• Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Những nét đổi mới trong công tác văn hóa – văn nghệ ở cơ sở, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Điện Biên
  • Thời gian đăng: 26/04/2018 03:27:07 PM
  • Huyện Điện Biên là vùng đất lịch sử, nơi hội tụ, lưu giữ và phát triển nền văn hóa tiêu biểu của các dân tộc vùng Tây Bắc. Huyện có 465 thôn, bản; trên 27.000 hộ, trên 116.000 người; gồm 8 dân tộc anh em (dân tộc Thái 52,89%, Kinh 27,03%, Mông 9,96%, Khơ Mú 5,58%, Lào 2,84%, còn lại là các dân tộc khác chiếm 1,7%); huyện có nhiều di tích lịch sử nằm trong quần thể Di tích lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ và những danh lam thắng cảnh, hang động đẹp, các điểm văn hóa, tâm linh như: cụm di tích lịch sử Mường Phăng, Thành Bản phủ, Động Pa Thơm, Động Chua Ta; các bản văn hóa du lịch như: Bản Ten, Bản Mển, Bản Hoong Lếch Cang…

  • Xác định: “phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”. Trên tinh thần đổi mới tư duy, chủ động, sáng tạo, nhận diện những tiềm năng, thế mạnh, những điểm khác biệt riêng có, nhất là trong lĩnh vực văn hóa bản sắc các dân tộc trên địa bàn huyện. Không chỉ nhằm tạo dựng, củng cố, xây dựng nền tảng tinh thần cho xã hội, cho cộng đồng các dân tộc mà còn nhằm tạo ra động lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố thế trận quốc phòng, đảm bảo an ninh trật tự, chủ quyền biên giới quốc gia. Với tinh thần đó, kế thừa phát huy những kết quả đạt được, trong những năm qua, các cấp ủy Đảng bộ huyện Điện Biên đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác văn hóa - văn nghệ, đặc biệt là thực hiện nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII; Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09-6-2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đã cụ thể hóa các chỉ thị nghị quyết của Đảng các cấp thành các kế hoạch để triển khai, thực hiện. Thường xuyên kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác văn hóa ở cơ sở. Ban hành Nghị quyết số 05-NQ/HU về chủ trương hỗ trợ xây dựng Nhà Văn hóa thôn, bản trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020 nhằm thúc đẩy Chương trình xây dựng nông thôn mới, góp phần hoàn thiện các cơ sở thiết chế văn hóa ở cơ sở (hỗ trợ làm nhà văn hóa nhà xây cấp 4 là 150 triệu đ, nhà sàn là 200 triệu đồng/ nhà). UBND, UBMTTQ các đoàn thể từ huyện đến cơ sở thuộc huyện đã cụ thể hóa các nghị quyết của huyện thành các kế hoạch để triển khai, thực hiện. Cấp ủy, chính quyền cơ sở đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, làm tốt công tác tuyên truyền, để mọi ng­ười dân nhận thức đúng đắn về quan điểm xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp, các ngành, các đoàn thể trên địa bàn huyện; xây dựng kế hoạch, tổ chức các chương trình hoạt động, chăm lo bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sinh hoạt văn hoá của nhân dân trên địa bàn.

    Huyen1.jpg

    Tiết mục biểu diễn của xã Pá Khoang huyện Điện Biên mô phỏng lễ hội tra hạt của dân tộc Khơ Mú

    Đến nay toàn huyện có 117 nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng; 12 xã đạt tiêu chí số 16 về văn hóa, 320/465 thôn bản được công nhận thôn, bản văn hóa, 153/164 cơ quan đơn vị đạt cơ quan đơn vị văn hóa, đạt 93,29% so với số đăng ký; 02 xã Thanh Chăn, Noong Hẹt đạt chuẩn nông thôn mới; 08 xã đang trình tỉnh xét duyệt công nhận hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2017, có 406 đội văn nghệ quần chúng, 80% số thôn bản, 95% cơ quan, đơn vị thường xuyên có hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT sôi nổi. Hỗ trợ xây dựng 10 nhà văn hóa cho 05 xã với tổng kinh phí 1.830 triệu đồng từ nguồn ngân sách huyện.

    Năm 2017, Đội tuyên truyền lưu dộng của huyện đã thực hiện 130 buổi hoạt dộng, với trên 93 nghìn lượt người xem; Đội văn nghẹ quần chúng cơ sở tổ chức 1.550 buổi hoạt động tuyên truyền và giao lưu văn nghệ; tổ chức 175 buổi chiếu phim ở vùng cao, với khoảng trên 55.000 lượt người xem; trên 15 nghìn lượt người truy cập intenet. Các hoạt động VHVN hướng về cơ sở; đổi mới về nội dung, phong phú về hình thức, phát triển mạnh mẽ, phù hợp với điều kiện ở cơ sở; đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa của nhân dânthông qua việc tổ chức nhiều hội thi, hội diễn văn nghệ, thể dục thể thao và Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", phong trào thi đua yêu nước gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ chính trị. Hiện có 19.387/19.682 hộgia đình đạt gia đình văn hóa, đạt  68,54%.

    Công tác bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch đã có bước phát triển và đạt được một số kết quả quan trọng. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội lịch sử, lễ hội dân gian truyền thống thường xuyên được tổ chức; công tác kiểm kê, lập hồ sơ, công nhận di sản văn hóa phi vật thể được duy trì, các thiết chế văn hóa được đầu tư nâng cấp và hoạt động có hiệu quả.Cùng với việc duy trì tổ chức Ngày hội Văn hóa thể thao và du lịch các dân tộc gắn với Lễ hội lịch sử Thành Bản Phủ... Huyện Điện Biên đã quan tâm chỉ đạo việc thực hiện các hoạt động Bảo tồn, phục dựng và lưu giữ Di sản văn hóa, các lễ hội dân gian như: Hằng năm tổ chức thành công ngày hội văn hóa dân tộc Mông, lễ Sên bản (Dân tộc Thái); hiện nay tỉnh đang chỉ đạo Lễ Sên mường - Bản Tông khao, công trình khoa học của đ/c Chu Thùy Liên - Hội VHNT tỉnh thực hiện năm 2012 đến nay (Tâm linh).Hằng năm tổ chức Lễ hội Cầu mưa (Dân tộc Lào, Khơ Mú), Lễ hội Mừng lúa mới (Dân tộc Lào, Khơ Mú, Thái); Giao lưu văn nghệ tại các bản văn hóa du lịch và các trò chơi dân gian dân tộc, nghệ thuật dân gian truyền thống như hát đối, hát giao duyên, hạn khuống, xòe cổ dân tộc Thái... tạo không khí lễ hội vui tươi, lành mạnh, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia

    Đã lồng ghép việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Vận động các nghệ nhân truyền dạy các điệu múa, bài hát của dân tộc mình cho thế hệ kế cận.

    Hằng năm tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc (18/11), tạo điều kiện để các dân tộc giao lưu, học hỏi, thắt chặt tình đoàn kết giữa các khu dân cư góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc ở địa phương.

    Để giá trị văn hóa giàu bản sắc được bảo tồn, phát huy, phát triển, gắn với các sự kiện chính trị, kỷ niệm trọng đại trong năm, huyện đã chỉ đạo và triển khai xây dựng cuốn sách “Hương sắc Điện Biên” viết về phong cảnh, đời sống sinh hoạt và nét đặc trưng văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện, tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ từ huyện đến cơ sở, tập hợp các nhân tố văn nghệ, nghệ nhân dân gian tham gia các giải của tỉnh, lựa chọn xây dựng đĩa DVD các ca khúc, hình ảnh văn hóa đặc sắc của huyện..vv

    Với sự nỗ lực của cấp ủy Đảng chính quyền địa phương và sự nhiệt tình hưởng ứng của nhân dân trên địa bàn toàn huyện. Năm  2017 Huyện Điện Biên đã có 3 di sản Văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia đó là Lễ hội Thành Bản Phủ, di sản Nghệ thuật Xòe Thái và Tết Té nước dân tộc Lào. Hiện nay huyện đang tiếp tục  chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục kiểm kê, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với Di sản "Lễ hội Tra hạt" dân tộc Khơ Mú;  "Lễ hội Cầu mưa" dân tộc Lào, dân tộc Khơ Mú; di sản "Hội ném còn" dân tộc Thái, "Ném Pao, Đánh Tulu" của dân tộc Mông. Lễ hội Tết hoa dân tộc Cống...

    Huyen2.jpg

    Ảnh: Lễ xên bản tại Bản Co Mỵ xã Thanh Chăn huyện Điện Biên

    Có thể nói hoạt động văn hóa, văn nghệ gắn với bảo tồn phát huy phát triển các giá trị văn hóa trên địa bàn huyện Điện Biên đã được quan tâm đặc biệt, chỉ đạo, tổ chức triển khai một cách sâu sắc, toàn diện. Bức tranh hoạt động văn hóa, văn nghệ phong phú, đặc sắc, đa sắc màu đã góp phần tích cực, phát huy nội lực, khai thác tiềm năng thế mạnh, khắc phục những khó khăn, phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, đời sống vất chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Đặc biệt, chú trọng giữ gìn văn hóa bản sắc, xây dựng thành cột mốc văn hóa, khẳng định chủ quyền dân tộc Việt Nam trong mỗi người dân, góp phần giữ vững an ninh biên giới, chủ quyền quốc gia, xây dựng đường biên giới Việt – Lào hòa bình, hữu nghị, ổn định cùng phát triển.

    Sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai hoạt động văn hóa, văn nghệ gắn với bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn huyện Điện Biên chính là yếu tố phát huy thế mạnh cùng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, đường biên giới hùng vĩ là những giá trị khác biệt, tài nguyên du lịch quý báu để huyện phát triển du lịch. Để làm tốt hơn nữa, cùng với việc duy trì, đẩy mạnh và phát triển văn hóa văn nghệ, huyện đang triển khai xây dựng công tác bảo tồn, phát huy phát triển giá trị văn hóa các dân tộc gắn với xây dựng quy hoạch phát triển du lịch mà trọng tâm là nhằm biến những giá trị văn hóa giàu bản sắc của đồng báo các dân tộc trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất, văn hóa dân gian tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc, khác biệt riêng có của Điện Biên, góp phần tạo sự phát triển đột phá trong kinh tế và văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế xây dựng Điện Biên ngày càng giàu đẹp, văn minh.

  • Tác giả: Khánh Huyền - Ban tuyên giáo Huyện ủy huyện Điện Biên
  • Lễ hội mừng cơm mới dân tộc Thái bản U Va, xã Noong Luống, huyện Điện Biên năm 2024.
    2001-2010 of 2096<  ...  196  197  198  199  200  201  202  203  204  205  ...  >