• Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Nùng huyện Điện Biên
  • Thời gian đăng: 24/10/2022 09:13:07 PM
  • Điện Biên là huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Tây Nam tỉnh Điện Biên. Huyện có tổng dân số trên 100.000 người; là nơi hội tụ, sinh sống của 11 dân tộc. Với bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc lâu đời, mỗi dân tộc trên địa bàn huyện có những nét riêng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo, phong phú… tạo thành bức tranh đa sắc màu cho nền văn hóa của huyện Điện Biên.

    Xác định việc Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc là nhiệm vụ then chốt của Chiến lược phát triển văn hóa. Những năm qua, huyện Điện Biên đã có nhiều hoạt động nhằm phát huy, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, ưu tiên bảo tồn những di sản có giá trị đặc biệt, di sản có tính độc đáo hoặc có nguy cơ thất truyền. Nhằm tiếp tục Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn. Trong tháng 9 và tháng 10/2022, huyện Điện Biên đã triển khai chương trình Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Nùng tại xã Thanh Chăn, Thanh Yên.

    Dân tộc Nùng là một trong 11 dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Điện Biên, chiếm khoảng 0,48% tổng dân số của huyện. Dân tộc Nùng có truyền thống lịch sử phát triển lâu đời và hiện vẫn giữ được nhiều phong tục tập quán văn hoá độc đáo, làm giàu thêm bản sắc văn hoá các dân tộc trên địa bàn huyện.

    Chương trình Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Nùng được tập trung triển khai, phục dựng một số loại hình như: Bảo tồn nghệ thuật trình diễn dân gian(Dân ca: các bài hát then, hát sli truyền thống. Dân vũ: truyền dạy các điệu múa truyền thống. Nhạc cụ: truyền dạy các giai điệu đàn tính truyền thống…). Trong đời sống tinh thần của dân tộc Nùng, Then chiếm một vị trí khá đặc biệt, bởi Then là một loại hình sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian được lưu truyền, phổ quát rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Hát Then gắn liền với hình ảnh cây đàn tính trở thành bản sắc văn hoá của cộng đồng tộc người Nùng.

    Nung-1.jpg

    (Tiết mục hát them và biểu diễn nhạc cụ truyền thống)

    Bảo tồn Lễ hội truyền thống(Lễ mừng cơm mới của dân tộc Nùng). Lễ cúng mừng cơm mới là một nét văn hóa truyền thống mang tính nhân văn sâu sắc, được đồng bào dân tộc Nùng coi trọng và gìn giữ từ đời này qua đời khác. Mỗi mùa lúa chín, là khoảng thời gian để người thân trong gia đình, làng xóm hội ngộ, chung vui, chia sẻ với nhau công việc làm ăn, xây dựng gia đình và thắt chặt thêm tình đoàn kết cộng đồng…

    Nung-2.jpg

    Nung-3.jpg

    (Lễ mừng cơm mới của dân tộc Nùng)

    Bảo tồn trò chơi dân gian(Trò chơi Lày cỏ, Trò đánh cầu lông gà bằng tay, Trò đánh cù…). Trong đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc Nùng có rất nhiều phong tục tập quán, nhiều nét văn hóa đặc trưng vẫn được đồng bào gìn giữ, lưu truyền lại cho các thế hệ con cháu đặc biệt là trò chơi dân gian "Lày cỏ" vẫn được lưu giữ và được đông đảo bà con, đặc biệt là thế hệ trẻ yêu thích và nhiệt tình hưởng ứng.

    Trò chơi "Lày cỏ" thường được tổ chức trong những dịp lễ hội, tết, ngày vui của đồng bào Nùng nhằm tạo không khí sôi động, phấn khởi. Trò chơi “Lày cỏ” gần giống như trò oẳn tù tì, nhưng phức tạp hơn vì phải kết hợp giữa miệng nói, tay xòe và suy nghĩ. Người chơi có thể xòe ra mấy ngón tay, tùy mình thích, miễn sao cộng các ngón tay hai người khớp lại, vừa đúng với số mà mình hô. Ai đoán đúng sẽ thắng. Hai bên nói kết quả đúng và trùng nhau thì hòa, gọi là “thồng sinh”. Mỗi hiệp đấu sẽ được tính là 4 điểm số bằng cách lấy bốn que đũa chia đều cho mỗi bên. Cứ người nào thua thì tự giác rút bớt một que và đưa cho người thắng. Rút hết bốn que là xong một hiệp, ai giành được hết 4 que đó là người thắng cuộc. Sự thắng thua của người chơi được thể hiện bằng sự thông minh, sự khéo léo trước đối thủ để phân chia thắng, bại.

    Nung-4.jpg

    (Trò chơi lày cỏ)

    Công tác Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Nùng nói riêng và các dân tộc trên địa bàn huyện nói chung nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện. Thông qua công tác nghiên cứu, sưu tầm, hệ thống hóa các tư liệu để đánh giá giá trị của từng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp bảo tồn, khai thác giá trị phù hợp và đạt hiệu quả thiết thực, phục vụ công tác giáo dục truyền thống, quảng bá phát triển du lịch và góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, đưa văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, đưa di sản văn hóa, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể là tài nguyên phong phú và trở thành sản phẩm du lịch lợi thế của huyện Điện Biên./.

  • Tác giả: Nguyễn Hoài Nam - Phòng VH&TT huyện
  • Page index out of range
  • Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Nùng huyện Điện Biên
  • Thời gian đăng: 24/10/2022 09:09:22 PM
  • Điện Biên là huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Tây Nam tỉnh Điện Biên. Huyện có tổng dân số trên 100.000 người; là nơi hội tụ, sinh sống của 11 dân tộc. Với bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc lâu đời, mỗi dân tộc trên địa bàn huyện có những nét riêng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo, phong phú… tạo thành bức tranh đa sắc màu cho nền văn hóa của huyện Điện Biên.

    Xác định việc Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc là nhiệm vụ then chốt của Chiến lược phát triển văn hóa. Những năm qua, huyện Điện Biên đã có nhiều hoạt động nhằm phát huy, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, ưu tiên bảo tồn những di sản có giá trị đặc biệt, di sản có tính độc đáo hoặc có nguy cơ thất truyền. Nhằm tiếp tục Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn. Trong tháng 9 và tháng 10/2022, huyện Điện Biên đã triển khai chương trình Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Nùng tại xã Thanh Chăn, Thanh Yên.

    Dân tộc Nùng là một trong 11 dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Điện Biên, chiếm khoảng 0,48% tổng dân số của huyện. Dân tộc Nùng có truyền thống lịch sử phát triển lâu đời và hiện vẫn giữ được nhiều phong tục tập quán văn hoá độc đáo, làm giàu thêm bản sắc văn hoá các dân tộc trên địa bàn huyện.

    Chương trình Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Nùng được tập trung triển khai, phục dựng một số loại hình như: Bảo tồn nghệ thuật trình diễn dân gian(Dân ca: các bài hát then, hát sli truyền thống. Dân vũ: truyền dạy các điệu múa truyền thống. Nhạc cụ: truyền dạy các giai điệu đàn tính truyền thống…). Trong đời sống tinh thần của dân tộc Nùng, Then chiếm một vị trí khá đặc biệt, bởi Then là một loại hình sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian được lưu truyền, phổ quát rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Hát Then gắn liền với hình ảnh cây đàn tính trở thành bản sắc văn hoá của cộng đồng tộc người Nùng.

