Tham dự, có bà Nguyễn Thị Tuyết Phó Chánh Văn phòng Hội Nông dân tỉnh Điện Biên, ông Nguyễn Quang Khải, Phó trưởng phòng Phòng Lao động - TB&XH huyện, ông Trịnh Văn Toàn, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Nông dân tỉnh; ông Nguyễn Đăng Hùng Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện, cùng đại diện Thường trực Đảng uỷ, lãnh đạo UBND, các hội đoàn thể và 175 học viên tham gia các lớp đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn các xã Noong Hẹt, Pom Lót, Hua Thanh, Thanh Luông và Na Ư.
Sau thời gian 02 tháng tham gia các lớp đào tạo nghề, 140 học viên đã được học lý thuyết kết hợp thực hành từ đơn giản đến phức tạp như: Giới thiệu về đặc tính của cây trồng và chăm sóc cây trồng; cách nhận biết các nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp chuẩn đoán và điều trị các loại sâu bệnh đối với cây ngô và cây ăn quả. Các thao tác cơ bản trong hoạt động thực hành như: Phương pháp chọn đất, cách ngâm ủ, gieo hạt, cách trồng, chăm sóc, phòng trừ bệnh, thu hái và bảo quản.
(Học viên lớp ĐTN kỹ thuật trồng và quản lý dịch hại trên cây ngô bản Na Ư, xã Na Ư nhận Chứng chỉ đào tạo nghề)
bẳng phương pháp cầm tay chỉ việc của giảng viên đã cung cấp cho 35 học viên (Lớp trồng ký thuật trồng, bảo quản, sơ chế nấm tại bản Na Hai, xã Pom Lót) các kiến thức cơ bản về: Nhân giống nấm; Trồng nấm rơm, nấm sò. Nắm được các kỹ năng về lựa chọn, vệ sinh, sử dụng các thiết bị, dụng cụ, vật tư, nguyên liệu nhân giống và nuôi trồng nấm đúng yêu cầu kỹ thuật; Chuẩn bị môi trường và cấy chuyền giống nấm theo đúng trình tự; Thực hiện các bước làm giá thể, cấy giống, theo dõi điều khiển sự phát triển sợi nấm, chăm sóc, thu hái nấm và sơ chế, bảo quản các loại nấm theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; Phát hiện kịp thời bệnh sinh lý, bệnh nhiễm ở nấm và tìm được biện pháp khắc phục...
(Đồng chí Trịnh Văn Toàn – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Nông dân tỉnh Điện Biên phát biểu bế giảng lớp ĐTN tại xã Hua Thanh)
Qua các lớp học, các học viên sẽ áp dụng những kiến thức đã học vào vận dụng thực tế tại các hộ gia đình và tuyền truyền tới bà con nhân dân trong thôn, xã cách trồng ngô, nấm, cây ăn quả chất lượng cao để có sản phẩm bán ra thị trường tăng thêm thu nhập cho gia đình.
(Đồng chí Tòng Văn Suôn – Phó chủ tịch UBND xã Thanh Luông phát biểu tại buổi bế giảng lớp học nghề)
Tại buổi bế giảng, đại diện cấp ủy, chính quyền các địa phương cũng đề nghị trong thời gian tới Trung tâm Hỗ trợ Nông dân tỉnh và Phòng Lao động – TB&XH huyện tiếp tục quan tâm mở nhiều lớp hơn nữa trên địa bàn, nhất là các nghề trồng trọt áp dụng kỹ thuật công nghệ cao, kỹ thuật chăn nuôi, phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm... giúp cho lao động tại địa phương được chuyển giao khoa học kỹ thuật, áp dụng vào thực tiễn, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trong sản xuất, góp phần phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo bền vững và hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao của địa phương trong thời gian đến.