn, góp phần giảm bớt các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự an ninh xã hội trên địa bàn. Đặc biệt, vốn cho vay HSSV đã tác động tích cực đến toàn xã hội, tạo điều kiện cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn yên tâm học tập, giảm tỷ lệ HSSV bỏ học vì không đủ khả năng trang trải chi phí học tập, mở cơ hội cho việc học và đào tạo nghề cho con em hộ nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn, bộ mặt nông thôn huyện Điện Biên đã có nhiều thay đổi và khởi sắc, nhiều hộ không những đã vươn lên thoát nghèo mà còn mua sắm được cả nhiều vật dụng gia đình có giá trị phục vụ nhu cầu sinh hoạt, nuôi con ăn học. Nhưng điều quan trọng hơn cả là đã làm thay đổi nhận thức, suy nghĩ của người dân trong huyện “có vay, có trả”, không trông chờ, ỉ lại vào Nhà nước, biết phát huy sử dụng hiệu quả đồng vốn vay để phát triển kinh tế gia đình vươn lên thoát nghèo. Lòng tin của người dân đã được tăng cường và củng cố hơn vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta nói chung và huyện Điện Biên nói riêng
Có thể khẳng định rằng trải qua 20 thực hiện tín dụng chính sách xã hội đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác mà Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Điện Biên triển khai đến nay đã thực sự đi vào cuộc sống, được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và bà con nhân dân trên địa bàn huyện đồng tình ủng hộ. Từ những kết quả đạt được cho thấy tín dụng chính sách đã đạt được hiệu quả tích cực, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Việc triển khai cho vay các chính sách tín chính sách của phòng giao dịch NHCSXH huyên Điên Biên đã góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tệ cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn, nguồn vốn ưu đãi thực sự là đòn bẩy quan trong kích thích người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo, qua đó góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đã đề ra về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tập trung phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn./.