• Thành bản phủ
  • Thời gian đăng: 10/10/2021 11:16:49 PM
  • Đối với mỗi người con đất Việt khi đặt chân lên mảnh đất Điện Biên ngoài việc đi thăm lại quần thể di tích chiến trường chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, thắp nén hương thơm tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để làm lên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954, thì còn một nơi rất quan trọng nữa mà trong toàn bộ hành trình du khách không thể bỏ qua đó là thăm nơi hoạt động và yên nghỉ của Chúa Hoàng Công Chất (tên gọi kính trọng mà đồng bào nhân dân các dân tộc Tây Bắc dành cho ông). Đây chính là Di tích Thành Bản Phủ được nhà nước xếp hạng Di tích Quốc gia năm 1981.

    Nằm cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 8km, di tích Thành Bản Phủ, thuộc xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, được xây dựng cách ngày hơn 200 năm. Đây là nơi ghi dấu các hoạt động nổi bật nhất của người anh hùng áo vải Hoàng Công Chất. Ông là biểu tượng, là niềm tin cho tinh thần đại đoàn kết các dân tộc, yêu nước, chống giặc ngoại xâm ở nước ta thế kỷ 18.

     T-B-P-1.jpg

    Cổng Thành Bản Phủ

    T-B-P-2.jpg

    Đền thờ Hoàng Công Chất trong thành 

    Sau chiến thắng giặc Phẻ 1754 Hoàng Công Chất đóng quân trong thành Tam Vạn để xây dựng vùng Mường Thanh thành căn cứ địa lâu dài. Năm 1758 Hoàng Công Chất quyết định cho xây dựng thành Bản Phủ một Thành luỹ vững chắc và kiên cố hơn thanh Tam Vạn làm thủ phủ của nghĩa quân, đến năm 1762 sau 4 năm xây dựng thành Bản Phủ đã hoàn thành, Thành dựa lưng vào sông Nậm Rốn, xung quanh phía ngoài Thành có hào sâu bao bọc, chân Thành rộng 15m, mặt Thành rộng 5m , cao 15m, phía ngoài ở tà luy được trồng 3 vạn gốc tre gai đem từ miền Tây Thanh Hóa lên.

    Trong khoảng thơi gian từ 1758-1762 nghĩa quân Hoàng Công Chất vừa xây dựng thành Bản Phủ vùa hoạt động ra khắp 10 châu của phủ An Tây, phía bắc đến tận vùng Vân Nam (Trung Quốc), phía nam đến tận Ninh Bình, Hoà Bình, Thanh Hoá. Hoàng Công Chất người anh hùng nông dân áo vải cùng với tướng Ngải, Khanh một lần giải phóng Mường Thanh, đây là một hình ảnh đẹp trong lịch sử.

    T-B-P-3.jpg

    Bóng đa Thành Bản Phủ

    Khu di tích lịch sử văn hóa Thành Bản Phủ được xây dựng ở thế kỷ 18, những dấu vết còn lại đến ngày nay vẫn còn có giá trị về nhiều mặt về lịch sử, văn hóa, khoa học, tuy Thành đã bị phá hủy nhiều sau khi quân Trịnh tiến vào chiếm giữ, sau ngày giải phóng Điện Biên 1954 Đảng và Nhà nước đã quan tâm đầu tư để trùng tu, phục hồi những công trình trong di tích để tri ân nghĩa quân, đồng thời đây cũng là điểm sáng trong lịch sử bảo vệ biên cương tổ quốc của dân tộc ta.

     

    Di tích Thành Bản Phủ còn là minh chứng cho cuộc đấu tranh của nhân dân các dân tộc dưới sự chỉ huy của Hoàng Công Chất đánh tan giặc Phẻ, bắt sống tướng giặc là Phạ Chẩu Tin Toòng, giải phóng Mường Thanh bảo vệ núi rừng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc vào tháng 5 năm 1754. Để rồi 200 năm sau cũng vào ngày 7 tháng 5 năm 1954 tại Điện Biên Phủ ( Mường Thanh xưa) QĐND Việt Nam do đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã đánh tan quân Pháp bắt sống tướng Đờcáctơri.

    T-B-P-4.jpg

    Thành Bản Phủ là biểu tượng của tình đoàn kết các dân tộc Điện Biên

    Đối với giặc Phẻ chúng thảm sát đồng bào ta ở Tông Khao (đồng xương trắng), còn giặc Pháp chúng thảm sát đồng bào ở Noong Nhai các tội ác này mãi đựơc ghi nhớ để nhắc nhở cho con cháu mai sau về ý thức bảo vệ tổ quốc.

    Di tích còn thể hiện tinh thần đại đoàn kết các dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Hoàng Công Chất nhân dân các dân tộc nơi đây đã đoàn kết một lòng đánh đuổi kẻ thù chung ra khỏi bờ cõi của đất nước, cùng nhau xây dựng Bản, Mường âm no hạnh phúc.

    Di tích còn là một trường học cách mạng lớn, là nơi tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ người Việt Nam về truyền thống anh hùng, truyền thống đã có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Sự hy sinh của đồng bào các dân tộc nơi đây cho chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam sẽ mãi được ghi vào những trang sử vàng vẻ vang nhất.

     T-B-P-5.jpg

    Lễ hội Thành Bản Phủ 

    Hoàng Công Chất một người con ưu tú của quê hương Thái Bình đã làm rạng danh, lịch sử truyền thống quê lúa, để rồi 200 năm sau cũng một người con ưu tú của Thái Bình là Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật thuộc Đại đoàn 312, gương cao ngọn cờ quyết chiến quyết thắng trên nóc hầm Đờ Cát giữa trận địa Điện Biên Phủ anh hùng.

    Đến Điện Biên Phủ những ngày đầu xuân du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp chỉ riêng có của thành phố biên giới, đó là những bông hoa Ban trắng muốt tựa như vẻ đẹp của người con gái Thái ngày nào trong câu chuyện cổ tích về loài hoa ban. Còn một điều đặc biệt nữa là đa phần dân số của thành phố là người Thái Bình những người con theo lên từ thời cụ Hoàng Công Chất, sau giải phóng năm 1954 và cả bây giờ dòng chảy đó vẫn đang tiếp tục.

    Nguồn ST

    https://mytour.vn

  • Sôi nổi Ngày hội Giao lưu văn hóa dân tộc Mông tại Na Ư
  • Lễ hội mừng cơm mới dân tộc Thái huyện Điện Biên
  • Lễ hội cầu mưa dân tộc Thái tại bản Liếng, xã Noong Luống
  • Độc đáo, tưng bừng Tết Té Nước (Bun Huột Nặm) của dân tộc Lào huyện Điện Biên năm 2024
  • TẾT TÉ NƯỚC DÂN TỘC LÀO XÃ NÚA NGAM, HUYỆN ĐIỆN BIÊN NĂM 2024
  • Khai mạc Lễ hội Thành Bản Phủ, năm 2024
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc huyện Điện Biên lần thứ X, năm 2024
  • INTRODUCTION INFORMATION ABOUT THE HISTORICAL AND CULTURAL RELIC OF BAN PHU CITADEL (English)
  • Giới thiệu Di tích lịch sử văn hóa Thành Bản Phủ, xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên
  • Du lịch huyện Điện Biên tiềm năng, định hướng phát triển
  • 1-10 of 32<  1  2  3  4  >
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: