|
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Ðảng và Nhà nước ta đã luôn dành sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra nhiều chủ trương, chính sách kịp thời nhằm xây dựng, hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở để góp phần chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.Xác định văn hóa cơ sở là một trong những “viên gạch“ đầu tiên và gần gũi với Nhân dân khi xây dựng đời sống văn hóa, phát huy đầy đủ, bao quát các giá trị văn hóa truyền thống, chính vì vậy nhiều năm qua, cả hệ thống chính trị đã và đang vào cuộc bằng các quyết sách phù hợp, kịp thời. Cùng với sự đồng thuận của Nhân dân, sự chung tay, góp sức của cộng đồng doanh nghiệp trong việc thu hút đầu tư, xã hội hóa TCVHTTCS. Hiện nay bộ mặt văn hóa cơ sở đã thay đổi rất rõ rệt, mang lại nhiều giá trị tích cực để người dân được nâng cao mức thụ hưởng văn hóa. Đồng thời đẩy mạnh thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của Ðảng, Nhà nước; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao đa dạng, phong phú, cơ bản đáp ứng nhu cầu của Nhân dân. Nguồn nhân lực cho ngành văn hóa, trong đó có đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm tập huấn đào tạo, ngày càng nâng cao trình độ nghiệp vụ, cũng như hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phù hợp.
Đến cuối năm 2022 trên địa bàn huyện đã có 160 nhà văn hoá trong đó có: 01 Trung tâm Hội nghị văn hoá, Thể thao huyện; 06 Nhà Văn hoá - Trung tâm học tập cộng đồng xã; 153 Nhà văn hoá thôn, bản; 8 sân vận động; 8 sân bóng đá mi ni. Các hoạt động bóng đá, cầu lông, bóng chuyền được các xã duy trì tổ chức tập luyện ở trung tâm xã, sân nhà văn hoá và một số điểm vui chơi ở nhà trường. Trung tâm văn hoá, thể thao cấp xã và khu thể thao thôn, bản đã có nhiều hoạt động đa dạng có nhiều hoạt động phục vụ nhiều đối tượng khác nhau, thu hút đông đảo người dân nông thôn, nhất là lực lượng thanh thiếu niên, thiếu nhi và người cao tuổi đến sinh hoạt văn hoá - văn nghệ, hội thi, hội diễn, liên hoan; luyện tập thể thao thường xuyên tại các CLB bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, thể dục dưỡng sinh, võ thuật… Tuy nhiên Việc đầu tư xây dựng và nâng cấp các TCVHTTCS đã và đang là bài toán khó về ngân sách, về mức độ, trình độ thụ hưởng văn hóa của Nhân dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở một số xã vùng ngoài như Na Tông, Na Ư, Mường Lói… Việc lồng ghép xây dựng TCVHTTCS trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới cũng gặp nhiều khó khăn, việc thực thi Luật Ðất đai, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập... điều này dẫn đến khó khăn trong vấn đề kêu gọi xã hội hóa đối với các TCVHTTCS.
Hiện nay mức chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền còn lớn, đời sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa còn nhiều bất cập, lúng túng, chậm trễ trong việc thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Ðảng về văn hóa. Ðầu tư cho văn hóa chưa đúng mức, còn dàn trải, hiệu quả chưa cao.
Tới nay tiếp tục thực hiện theo chủ trương chỉ đạo của Đảng và Nhà nước tiếp tục đổi mới toàn diện nội dung và phương thức lãnh đạo của Ðảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước về văn hóa. Tăng cường đầu tư, khai thác và phát huy tối đa các nguồn lực văn hóa đi đôi với đổi mới nội dung, phương thức quản lý, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả; ngoài ra tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm hiệu quả đầu tư cao trong lĩnh vực văn hóa. Ðổi mới, hoàn thiện các thiết chế văn hóa từ Trung ương đến cơ sở, bảo đảm hiệu quả. Ðào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, tham mưu trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, nhất là cán bộ chủ chốt thực sự am hiểu về văn hóa, có phẩm chất, bản lĩnh, năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ...”.
Với phương châmđể văn hóa thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, từ đó củng cố và phát triển sức mạnh nội sinh của cả dân tộc, phấn đấu đạt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Vì thế, cần nâng cao vai trò quản lý, giám sát của các địa phương, các cơ quan chức năng trong quá trình đầu tư, xây dựng TCVHTTCS; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về văn hóa; điều tra, tổng hợp, rà soát toàn diện hiệu quả triển khai xây dựng TCVHTTCS.Ðặc biệt, cần căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế và mức sống của người dân mỗi địa phương để xây dựng TCVHTTCS một cách phù hợp, từ đó nâng cao nhận thức của Nhân dân về vai trò của văn hóa trong quan hệ bền vững với các yếu tố kinh tế, xã hội, quyết tâm chung tay, đồng lòng cùng hành động vì văn hóa và vì sự phát triển chung của huyện.