• Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện (NHCSXH) nâng cao chấp lượng phục vụ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua các hoạt động tại các Điểm giao dịch xã.
  • Thời gian đăng: 29/11/2022 03:23:18 PM
  • Phòng giao dịch NHCSXH huyện Điện Điện Biên được thành lập và đi vào họat động theo Quyết định số142/NHCS-KHNV ngày 30/3/2004 của Hội đồng quản trị NHCSXH, với nhiệm vụ trọng tâm là tham mưu cho Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện triển khai các hoạt động của NHCSXH. Thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Bám sát sự chỉ đạo NHCSXH tỉnh Cấp ủy, chính quyền địa phương trên địa bàn huyện, những năm qua Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách. Đến hết 31/10/2022 tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 628.768 triệu đồng, với trên 14.105 hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ. Vốn tín dụng ưu đãi đã giúp cho hàng trăm nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, góp phần không nhỏ trong công tác giảm nghèo xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Để hoạt động cho vay vốn đạt hiệu quả cao, trong quá trình triển khai chính sách tín dụng ưu đãi một trong các giải pháp quan trong được Phòng giao dịch NHCSXH huyện tổ chức thực hiện triển khai đó là tổ chức và duy trì hiệu quả hoạt động tại tất cả các Điểm giao dịch xã trong toàn huyện.

    A1.jpg

    Ảnh: NHCSXH huyện giao dịch tại Điểm giao dịch xã Thanh An

    Theo ông Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Điện Biên cho biết. Để hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với các chính sách tín dụng ưu đãi của chính phủ thuận lợi, tiết giảm chi phí, thực hiện quy chế dân chủ, công khai và tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội trong việc triển khai và thực hiện chính sách tín dụng. Trong những năm qua Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã tổ chức thành lập tổ giao dịch lưu động để thực hiện giao dịch lưu động tại các xã nhằm phục vụ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong việc vay vốn phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Đến nay Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đặt 21 Điểm giao dịch tại 21 xã, tại mỗi Điểm giao dịch thực hiện niêm yết công khai các thông tin về chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của nhà nước đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác về: Đối tượng vay vốn; lãi suất cho vay; số tiền cho vay và thời hạn cho vay tối đa đối với tường chương trình tín dụng chính sách …. qua đó đã giúp người dân nắm bắt và tiếp cận kịp thời các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ.

    Với mục tiêu lấy Điểm giao dịch xã làm trọng tâm trong việc thực hiện công khai hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, qua đó đã tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận các dịch vụ tín dụng ưu đãi của Chính phủ nhanh chóng, thuân tiện, an toàn và tiết giảm chi phí cho người vay, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị. Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Điện Biên đã tổ chức thành lập tổ giao dịch lưu động để thực hiện giao dịch lưu động tại các xã trên địa bàn huyện, nhằm phục vụ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong việc vay vốn phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Đến nay Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã thành lập được 21/21 Điểm giao dịch xã tại tất cả các xã trên địa bàn huyện. Hoạt động tại các điểm giao dịch xã đã tập chung thực hiện các mặt hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng chính sách xã hội, các Tổ giao dịch lưu động thực hiện giao dịch lưu động tại điểm giao dịch xã tối thiểu 1 tháng 1 lần vào các ngày cố định. Tại phiên giao dịch xã, Tổ giao dịch xã thực hiện các nghiệp vụ giải ngân trực tiếp đến người vay, trực tiếp thu nợ từ người vay; thu lãi thu tiền gửi của tổ viên tổ TK&VV do tổ trưởng nhận ủy nhiệm đến nộp; chi trả phí ủy thác; hoa hồng cho hội đoàn thể và Ban quản lý tổ TK&VV; thực hiện các nghiệp vụ về xử lý rủi ro, nợ đến hạn, nợ quá hạn, và tổ chức họp giao ban với các hội đoàn thể nhận ủy thác, các tổ TK&VV và chính quyền địa phương để nắm bắt tình hình hoạt động tín dụng tại xã để có những biện pháp xử lý phù hợp.

    Việc tổ chức hoạt động giao dịch lưu động tại các Điểm giao dịch xã đã đáp ứng yêu cầu về việc tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng chính sách ưu đãi của chính phủ đối với người nghèo và các các đối tượng chính sách, tiết giảm chi phí giao dịch của người vay, thực hiện dân chủ, công khai việc sử dụng vốn tín dụng chính sách, tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc kiểm tra, giám sát và giúp đỡ người vay sử dụng vốn có hiệu quả. Bên cạnh đó việc đưa hoạt động giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội về xã phục vụ cho vay, thu nợ, thu lãi và giải quyết các nghiệp vụ liện quan tại trụ sở UBND xã đã tạo điều kiện cho UBND xã tổ chức hội đoàn thể gắn kết với nhân dân, kéo người dân gần gũi với với cấp ủy, chính quyền địa phương, đồng thời tạo lập và duy trì các mối quan hệ phối hợp với cấp ủy, chính quyền, hội đoàn thể cấp xã từ đó thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn. Thông qua hoạt động giao dịch xã cũng giúp cho cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện được đào tạo thực tiễn, trao dồi kiến thức chuyện môn nghiệp vụ và nâng cao kỹ năng giải quyết công việc, kỹ năng giao tiếp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ “giỏi một việc biết nhiều việc”.

  • Tác giả: Nguyễn Văn Dũng - Ngân hàng CSXH huyện
  • 1851-1860 of 2088<  ...  181  182  183  184  185  186  187  188  189  190  ...  >