• Phục dựng, bảo tồn Lễ Xên bản của dân tộc Thái huyện Điện Biên
  • Thời gian đăng: 22/06/2023 04:35:17 PM
  • Ngày 07/6, Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên tổ chức phục dựng Lễ Xên Bản của dân tộc Thái tại Bản U Va, xã Noong Luống, huyện Điện Biên. Việc phục dựng Lễ Xên bản nhằm Bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống tiêu biểu của các dân tộc phục vụ phát triển du lịch gắn với xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện.
  • Dự chương trình có đồng chí Nông Quang Thắng - Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện, đại diện Lãnh đạo Phòng Quản lý Di sản, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh, Bảo tàng tỉnh, cùng dự còn có các đồng chí Lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị huyện; Đảng ủy, HĐND, UBND xã Noong Luống và đông đảo người dân Bản U Va cùng tham gia, thực hiện.

    Điện Biên là huyện biên giới nằm ở phía Tây Nam tỉnh Điện Biên, là nơi hội tụ, sinh sống của 11 dân tộc, trong đó dân tộc Thái chiếm khoảng 49%. Với bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc lâu đời, Dân tộc Thái có nhiều lễ hội đặc sắc, tiêu biểu như: Lễ cầu mưa, Lễ lên nhà mới, Lễ Xên bản, Xên mường… Trong đó Lễ Xên bản (Lễ cúng bản) là một lễ hội quan trọng, có ý nghĩa với đồng bào Thái từ xưa đến nay.

    Trong quan niệm của người Thái, mỗi con người bao giờ cũng có hai phần là phần người và phần ma (phần hồn); mỗi một bản của người Thái có hai nhân vật quan trọng là Chẩu sửa (Trưởng bản) và Thầy mo. Trong Lễ Xên bản, người làm lễ thường là Thầy mo. Phần lễ bao gồm hai phần chính là cúng Cọp sửa (cúng ở chỗ Cây thiêng đầu bản) và cúng Chẩu xửa (cúng Trưởng bản).

    1.JPG
    (Nơi thờ cúng, làm Lễ Xên bản)

    Theo quan niệm của người Thái, cây to được chọn để thờ là một cây to ở đầu bản gọi là Co lắc mương (Cây trụ mường). Gốc cây to được chọn để làm lễ cúng được coi là nơi hội tụ hồn bản, là nơi thần linh hội nhập và trú ngụ. Đây là nơi rất linh thiêng và kiêng kỵ đối với người Thái, con gái không được vào, đối với con trai thì hằng năm cũng chỉ được vào một lần trước hôm cúng để phát dọn trước khi làm lễ.

    2.JPG

    (Người dân trong bản tham gia chuẩn bị lễ vật trong Lễ cúng Xên bản)

    3.JPG

    (Mâm lễ vật trong cúng Xên bản)

    4.JPG 

    (Thầy mo thực hiện nghi thức cúng Xên bản)

    Khi làm lễ ở gốc cây to, thầy mo bắt đầu cúng các vị thần linh là những vị thần như thần sông, thần núi… là những vị thần bảo hộ cho bản, cho mường. Khi mâm lễ chuẩn bị xong, mo vào quỳ trên chiếu trước mâm lễ, mời từng vị thần về thụ lễ, mo tung hai thanh tre dài xuống chiếu: Nếu hai thanh tre rơi xuống cùng úp hay cùng ngửa là thần linh đó chưa nhận lễ, nếu hai thanh tre một úp, một ngửa nghĩa là các vị thần linh đã chấp nhận thụ lễ. Sau khi các vị thần được mời đã chấp nhận thụ lễ, người giúp việc mo có nhiệm vụ gắp thêm thức ăn, mỗi thứ một ít vào mâm khi đã mời được vị thần đó thụ lễ, thêm nước canh, rót thêm rượu .... Khi lễ cúng, mời các vị thần đến thụ lễ tại Đông xên được thực hiện xong, những người đến tham dự tại Đông xên được phép hưởng lộc cầu may, mọi người cùng chúc nhau sức khỏe, công việc làm ăn được may mắn…

    5.JPG 

    (Mâm lễ cúng Chẩu xửa - Trưởng bản)

      6.jpg

    (Phần cúng Chẩu xửa - Trưởng bản)

    Sau khi cúng ở gốc cây thiêng xong, đến phần cúng Chẩu xửa (Trưởng bản) - tức là chủ áo, chủ hồn thường là người đứng đầu bản, được cha truyền con nối. Theo quan niệm áo của Chủ áo (Chẩu xửa) và hồn chủ áo cùng với các hồn người giúp việc Mo là thay mặt dân bản đi làm việc lớn, đầy ý nghĩa cho dân bản. Họ hành trình theo ông mo vào cõi thần linh, phục vụ các thần linh trên trời và dưới trần gian... Để cầu may, cầu phúc về cho dân bản, nay công việc đã hoàn thành tốt đẹp trở về nhà thì áo chủ tạo trả lại cho chủ tạo, hồn người nào nhập lại vào hồn người ấy, do vậy phải có lễ nộp áo cho chủ áo và tụ hồn cho cả bản.

    Lễ Xên bản được tổ chức theo chu kỳ hàng năm vào tháng 03, tháng 04 âm lịch, diễn ra với mục đích xướng báo các vị thần linh, ma nước, ma núi, ma rừng, ma thổ địa… về hưởng thụ đồ lễ, bảo vệ và phù hộ cho dân bản được bình an, ấm no, hạnh phúc. Đây cũng là dịp để đồng bào gặp gỡ học hỏi, trao đổi những kinh nghiệm của cuộc sống, hỏi thăm sức khỏe nhau, tạ ơn các vị thần cai quản bản mường và cầu xin các vị thần linh trong năm mới phù hộ cho dân bản mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, bội thu, bản làng yên vui, no ấm, hạnh phúc. Đồng thời cùng nhau tham gia vào các trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc, cùng hòa mình vào không khí rộn ràng, tươi vui của ngày hội./.

  • Tác giả: Nguyễn Hoài Nam - Phòng VH&TT huyện
  • Page index out of range
  • Phục dựng, bảo tồn Lễ Xên bản của dân tộc Thái huyện Điện Biên
  • Thời gian đăng: 15/06/2023 10:08:30 AM
  • Ngày 07/6, Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên tổ chức phục dựng Lễ Xên Bản của dân tộc Thái tại Bản U Va, xã Noong Luống, huyện Điện Biên. Việc phục dựng Lễ Xên bản nhằm Bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống tiêu biểu của các dân tộc phục vụ phát triển du lịch gắn với xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện.
  • Dự chương trình có đồng chí Nông Quang Thắng - Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện, đại diện Lãnh đạo Phòng Quản lý Di sản, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh, Bảo tàng tỉnh, cùng dự còn có các đồng chí Lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị huyện; Đảng ủy, HĐND, UBND xã Noong Luống và đông đảo người dân Bản U Va cùng tham gia, thực hiện.

    Điện Biên là huyện biên giới nằm ở phía Tây Nam tỉnh Điện Biên, là nơi hội tụ, sinh sống của 11 dân tộc, trong đó dân tộc Thái chiếm khoảng 49%. Với bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc lâu đời, Dân tộc Thái có nhiều lễ hội đặc sắc, tiêu biểu như: Lễ cầu mưa, Lễ lên nhà mới, Lễ Xên bản, Xên mường… Trong đó Lễ Xên bản (Lễ cúng bản) là một lễ hội quan trọng, có ý nghĩa với đồng bào Thái từ xưa đến nay.

    Trong quan niệm của người Thái, mỗi con người bao giờ cũng có hai phần là phần người và phần ma (phần hồn); mỗi một bản của người Thái có hai nhân vật quan trọng là Chẩu sửa (Trưởng bản) và Thầy mo. Trong Lễ Xên bản, người làm lễ thường là Thầy mo. Phần lễ bao gồm hai phần chính là cúng Cọp sửa (cúng ở chỗ Cây thiêng đầu bản) và cúng Chẩu xửa (cúng Trưởng bản).

    1.JPG
    (Nơi thờ cúng, làm Lễ Xên bản)

    Theo quan niệm của người Thái, cây to được chọn để thờ là một cây to ở đầu bản gọi là Co lắc mương (Cây trụ mường). Gốc cây to được chọn để làm lễ cúng được coi là nơi hội tụ hồn bản, là nơi thần linh hội nhập và trú ngụ. Đây là nơi rất linh thiêng và kiêng kỵ đối với người Thái, con gái không được vào, đối với con trai thì hằng năm cũng chỉ được vào một lần trước hôm cúng để phát dọn trước khi làm lễ.

    2.JPG

    (Người dân trong bản tham gia chuẩn bị lễ vật trong Lễ cúng Xên bản)

    3.JPG

    (Mâm lễ vật trong cúng Xên bản)

    4.JPG 

    (Thầy mo thực hiện nghi thức cúng Xên bản)

    Khi làm lễ ở gốc cây to, thầy mo bắt đầu cúng các vị thần linh là những vị thần như thần sông, thần núi… là những vị thần bảo hộ cho bản, cho mường. Khi mâm lễ chuẩn bị xong, mo vào quỳ trên chiếu trước mâm lễ, mời từng vị thần về thụ lễ, mo tung hai thanh tre dài xuống chiếu: Nếu hai thanh tre rơi xuống cùng úp hay cùng ngửa là thần linh đó chưa nhận lễ, nếu hai thanh tre một úp, một ngửa nghĩa là các vị thần linh đã chấp nhận thụ lễ. Sau khi các vị thần được mời đã chấp nhận thụ lễ, người giúp việc mo có nhiệm vụ gắp thêm thức ăn, mỗi thứ một ít vào mâm khi đã mời được vị thần đó thụ lễ, thêm nước canh, rót thêm rượu .... Khi lễ cúng, mời các vị thần đến thụ lễ tại Đông xên được thực hiện xong, những người đến tham dự tại Đông xên được phép hưởng lộc cầu may, mọi người cùng chúc nhau sức khỏe, công việc làm ăn được may mắn…

    5.JPG 

    (Mâm lễ cúng Chẩu xửa - Trưởng bản)

      6.jpg

    (Phần cúng Chẩu xửa - Trưởng bản)

    Sau khi cúng ở gốc cây thiêng xong, đến phần cúng Chẩu xửa (Trưởng bản) - tức là chủ áo, chủ hồn thường là người đứng đầu bản, được cha truyền con nối. Theo quan niệm áo của Chủ áo (Chẩu xửa) và hồn chủ áo cùng với các hồn người giúp việc Mo là thay mặt dân bản đi làm việc lớn, đầy ý nghĩa cho dân bản. Họ hành trình theo ông mo vào cõi thần linh, phục vụ các thần linh trên trời và dưới trần gian... Để cầu may, cầu phúc về cho dân bản, nay công việc đã hoàn thành tốt đẹp trở về nhà thì áo chủ tạo trả lại cho chủ tạo, hồn người nào nhập lại vào hồn người ấy, do vậy phải có lễ nộp áo cho chủ áo và tụ hồn cho cả bản.

    Lễ Xên bản được tổ chức theo chu kỳ hàng năm vào tháng 03, tháng 04 âm lịch, diễn ra với mục đích xướng báo các vị thần linh, ma nước, ma núi, ma rừng, ma thổ địa… về hưởng thụ đồ lễ, bảo vệ và phù hộ cho dân bản được bình an, ấm no, hạnh phúc. Đây cũng là dịp để đồng bào gặp gỡ học hỏi, trao đổi những kinh nghiệm của cuộc sống, hỏi thăm sức khỏe nhau, tạ ơn các vị thần cai quản bản mường và cầu xin các vị thần linh trong năm mới phù hộ cho dân bản mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, bội thu, bản làng yên vui, no ấm, hạnh phúc. Đồng thời cùng nhau tham gia vào các trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc, cùng hòa mình vào không khí rộn ràng, tươi vui của ngày hội./.

  • Tác giả: Nguyễn Hoài Nam - Phòng VH&TT huyện
  • Tổng kết 5 năm triển khai Quyết định số 281/QĐ-TTg, ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ và biểu dương các mô hình học tập tiêu biểu giai đoạn 2016-2020
  • Kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2020).
  • KHAI GIẢNG LỚP NĂNG KHIẾU HÈ NĂM 2020
  • Tập huấn bồi dưỡng kiến thức Marketing điểm đến du lịch tỉnh Điện Biên
  • LÃNH ĐẠO HUYỆN ĐIỆN BIÊN THĂM VÀ CHÚC MỪNG 95 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21/6/1925 - 21/6/2020)
  • Lãnh đạo huyện Điện Biên thăm, chúc mừng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Điện Biên nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6
  • Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc huyện Điện Biên
  • Lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước huyện Điện Biên năm 2020
  • TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 130 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890 – 19/5/2020)
  • Huyện Điện Biên thực hiện tốt các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
  • 151-160 of 320<  ...  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  ...  >
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: