CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN ĐIỆN BIÊN
  • Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng
  • Thời gian đăng: 01/03/2024 03:54:17 PM
  • Ngày 06/02/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg về tổ chức "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
  • Theo Chỉ thị, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chương trình, đề án trồng rừng, phục hồi rừng và trồng cây phân tán. Những nỗ lực này đã góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 40,84% năm 2015 lên 42,02% vào năm 2022; duy trì, phát triển hơn 14,7 triệu ha rừng, trong đó có 4,6 triệu ha rừng trồng; nhờ đó đã tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định cho ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho những người làm nghề rừng, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

    Nhận thức được vị trí, vai trò ngày càng quan trọng của việc trồng cây, trồng rừng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và đảm bảo quốc phòng an ninh, ngày 01 tháng 4 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 524/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025”.

    Sau 3 năm thực hiện Đề án, với sự nỗ lực tham gia của các cấp, các ngành và toàn xã hội, đến nay cả nước đã trồng được gần 770 triệu cây, đạt 121% so với kế hoạch; phong trào xã hội hóa trồng cây, trồng rừng ngày càng được các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân quan tâm, ủng hộ. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được, công tác phát triển rừng và trồng cây xanh còn gặp một số khó khăn, thách thức như: diện tích đất chưa trồng rừng chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; công tác quản lý quy hoạch, duy trì diện tích đất cho trồng cây xanh đô thị chưa được quan tâm đúng mức; diện tích đất cây xanh đô thị hiện nay thấp hơn nhiều so với các quy chuẩn về quy hoạch đô thị; phát triển cây xanh ở một số địa phương còn manh mún, chưa được quy hoạch thống nhất, đồng bộ; việc phối hợp giữa cơ quan quản lý trực tiếp cây xanh với các đơn vị quản lý hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế; vốn đầu tư cho công tác phát triển rừng còn hạn chế, phân bổ còn chậm, mức hỗ trợ trồng cây, trồng rừng còn thấp so với yêu cầu thực tiễn.

    Tình hình an ninh trật tự liên quan đến lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng tại một số địa bàn vẫn có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là các vụ việc tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp. Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đầu tư về kinh phí và chỉ đạo nên tiến độ rà soát, đo đạc, cắm mốc ranh giới rừng trên thực địa còn chậm.

    Để tổ chức phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” thiết thực, hiệu quả, đồng thời tăng cường công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai; chủ động thực hiện các cam kết quốc tế, đặc biệt là cam kết đưa mức phát thải ròng về "0" vào năm 2050 và thực hiện Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo thế giới về rừng và sử dụng đất tại Hội nghị Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

    1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao:

    a) Phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt pháp luật về lâm nghiệp nhằm nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về vai trò, tác dụng, giá trị của rừng, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần giảm nhẹ thiên tai; tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, cụ thể:

    - Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch trồng cây phân tán, trồng rừng tập trung, phát triển lâm sản ngoài gỗ; nông lâm kết hợp; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và nâng cao giá trị đa dụng của rừng ở địa phương.

    - Việc tổ chức triển khai “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” phải thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức; tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách trong lâm nghiệp, đồng thời tăng cường huy động xã hội hóa, tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực, tham gia trồng cây, trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng.

    - Quản lý chặt chẽ giống cây trồng lâm nghiệp; chú trọng phát triển các loài cây trồng lâm nghiệp bản địa đa mục đích; ưu tiên sử dụng cây giống mô, hom chất lượng cao; kết hợp trồng cây lâm sản ngoài gỗ để nâng cao giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng.

    - Đẩy mạnh trồng cây xanh lâu năm phân tán ở khu vực đô thị, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu văn hóa - lịch sử, hành lang giao thông, kết hợp phòng hộ trong khu canh tác nông nghiệp.

     b) Tổ chức thực hiện nghiêm, có hiệu quả Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 và Kết luận số 61-KL/TW ngày 17 tháng 8 năm 2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, nhất là rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp theo đúng quy định của pháp luật; xác định rõ vai trò của người đứng đầu trong việc để xảy ra vi phạm.

    c) Khẩn trương tổ chức thực hiện và hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cho thuê rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo Nghị quyết số 100/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội; bảo đảm tất cả diện tích rừng và đất được quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp phải được giao, cho thuê đến những chủ rừng thực sự.

    d) Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng; kịp thời đấu tranh, ngăn chặn xử lý nghiêm minh, triệt để các hành vi phá rừng, lấn, chiếm đất rừng trái pháp luật, tình trạng khai thác, vận chuyển tiêu thụ lâm sản bất hợp pháp, tình trạng săn bắt, bẫy, kinh doanh, vận chuyển và tiêu thụ động vật hoang dã.

    Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, chống chặt, phá rừng trái pháp luật. Chỉ đạo kiểm tra, rà soát phương án, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng của các đơn vị, chủ rừng; tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn việc sử dụng lửa trong rừng và gần rừng của người dân, nhất là việc đốt nương làm rẫy; kịp thời phát hiện, phòng ngừa, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.

    đ) Thực hiện nghiêm túc công tác quản lý, theo dõi hiện trạng, diễn biến rừng; xây dựng, cập nhật kịp thời cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng; thực hiện điều tra rừng, xác định hiện trạng diện tích, trữ lượng rừng, trữ lượng các - bon của rừng để quản lý rừng bền vững, nhằm phát huy giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

    2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

    a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương thực hiện có hiệu quả Chỉ thị này; theo dõi, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả 5 năm thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh.

    b) Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương: tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, thực hiện công tác điều tra rừng theo quy định tại Điều 33 Luật Lâm nghiệp và Kết luận số 61-KL/TW ngày 17 tháng 8 năm 2023 của Ban Bí thư, xây dựng cơ sở dữ liệu và hồ sơ quản lý rừng, đảm bảo kịp thời cung cấp số liệu chính xác, đầy đủ, cập nhật về diện tích và chất lượng rừng phục vụ công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, điều hành quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở các cấp.

    c) Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các chương trình, đề án, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng để nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên nhằm phát huy tốt chức năng của từng loại rừng, bảo tồn hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, nâng cao trữ lượng các - bon của rừng và phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

    d) Tổ chức quản lý, bảo vệ, sử dụng hệ sinh thái rừng một cách khoa học, minh bạch, hiệu quả, trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương và giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng (trong đó có giá trị hấp thụ, lưu giữ các - bon) nhằm nâng cao giá trị kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng.

    đ) Huy động, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư, hỗ trợ đầu tư, nguồn vốn xã hội hóa; lồng ghép với các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình đầu tư công và các Chương trình, đề án khác giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo để thực hiện thành công Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050, Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    Ngoài ra, Chỉ thị cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho Bộ Thông tin và Truyền thông và đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội phổ biến, vận động các thành viên về nội dung của Chỉ thị này và tham gia tích cực, giám sát quá trình thực hiện./.

    Chi tiết Chỉ thị số 03/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại đây: Chỉ thị số 03/CT-TTg

  • Tác giả: Nguyễn Nam
  • Các tin bài khác:
  • Huyện Điện Biên thẩm định, đề nghị xét, công nhận xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới, xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022.
  • HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐẠT GIẢI CAO TẠI HỘI THI TUYÊN TRUYỀN LƯU ĐỘNG TỈNH ĐIỆN BIÊN LẦN THỨ XVIII NĂM 2023
  • Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên tổ chức Hội nghị sơ kết giữa học kỳ II và triển khai nhiệm vụ đến cuối năm học 2022-2023
  • Kiểm tra việc thực hiện Đề án 06 của Chính phủ tại các xã trên địa bàn huyện Điện Biên
  • VNeID là gì? Ứng dụng VNeID cung cấp các tiện ích trực tuyến gì cho người dân?
  • HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ỨNG DỤNG VNEID VÀ CÁC THÔNG TIN, GIẤY TỜ TÍCH HỢP TRÊN ỨNG DỤNG VNEID
  • LỄ TRỒNG CÂY TẠI CHÙA LINH QUANG, XÃ THANH NƯA, HUYỆN ĐIỆN BIÊN
  • Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai kênh thông tin tuyên truyền trên mạng xã hội Zalo
  • Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Điện Biên và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Điện Biên ký kết Quy chế phối hợp
  • Giải Cầu lông công nhân, viên chức, lao động huyện Điện Biên năm 2023
  • 1551-1560 of 2088<  ...  151  152  153  154  155  156  157  158  159  160  ...  >
  • Ảnh đẹp huyện Điện Biên Thư viện ảnh
  • Bản đồ hành chính

  • Liên kết Website
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: