CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN ĐIỆN BIÊN
  • Những nét đẹp văn hóa truyền thống tại Lễ hội Tết Té Nước (Bun Huột Nặm) của dân tộc Lào, bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên
  • Thời gian đăng: 18/04/2019 10:36:00 AM
  • Ngày 13/4, Ủy ban nhân dân xã Núa Ngam tổ chức Lễ hội “Tết té nước” (Bun Huột Nặm) tại bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.

    “Tết té nước” là Tết chính, dịp Lễ quan trọng nhất trong văn hóa của dân tộc Lào, người dân té nước vào nhau để chúc phúc, cầu mong mưa thuận gió hoà, cầu cho một năm mới ấm no, hạnh phúc.

    Lễ hội được diễn ra với hai phần chính, gồm: Phần lễ và phần hội. Phần lễ thể hiện văn hóa tín ngưỡng tâm linh, bà mo sẽ cúng bản, cúng tổ tiên, cầu may mắn, mùa màng bội thu vào năm mới. Sau khi thực hiện cầu khấn, bà mo cùng mọi người mang theo những lễ vật đi tới ngẫu nhiên những nhà dân trong bản để “xin nước” (xin nước từ người trời), kết thúc phần “xin nước” bà mo cùng đoàn người mang những lễ vật ra bờ sông để cúng thần sông, thần suối cầu cho mùa mưa trở lại, bắt đầu một vụ mùa gieo trồng mới.

    Tet-te-nuoc-2019.jpg

    (Bà mo Lường Thị May, cầu khấn  cho một năm mới may mắn, mùa màng bội thu)

    Phần hội được diễn ra ngay sau phần lễ với nhiều những hoạt động sôi nổi của những trò chơi như: Táu la sa (rùa ấp trứng), Xưa khốp mu (hổ vồ lợn), Ngu kin khiết (rắn bắt ngóe)…

    Tet-te-nuoc-2019-2.jpg

    (Người dân bản Na Sang 1, xã Núa Ngam vui hội té nước)

    Năm 2017, Tế té nước (Bun Huột Nặm) đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia loại hình lễ hội truyền thống. Sau 3 nămn được phục dựng lại “Tết té nước” đã góp phần khẳng định quá trình tồn tại, phát triển của cộng đồng dân tộc Lào trên địa bàn, cùng với đó là sự hình thành bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó kể đến tục thờ cúng tổ tiên.

    Lễ hội “Tết té nước” (Bun Huột Nặm) tại bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên mang lại cho nhân dân và du khách những trải nghiệm với nhiều nội dung đặc sắc mang đậm nét văn hóa đặc trưng của nhân dân xã Núa Ngam, huyện Điện Biên nói chung và cộng đồng người Lào tại bản Na Sang 1 nói riêng./.

  • Tác giả: Hà Thế Cường - Phòng VH&TT huyện Điện Biên
  • Các tin bài khác:
  • Kết quả đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp huyện Điện Biên tháng 4 năm 2024
  • Huyện Điện Biên tổ chức Hội nghị tập huấn, tuyên truyền Luật Căn Cước năm 2023
  • Đối tượng được cấp Giấy chứng nhận căn cước; Những Thông tin được in trên giấy chứng nhận căn cước
  • Quy định về nơi làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận căn cước; giá trị sử dụng của Giấy chứng nhận căn cước
  • Mục đích của việc cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi; Lợi ích của việc thực hiện cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi
  • Kết quả công tác làm sạch dữ liệu dân cư và triển khai Đề án 06 tháng 5/2024
  • Huyện Điện Biên tổ chức Hội nghị tập huấn, tuyên truyền Luật Căn Cước năm 2023
  • Đại hội thi đua Quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Điện Biên giai đoạn 2019 - 2024
  • Hội nghị triển khai Kế hoạch phối hợp thanh toán không dùng tiền mặt trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội (BHXH) trên nền tảng cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư trên địa bàn huyện Điện Biên
  • Hội nghị triển khai Kế hoạch phối hợp thanh toán không dùng tiền mặt trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội (BHXH) trên nền tảng cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư trên địa bàn huyện Điện Biên
  • 1871-1880 of 2090<  ...  183  184  185  186  187  188  189  190  191  192  ...  >
  • Ảnh đẹp huyện Điện Biên Thư viện ảnh
  • Bản đồ hành chính

  • Liên kết Website
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: