Những năm qua, phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Điện Biên diễn ra sôi nổi, thu hút được sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân, sự vào cuộc tích cực của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. Với vai trò quan trọng trong việc thực hiện các tiêu chí liên quan đến giáo dục đào tạo (tiêu chí số 5 và số 14), thời gian qua ngành Giáo dục – Đào tạo đã tham gia tích cực, hiệu quả góp phần không nhỏ vào thành công chung của huyện.
Đ/c Đặng Quang Huy – HUV – Trưởng Phòng GD&ĐT trao quà tài trợ cho 10 hộ gia đình thuộc xã Hẹ Muông để xóa nhà tạm, nhà dột nát
Từ năm 2018 đến nay Phòng GD&ĐT đã giúp đỡ 4 xã (gồm xã Thanh Yên, xã Núa Ngam xã Pa Thơm và gần đây nhất là xã Hẹ Muông) xóa nhà tạm, nhà dột nát và xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh để xây NTM. Riêng trong năm 2022, Phòng GD&ĐT đã tổ chức kêu gọi sự ủng hộ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành đóng góp được tổng số 100.000.000 đồng và đã phối hợp với UBND xã Hẹ Muông để trao tận tay cho 10 hộ dân để xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Để làm được điều đó, ngành GD&ĐT đã thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp, cụ thể: Ngành đã làm tốt việc tổ chức phổ biến chủ trương của Đảng và Nhà nước về Chương trình xây dựng NTM trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh, đồng thời phối hợp với các ngành chức năng xây dựng kế hoạch thực hiện các tiêu chí về trường học và giáo dục một cách cụ thể, khoa học phù hợp với điều kiện thực tế của huyện. Chỉ đạo trong toàn ngành Đẩy mạnh công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia; củng cố, duy trì và nâng cao các tiêu chí đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” huyện Điện Biên. Các trường cấp THCS đẩy mạnh công tác phân luồng, định hướng giáo dục tiếp cận nghề nghiệp cho học sinh THCS giúp học sinh có thái độ đúng đắn về học nghề và chủ động lựa chọn các loại hình học nghề sau khi tốt nghiệp THCS cho phù hợp. Phối hợp với các trường THPT, Trung tâm GDNN - GDTX, các trường dạy nghề đẩy mạnh tuyên truyền học sinh sau khi tốt nghiệp THCS tiếp tục vào học các trường THPT, TTGDTX hoặc đi học nghề nâng cao chỉ số tiêu chí 14 trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và đạt chuẩn phổ cấp giáo dục THCS mức độ 3 ở các xã. Bố trí ngân sách để tu sửa, nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường năm 2022. Huy động nguồn kinh phí các tổ chức, cá nhân hỗ trợ xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất, đồ dùng, quần áo, sách vở, tiền ăn học sinh… cho các trường. Tính đến hết năm học 2021-2022, toàn ngành đã kêu gọi được trên 13,02 tỷ đồng đầu tư cho giáo dục (trong đó khoảng 5,06 tỷ tu sửa, xây dựng cơ sở vật chất; 7,96 tỷ hỗ trợ ăn bán trú, trao học bổng, hỗ trợ đồ dùng học tập, quần áo ấm, chăn ấm cho học sinh…) góp phần tích cực trong công tác huy động, duy trì sĩ số học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục và tăng cường cơ sở vật chất cho các trường. Với những nỗ lực cố gắng của toàn ngành, đến nay toàn huyện có 17/21 xã đạt tiêu chí số 5 và 21/21 xã đạt tiêu chí số 14 trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới..
Chính nhờ việc làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến tới trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, ngành GD&ĐT đã góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành mục tiêu chung đối với công tác xây dựng NTM trên địa bàn huyện trong thời gian qua.
Xã Thanh Luông huyện Điện Biên giao thông nông thôn hoàn thành 90% theo tiêu chí NTM | |
Xã Mường Phăng có 10/19 tiêu chí đạt chuẩn Nông thôn mới | |