    Nung-1.jpg

    (Tiết mục hát them và biểu diễn nhạc cụ truyền thống)

    Bảo tồn Lễ hội truyền thống(Lễ mừng cơm mới của dân tộc Nùng). Lễ cúng mừng cơm mới là một nét văn hóa truyền thống mang tính nhân văn sâu sắc, được đồng bào dân tộc Nùng coi trọng và gìn giữ từ đời này qua đời khác. Mỗi mùa lúa chín, là khoảng thời gian để người thân trong gia đình, làng xóm hội ngộ, chung vui, chia sẻ với nhau công việc làm ăn, xây dựng gia đình và thắt chặt thêm tình đoàn kết cộng đồng…

    Nung-2.jpg

    Nung-3.jpg

    (Lễ mừng cơm mới của dân tộc Nùng)

    Bảo tồn trò chơi dân gian(Trò chơi Lày cỏ, Trò đánh cầu lông gà bằng tay, Trò đánh cù…). Trong đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc Nùng có rất nhiều phong tục tập quán, nhiều nét văn hóa đặc trưng vẫn được đồng bào gìn giữ, lưu truyền lại cho các thế hệ con cháu đặc biệt là trò chơi dân gian "Lày cỏ" vẫn được lưu giữ và được đông đảo bà con, đặc biệt là thế hệ trẻ yêu thích và nhiệt tình hưởng ứng.

    Trò chơi "Lày cỏ" thường được tổ chức trong những dịp lễ hội, tết, ngày vui của đồng bào Nùng nhằm tạo không khí sôi động, phấn khởi. Trò chơi “Lày cỏ” gần giống như trò oẳn tù tì, nhưng phức tạp hơn vì phải kết hợp giữa miệng nói, tay xòe và suy nghĩ. Người chơi có thể xòe ra mấy ngón tay, tùy mình thích, miễn sao cộng các ngón tay hai người khớp lại, vừa đúng với số mà mình hô. Ai đoán đúng sẽ thắng. Hai bên nói kết quả đúng và trùng nhau thì hòa, gọi là “thồng sinh”. Mỗi hiệp đấu sẽ được tính là 4 điểm số bằng cách lấy bốn que đũa chia đều cho mỗi bên. Cứ người nào thua thì tự giác rút bớt một que và đưa cho người thắng. Rút hết bốn que là xong một hiệp, ai giành được hết 4 que đó là người thắng cuộc. Sự thắng thua của người chơi được thể hiện bằng sự thông minh, sự khéo léo trước đối thủ để phân chia thắng, bại.

    Nung-4.jpg

    (Trò chơi lày cỏ)

    Công tác Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Nùng nói riêng và các dân tộc trên địa bàn huyện nói chung nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện. Thông qua công tác nghiên cứu, sưu tầm, hệ thống hóa các tư liệu để đánh giá giá trị của từng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp bảo tồn, khai thác giá trị phù hợp và đạt hiệu quả thiết thực, phục vụ công tác giáo dục truyền thống, quảng bá phát triển du lịch và góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, đưa văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, đưa di sản văn hóa, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể là tài nguyên phong phú và trở thành sản phẩm du lịch lợi thế của huyện Điện Biên./.

  • Tác giả: Nguyễn Hoài Nam - Phòng VH&TT huyện
  • Giải Bóng chuyền Công - Nông -Binh huyện Điện Biên năm 2021
  • Giải Cầu lông truyền thống các Ban xây dựng Đảng, Văn phòng cấp ủy năm 2021
  • Thanh Hưng: Bế giảng lớp dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2021
  • Huyện Điện Biên Đẩy mạnh chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội qua thẻ ATM
  • Huyện Điện Biên viếng nghĩa trang liệt sĩ nhân dịp Quốc khánh 2-9
  • Hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi huyện Điện Biên năm 2021
  • Huyện Điện Biên triển khai thực hiện hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19
  • Phòng Lao động – TB&XH huyện Điện Biên Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam
  • Huyện Điện Biên Thực hiện tốt chính sách người có công với cách mạng.
  • XÃ THANH AN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 74 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SỸ
  • 101-110 of 320<  ...  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  ...  >
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: