Trong Chỉ thị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đánh giá: Thời gian qua, thực hiện Quyết định của Bộ Chính trị về Quy chế giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, công tác giám sát, phản biện xã hội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân về giám sát, phản biện xã hội được nâng lên; nội dung, phương thức thực hiện ngày càng thực chất, tập trung vào những vấn đề quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân và dư luận xã hội quan tâm, bức xúc; góp phần tăng cường quyền làm chủ, sự đồng thuận của Nhân dân trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng. Đồng thời, Ban Bí thư Trung ương Đảng cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong công tác giám sát, phản biện xã hội.
Để tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, Ban Bí thư Trung ương Đảng yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị số 18-CT/TW.
Thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Kế hoạch số 95-KH/TU, ngày 24/5/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW; ngày 29/6/2023, Ban Thường vụ Huyện ủy Điện Biên đã ban hành Chương trình hành động số 109-CTr/HU về thực hiện Kế hoạch số 95-KH/TU, ngày 24/5/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
Theo đó, Ban Thường vụ Huyện ủy Điện Biên yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức quán triệt sâu sắc, cụ thế hóa và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung của Chỉ thị số 18 - CT/TW của Ban Bí thư Trung ương; Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành Quy chế giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; Quy định số 124-QĐ/TW, ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về giám sát của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên; Nghị quyết số 15-NQ/TU, ngày 18/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho cán bộ, đảng viên giai đoạn 2021-2025. Kịp thời thông tin về hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền các cấp, nhất là xây dựng và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, dự án có tác động, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.
MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức giám sát, phản biện xã hội theo hướng chủ động, từ sớm, từ cơ sở, dân chủ, khách quan, mang tính xây dựng; chú trọng giám sát theo chuyên đề, tập trung vào những chủ trương, chính sách lớn, ưu tiên những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, những vấn đề dư luận xã hội quan tâm, bức xúc. Tăng cường giám sát thực hiện kiến nghị của cử tri và Nhân dân.
Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện phát huy tốt vai trò của ban tư vấn cấp huyện trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội. Hướng dẫn Ban Thường vụ Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã phối hợp với các tổ chức thành viên cùng cấp triển khai các hoạt động giám sát, phản biện xã hội tại địa phương.
Ban Dân vận Huyện ủy chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện theo dõi, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình hành động của Ban Thường vụ Huyện ủy.
Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù, người bị áp dụng các biện pháp tư pháp. giai đoạn 2018 - 2021 | |