• Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Điện Biên ký kết văn bản liên tịch về thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách với các tổ chức chính trị xã hội
  • Thời gian đăng: 19/01/2022 08:00:46 AM
  • Chiều ngày 14/01/2021, Tại hội trường UBMTTQ và các hội đoàn thể huyện Điện Biên. Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Điện Biên cùng với 04 tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác (Hội nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện Điện Biên) tổ chức lễ ký kết văn bản liên tịch cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tham dự lễ ký kế có các đồng chí: Nguyễn Viết Thanh Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, các đồng chí Lãnh đạo 04 tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác cấp huyện cùng các đồng chí chuyên viên các hội đoàn thể.

    a1.png

    Ảnh: Lễ ký kết văn bản liên tịch giưa NHCSXH huyện Điện Biên với các tổ chức chính trị xã hội huyện.

    Tại buổi lễ ký kết Phòng giao dịch NHCSXH huyện ký văn bản liên tịch thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với các tổ chức chính trị xã hội huyện với cac nội dung:

    Công tác tuyên truyền, vận động:Thực hiện tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về tín dụng chính sách xã hội; các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; quy trình, hồ sơ, thủ tục vay vốn tại NHCSXH; quy định về hoạt động của Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV)

    Kiểm tra, giám sát hoạt động ủy thác của Hội, đoàn thể cấp xã:Hằng năm, Hội, đoàn thể cấp huyện xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động ủy thác của Hội, đoàn thể cấp xã. Thông báo kết quả kiểm tra, giám sát cho NHCSXH cùng cấp và Hội, đoàn thể cấp trên để theo dõi và phối hợp khi cần thiết. Công tác kiểm tra, giám sát hằng năm phải đảm bảo: Tổ chức kiểm tra 100% Hội, đoàn thể cấp xã; tại mỗi xã được kiểm tra, thực hiện kiểm tra ít nhất 15% Tổ TK&VV; tại mỗi Tổ được kiểm tra, thực hiện kiểm tra ít nhất 05 khách hàng vay vốn:

     Công tác tập huấn:Hằng năm, tổ chức hoặc phối hợp với NHCSXH thực hiện tập huấn cho 100% cán bộ chuyên trách của Hội, đoàn thể cấp xã về nghiệp vụ ủy thác; các chương trình tín dụng; cơ chế, chính sách và văn bản mới; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số về sản phẩm cho vay, sản phẩm dịch vụ của NHCSXH

    Các hoạt động phối hợp thực hiện cùng NHCSXH:

    a) Tham mưu cấp ủy, chính quyền cùng cấp xây dựng kế hoạch tín dụng hằng năm, bố trí bổ sung nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH và triển khai hiệu quả vốn tín dụng chính sách xã hội; chủ động báo cáo kết quả thực hiện hoạt động ủy thác, các khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị.

    b) Triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá và đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền liên quan đến chính sách tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

    c) Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong cung cấp, sử dụng các sản phẩm cho vay, sản phẩm dịch vụ của NHCSXH cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

    d) Thực hiện công tác truyền thông, tuyên truyền về việc triển khai các chính sách tín dụng, hoạt động ủy thác, hoạt động giao dịch xã, hoạt động Tổ TK&VV, điển hình tiên tiến trên các báo, trang điện tử của NHCSXH và Hội, đoàn thể.

    đ) Thực hiện đánh giá chất lượng hoạt động ủy thác của Hội, đoàn thể; chỉ đạo Hội, đoàn thể cấp xã thực hiện các giải pháp củng cố nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, hoạt động ủy thác, hoạt động Tổ TK&VV, tập trung tại các đơn vị, địa bàn có chất lượng hoạt động yếu hoặc tiềm ẩn nợ xấu phát sinh.

    Với việc ký văn bản liên tịch cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giữa Phòng giao dịch NHCSXH huyện với 04 tổ chức chính trịnh xã hội huyện có ý nghĩa to lớn trong việc triển khai và quản lý vốn tín dụng chính sách xã hội: Thứ nhất việc ủy thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị xã hội đã Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị - xã hội, tạo nên một kênh dẫn vốn, quản lý vốn tín dụng chính sách an toàn, hữu hiệu, tin cậy đối với nhân dân và cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Tư hai đã xã hội hóa, công khai hóa hoạt động tín dụng chính sách nói chung và hoạt động của NHCSXH nói riêng, để nhân dân cùng tham gia giám sát và thực hiện, nhằm đưa vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng; đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng chính sách và củng cố thêm mối quan hệ chặt chẽ giữa NHCSXH với các tổ chức Hội, đoàn thể. Thư ba củng cố hoạt động của tổ chức Hội, đoàn thể. Thông qua hoạt động ủy thác của NHCSXH, các tổ chức Hội, đoàn thể có điều kiện quan tâm hơn đến hội viên làm cho sinh hoạt Hội, đoàn thể có nội dung phong phú hơn, lồng ghép triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị khác góp phần tiết giảm chi phí xã hội. Thứ tư giúp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với các hoạt động vay vốn, gửi tiền của NHCSXH một cách nhanh chóng, thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí khi vay vốn./.

  • Tác giả: Nguyễn Văn Dũng - Ngân hàng CSXH huyện
  • Huyện đoàn Điện Biên Kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Tổng kết “Tháng thanh niên” năm 2018.
    301-310 of 2087<  ...  26  27  28  29  30  31  32  33  34  35  ...  >