• Tuyên truyền, phổ biến các quy định về sử dụng thiết bị âm thanh không dây, quản lý thiết bị và tần số vô tuyến điện
  • Thời gian đăng: 19/02/2025 10:15:19 AM
  • Tải file văn bản đính kèm
  • Ngày 14/02/2025, Sở Thông tin và Truyền thông ban hành Công văn số 227/STTTT-CĐS về việc tuyên truyền về việc sử dụng thiết bị âm thanh không dây.

  • Theo đó, qua nắm bắt thực tế, trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng; nhiều cửa hàng, cơ sở kinh doanh buôn bán các thiết bị không dây được miễn cấp phép chưa đúng theo quy định tại Thông tư 08/2021/TT-BTTTT ngày 14/10/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông: Sử dụng sai tần số cho phép có thể gây can nhiễu đến các tần số khác. Cụ thể:

    Một số đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị không dây có tần số vô tuyến hoạt động trong dải tần số từ 694MHz đến hơn 800MHz như:

    - Thiết bị trợ giảng: APORO T20 hoạt động ở tần số 766 MHz; thiết bị AKER MR2500 (tần số 718MHz), thiết bị APORO T30 (tần số 727MHz), thiết bị UNIZONE (tần số 727MHz), thiết bị SHIDU SD-S611 (tần số 701MHz).;

    - Thiết bị Micro hội nghị, loa kéo: SHURE UGX-9, hoạt động ở tần số 751MHz; thiết bị PRO ASIA ELECTRONIC, hoạt động ở tần số 718MHz, 786MHz.

    Để đảm bảo việc tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị âm thanh không dây gây can nhiễu tới băng tần 700MHz phục vụ hệ thống thông tin di động 5G trên địa bàn tỉnh. Sở Thông tin và truyền thông đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân một số nội dung như:

    - Không quảng cáo, kinh doanh, sử dụng thiết bị âm thanh không dây không có chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.

    - Khi mua sắm và sử dụng các thiết bị âm thanh không dây cần kiểm tra rõ nguồn gốc, xuất xứ, được gắn dấu hợp quy hay không (gắn trên thiết bị hoặc bao bì của sản phẩm).

    - Chủ động rà soát, thay thế các thiết bị đang sử dụng không đáp ứng các quy định của pháp luật (Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT ngày 14/10/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông).

    - Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về việc sử dụng thiết bị đúng quy định để tránh vi phạm. 

    - Các hành vi vi phạm về quảng cáo, kinh doanh, sử dụng thiết bị âm thanh không dây không có hợp chuẩn, hợp quy sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

    Nhằm tăng cường công tác quản lý, chấp hành các quy định của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện (VTĐ), Cổng thông tin điện tử huyện thông tin một số quy định để các tổ chức, cá nhân tham khảo như sau:

    I. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI KINH DOANH, SỬ DỤNG MICRO KHÔNG DÂY

    1. Không được sản xuất, nhập khẩu, mua bán thiết bị âm thanh không dây không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật và không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

    2. Người sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và sử dụng dấu hợp quy đối với thiết bị âm thanh không dây trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường.

    3. Không được sử dụng thiết bị âm thanh không dây (micro không dây, loa không dây…) không có chứng nhận hợp quy; không phù hợp các điều kiện kỹ thuật và khai thác quy định tại Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT ngày 14/10/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về miễn giấy phép sử dụng tần số và thiết bị VTĐ.

    4. Kinh doanh thiết bị âm thanh không dây, không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định số 17/2022/NĐ-CP, ngày 31/01/2022 của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và vảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.

    5. Sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thiết bị âm thanh không dây không chứng nhận hợp quy, không công bố hợp quy hoặc không gắn dấu hợp quy trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường, không duy trì liên tục chất lượng như đã được chứng nhận hoặc công bố sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, buộc thu hồi thiết bị đang lưu thông trên thị trường theo quy định tại Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số VTĐ, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử; Nghị định số 14/2022/NĐ-CP, ngày 27/01/2022 của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.

    6. Sử dụng thiết bị âm thanh không dây được miễn giấy phép sử dụng tần số VTĐ (không tuân thủ điều kiện kỹ thuật và khai thác) gây nhiễu có hại đối với các mạng đài đã được cấp giấy phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, tước quyền sử dụng giấy phép sử dụng tần số và thiết bị VTĐ, tịch thu tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số VTĐ, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử; Nghị định số 14/2022/NĐ-CP, ngày 27/01/2022 của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.

    7. Để biết thêm thông tin chi tiết, tra cứu các thiết bị VTĐ đã được chứng nhận, công bố hợp quy được phép sử dụng tại Việt Nam:

    https://vnta.gov.vn/Trang/default.aspx

    Hoặc thông tin chi tiết về một số thiết bị không có chứng nhận hợp quy, không được sử dụng:

    https://www.rfd.gov.vn/Pages/home.aspx

    8. Mẫu dấu hợp quy cho sản phẩm bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy.

    ​II. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG THIẾT BỊ TRUYỀN THANH KHÔNG DÂY

    1. Sử dụng thiết bị truyền thanh không dây (TTKD) phải có giấy phép sử dụng tần số và thiết bị VTĐ do Cục Tần số VTĐ cấp.

    2. Sử dụng thiết bị TTKD có nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp và phải là thiết bị đã được chứng nhận hợp quy.

    Để biết thêm thông tin về danh sách thiết bị đã được công bố hợp quy, đề nghị truy cập:

    https://vnta.gov.vn/Trang/default.aspx

    3. Sử dụng thiết bị TTKD phải nộp lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép và phí sử dụng tần số VTĐ theo quy định tại Thông tư số 265/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 và Thông tư số 11/2022/TT-BTC ngày 21/02/2022.

    4. Sử dụng thiết bị TTKD phải đúng quy định trong giấy phép về tần số, công suất, độ cao ăng-ten, phương thức phát, địa điểm, phạm vi được phép phát sóng, mục đích sử dụng và đối tượng liên lạc.

    5. Đài TTKD được cấp giấy phép hoạt động tại băng tần 54-68 MHz.

    6. Không đầu tư mới, không cấp mới giấy phép cho các Đài TTKD hoạt động trong băng tần 87-108 MHz; Đài TTKD đã được cấp phép hoạt động trong băng tần 87-108 MHz chỉ được tiếp tục hoạt động theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông nhưng không quá ngày 31/12/2025. Các đài TTKD này có kế hoạch chuyển đổi sang phương thức khác phù hợp với Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin.

    7. Hồ sơ đăng ký cấp, gia hạn, sửa đổi bổ sung, ngừng hoạt động giấy phép sử dụng tần số và thiết bị VTĐ theo quy định tại Thông tư số 04/2021/TT-BTTTT ngày 13/8/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép sử dụng tần số VTĐ; cho thuê, cho mượn thiết bị VTĐ; sử dụng chung tần số VTĐ.

    8. Trước khi hết hạn ít nhất 30 ngày, tổ chức, cá nhân phải gửi hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép. Quá thời hạn trên, tổ chức, cá nhân muốn tiếp tục sử dụng tần số phải làm thủ tục như đăng ký cấp mới và có thể phải sử dụng tần số mới.

    9. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị VTĐ có quyền đề nghị giải quyết nhiễu có hại và chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm soát về tần số VTĐ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    10. Trường hợp sử dụng thiết bị TTKD không đúng quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 15/2020/NĐ-CP và Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.

    III. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG BỘ ĐÀM

    1. Sử dụng máy bộ đàm phải có giấy phép sử dụng tần số và thiết bị VTĐ do Cục Tần số VTĐ cấp.

    2. Sử dụng máy bộ đàm có nguồn gốc, xuất xứ, hợp pháp và phải là thiết bị đã được chứng nhận hợp quy.

    Để biết thêm thông tin về danh sách thiết bị đã được công bố hợp quy, đề nghị truy cập:

    http://vnta.gov.vn/doanhnghiep/Trang/default.aspx?IDMenu=25

    3. Sử dụng máy bộ đàm phải nộp lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép và phí sử dụng tần số VTĐ theo quy định tại Thông tư số 265/2016/TT-BTC.

    4. Sử dụng máy bộ đàm phải đúng quy định trong giấy phép về tần số, công suất, độ cao ăng-ten, phương thức phát, địa điểm, phạm vi được phép phát sóng, mục đích sử dụng và đối tượng liên lạc.

    5. Hồ sơ đăng ký cấp, gia hạn, sửa đổi bổ sung, ngừng hoạt động giấy phép sử dụng tần số và thiết bị VTĐ theo quy định Thông tư số 04/2021/TT-BTTTT.

    6. Trước khi hết hạn ít nhất 30 ngày, tổ chức, cá nhân phải gửi hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép. Quá thời hạn trên, tổ chức, cá nhân muốn tiếp tục sử dụng tần số phải làm thủ tục như thủ tục cấp mới và có thể phải sử dụng tần số mới.

    7. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị VTĐ có quyền đề nghị giải quyết nhiễu có hại và chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm soát về tần số VTĐ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    8. Không được sử dụng tần số VTĐ dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiểm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh vào mục đích khác.

    9. Không được cố ý gây nhiễu có hại, cản trở trái pháp luật hoạt động của các hệ thống thông tin VTĐ.

    10. Sử dụng máy bộ đàm không đúng quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, tước quyền sử dụng giấy phép sử dụng tần số và thiết bị VTĐ, tịch thu tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định số 15/2020/NĐ-CP và Nghị định số 14/2022/NĐ-CP.

    IV. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG MỘT SỐ THIẾT BỊ PHÁT SÓNG VTĐ CÓ KHẢ NĂNG GÂY NHIỄU CÓ HẠI

    1. Điện thoại không dây được miễn giấy phép sử dụng tần số VTĐ khi hoạt động đúng các điều kiện về tần số, phát xạ và khai thác theo quy định tại Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT ngày 14/10/2021.

    2. Một số thiết bị vô tuyến điện không có chứng nhận hợp qui, không được sử dụng:

    http://www.rfd.gov.vn/tin-tuc/pages/thong-bao.aspx?ItemID=2126

    4. Micro không dây được miễn giấy phép sử dụng tần số VTĐ khi hoạt động đúng các điều kiện về tần số, phát xạ và khai thác theo quy định tại Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT. Băng tần hoạt động quy định bao gồm:

    182,025 MHz-:- 182,975 MHz.

    217,025 MHz-:- 217,975 MHz.

    218,025 MHz -:- 218,475 MHz.

    470 MHz -:- 694 MHz.

    1795 MHz-:- 1800 MHz.

    5. Không được sử dụng micro không dây hoạt động trong băng tần số từ 694 MHz đến 960 MHz.

    6. Thiết bị kích sóng điện thoại di động (Repeater): Chỉ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động, có giấy phép sử dụng băng tần, được sử dụng thiết bị phát lặp (còn gọi là thiết bị kích sóng điện thoại di động, Repeater) trong hệ thống thông tin di động, để lắp đặt tại các khu vực bị hạn chế vùng phủ sóng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin di động và không gây can nhiễu cho các mạng thông tin di động.

    7. Không được sử dụng thiết bị gây nhiễu định vị GPS (GPS jamer); thiết bị gây nhiễu thông tin di động tế bào (Mobile/Cell phone Jammer) và các thiết bị gây nhiễu cho các mạng và hệ thống thông tin VTĐ khác đã được cấp phép.

    8. Sử dụng tần số và thiết bị phát sóng VTĐ không đúng quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đến 100.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép sử dụng tần số và thiết bị VTĐ, tịch thu tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định số 15/2020/NĐ-CP và Nghị định số 14/2022/NĐ-CP.

    V. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI KINH DOANH THIẾT BỊ VTĐ

    1. Không được sản xuất, xuất nhập khẩu, mua bán thiết bị phát sóng VTĐ không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật và không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

    2. Người sản xuất, người nhập khẩu phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và sử dụng dấu hợp quy đối với thiết bị thu phát sóng VTĐ trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường.

    3. Người bán hàng có trách nhiệm kiểm tra nguồn gốc hàng hóa, nhãn hàng hóa, dấu hợp quy, các tài liệu liên quan đến chất lượng thiết bị phát sóng VTĐ.

    4. Người bán hàng có trách nhiệm thông báo cho người mua sử dụng thiết bị VTĐ phải thực hiện đăng ký cấp phép sử dụng tần số và thiết bị VTĐ với Cục Tần số VTĐ theo quy định; chỉ được sử dụng thiết bị VTĐ sau khi được cấp phép và theo đúng các quy định về tần số, công suất phát... trong giấy phép sử dụng tần số và thiết bị VTĐ.

    5. Không buôn bán thiết bị VTĐ không có giấy chứng nhận hợp quy, không có dấu hợp quy, không có nguồn gốc xuất xứ.

    6. Không buôn bán các loại Micro không dây băng tần UHF (dải tần số hoạt động từ 694 MHz đến 960 MHz).

    7. Không buôn bán các loại máy điện thoại không dây, tai nghe không dây chuẩn DECT có tần số hoạt động trong băng tần 1920 MHz -:- 1930MHz.

    8. Chỉ cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an mới được kinh doanh thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động (Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện).

    9. Kinh doanh thiết bị VTĐ nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP; Nghị định số 17/2022/NĐ-CP, ngày 31/01/2022 của Chính phủ.

    10. Sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thiết bị VTĐ thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy nhưng không chứng nhận hợp quy, không công bố hợp quy hoặc không gắn dấu hợp quy trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường, không duy trì liên tục chất lượng như đã được chứng nhận hoặc công bố sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP; Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 của Chính phủ./.

  • Tác giả: Nguyễn Nam
  • TUYỂN SINH ĐI HỌC TẠI LIÊN BANG NGA NĂM 2025
    Quyết định phê duyệt danh sách thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 kỳ tuyển dụng viên chức sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên
    Thông báo Danh sách các thí sinh không đủ điều kiện tham dự vòng 2 kỳ tuyển dụng viên chức sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên
    Thông báo Danh mục tài liệu ôn tập vòng 2 (vấn đáp) kỳ tuyển dụng viên chức sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên
    Thông báo Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2 kỳ tuyến dụng viên chức sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên
    Tuyển chọn thực tập sinh nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản Đợt I/2025.
    Thông báo Nội quy kỳ tuyển dụng viên chức sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên
    Toàn văn Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 27/11/2024.
    QR Code videoclip Du lịch Điện Biên
    Nghị định số 28/2024/NĐ-CP, ngày 6/3/2024 của Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục xét tặng, truy tặng "Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang" và việc khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến
    Ngân hàng Chính sách xã hội miễn phí chuyển tiền qua Mobile Banking từ ngày 01/01/2025
    Tình hữu nghị của cộng đồng các dân tộc thiểu số dọc tuyến biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Cam Pu Chia
    lấy ý kiến tham gia vào dự thảo sản phẩm Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 huyện Điện Biên.
    Thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm nhằm bảo vệ dân sinh, thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội, tỉnh Điện Biên (trên địa bàn xã Thanh Yên)
    1-15 of 386<  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  ...  >
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: