CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN ĐIỆN BIÊN
  • TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT (968 - 2018)
  • Thời gian đăng: 17/04/2018 11:02:12 AM
  • I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT

    - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào cuối năm 938, Ngô Quyền xưng Vương, định ra triều nghi phẩm phục, đóng đô ở Cổ Loa. Đây là sự kiện có ý nghĩa bước ngoặt, chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ của chính quyền phương Bắc kéo dài hơn mười thế kỷ, mở ra một chương mới trong tiến trình lịch sử dân tộc - thời kỳ độc lập tự chủ. Dưới thời Vương triều Ngô, về đại thể mô hình nhà nước còn trong tình trạng sơ khai, chưa hoàn thiện và chưa đủ khả năng quản lý đất nước một cách chặt chẽ. Tình trạng phân tán các địa phương với sự hiện diện của tẩng lớp thổ hào vẫn được duy trì. Đây là những thế lực vùng sẵn sàng cát cứ, ly khai khi có điều kiện.

    - Loạn 12 sứ quân: Năm 944, Ngô Quyền mất, triều đình rối ren. Các thồ hào, tù trưởng nôi lên khắp nơi, cát cứ chống lại chính quyền trung ương; đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn. Nổi lên 12 vùng đất biệt lập do 12 thủ lĩnh đứng đầu, lịch sử gọi là “Loạn 12 sử quân”.

    - Đinh Bộ Lĩnh xuất hiện, dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước: Cùng thời gian xuất hiện “12 sử quân”, năm 960, ở Trung Quốc, nhà Tống thành lập, chấm dứt thời kỳ “ngũ đại thập quốc’' và bắt đầu mở thế lực xuống phía Nam. Nguy cơ ngoại xâm lại xuất hiện và đe dọa, Đất nước đứng trước một thử thách lớn. Từ đất Hoa Lư (Ninh Bình), người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh đã phất cờ, tập hợp dân chúng, giả quyết vấn đề lịch sử đặt ra: “dẹp loạn 12 sứ quân”, thống nhất đất nước vào cuối năm 967.

    - Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế, đặt tên nước là Đại cồ Việt (tức Nước Việt to lớn), định đô ở Hoa Lư, xây dựng triều chính và quản lý đất nước, Kinh đô Hoa Lư do Vua Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh) tổ chức xây dựng là một công trình kiến trúc lớn nhất của đất nước sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc.

    - Mùa xuân năm 970, Đinh Tiên Hoàng bỏ không dùng niên hiệu của nhà Tống, tự đặt niên hiệu Thái Bình. Với việc xưng đế, dựng kinh đô, định niên hiệu, Đinh Tiên Hoàng đã khẳng định nền độc lập, tự chủ của quốc gia và bắt tay vào xây đụng một mô hình nhà nước với thiết chế mới: Quân chủ Trung ương tập quyền.

    c. Nội dung:II. NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT (968 - 1054) TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ DÂN TỘC

    1. Khái quái về nhà nước Đại Cồ Việt qua các triều đại

    Quốc hiệu “Đại Cồ Việt” tồn tại trong lịch sử dân tộc từ năm 968 đến 1054, trải qua ba triều đại: Đinh (968-980), Tiền Lê (980-1009) và thời kỳ đầu của nhà Lý (1009-1054).

    Nhà nước Đai Cồ Viêt dưới thời nhà Đinh (968-980)

    + Vê tổ chức bộ máy nhà nước: Đinh Tiên Hoàng đã hoàn thiện tồ chức bộ máy quản lý đất nước từ hình thức “Vương quyền” chuyển sang hình thức “Đế quyền”, với 3 cấp: Triều đình Trung ương - Đạo (trung gian) - Giáp, Xã (cơ sở). Nhìn chung, bộ máy hành chính thời kỳ này là bộ máy chính quyền quân chủ thời kỳ mới độc lập, tự chủ, nên còn khá sơ sài, đơn giản, nhưng việc củng cố bộ máy chính quyền Nhà nước quân chủ của Đinh Tiên Hoảng đã được lịch sử ghi nhận là"... Vua mở nước dựng đô, đổi xung Hoàng Đế, đặt trăm quan, lập sáu quân, chế độ gần đẩy đủ...”Ở các địa phương, vua Đinh chia làm nhiều đạo, dưới đạo là giáp và xã. Đến nay địa bàn của từng đạo và hệ thống quan chức các cấp chính quyền chưa xác định được rõ ràng.

    + Về quân đội: cơ bản Nhà nước Đại Cồ Việt thời Đinh là một nhà nước võ trị; quân đội đông và tương đối mạnh. Điểm nổi bật nhất trong tổ chức quân sự phòng giữ đất nước thời này là tổ chức “Thập đạo quân”, trong đó Thập đạo tướng quân là người đúng đầu quân đội; bên dưới đạo có các loại: Quân, lữ, tốt, ngũ và được trang bị các loại bạch khí, kết họp giữa giáo, kiếm, côn, cung, nỏ...

    + Về luật pháp: Cùng với việc từng bước xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý từ Trung ương đến địa phương, xây dựng củng cố lực luợng quân sự, nền pháp chế thời kỳ này cũng bắt đầu được để ý đến. Đinh Tiên Hoàng đã đặt chức Đô hộ phủ sĩ sư coi việc hình án - một chức quan tư pháp và giao cho Lưu Cơ giữ chức này. Mặc dù vậy, dưới chế độ võ trị, luật pháp thời Đinh còn nghiêm khắc và tùy tiện, dựa theo ý muốn của nhà vua. Vua Đinh cho đặt vạc dầu và cũi hổ ở sân triều để trừng phạt phạm nhân.

    + Về kinh tế: Kinh tế nông nghiệp được quan tâm. Nhà vua nắm toàn bộ ruộng đất trong nước, vừa để khẳng định quyền lực vừa để nắm lấy thần dân, thu tô thuế, bắt lính; đồng thời cũng quan tâm tới việc khai hoang, lập làng, mở rộng diện tích canh tác xuống vùng đồng bằng và ven biển. Một số ngành nghề thủ công nghiệp cũng được chú ý như: Nghề thợ nề, thợ đá, mộc, chạm khăc, dát vàng bạc... chủ yếu để phục vụ vua quan và quân đội. Trong dân gian, các nghề truyền thống như trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải lụa, làm giấy tiếp tục phát triển. Đồng tiền đầu tiên của đất nước: Đồng Thái Bình Hưng Bảo được phát hành vào khoảng năm 970 đã thúc đẩy việc trao đổi buôn bán hàng hóa trong nhân dân, đồng thời phục vụ trao đổi vật phẩm với Trung Quốc và các thuyền buôn nước ngoài.

    + Về văn hóa: Cùng với việc xây dựng một chính quyền nhà nước có chủ quyền, vua Đinh Tiên Hoàng cũng chú ý đến phát triển văn hóa; mầm mống đầu tiên của một nền văn hóa mang tính dân tộc được manh nha hình thành. Đạo Phật là chỗ dựa tinh thần và có vị trí lớn trong đời sống xã hội Đại Cồ Việt cũng như trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh, ở Kinh đô Hoa Lư đã xây dựng nhiều chùa chiền (chùa Tháp, chùa Bà Ngô...) và các cột kinh Phật. Nhiều nhà sư đã trở thành cố vấn cho vua Đinh về đường lối đối nội và đối ngoại.

    + Về đổi ngoại: Ngay sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã có một chính sách đối ngoại khéo léo, mềm dẻo để giữ gìn hòa bình cho dân tộc.

    - Nhà nước Đại Cồ Việt thời Tiền Lê (980-1009) và thời kỳ đầu nhà Lý (1009-1054)

    Dưới thời Tiền Lê và thời kỳ đầu của nhà Lý (980 - 1054), Nhà nước Đại cồ Việt tiếp tục phát triển về mọi mặt; nền độc lập, tự chủ của dân tộc được củng cố vững chắc.

    + Về tổ chức bộ máy nhà nước:

    Chính quyền trung ương thời Tiền Lê được giữ nguyên như thời Đinh. Vua Lê Hoàn (tức Lê Đại Hành) vẫn đóng đô ở Hoa Lư; năm 984, cho xây dựng nhiều cung điện với quy mô to lớn hơn. Năm 1006, Vua Lê Long Đĩnh cho sửa đổi quan chế và triều phục của các quan văn, võ và tăng đạo. Chế độ phong tước và cấp thái ấp dưới thời Tiền Lê được thực hiện quy củ hơn trước.

    Thời nhà Lý: Các vua Lý tự xưng là Thiên tử, lập các ngôi Hoàng hậu và Thái từ, phong tước cho con cháu, người thân trong họ hàng cùng quan lại có công tôn phù. Hệ thống quan chức được chia làm 9 phẩm cấp; ngoài ra còn một số cơ quan chuyên trách, giúp việc cho vua.

    Chính quyên địa phương đầu thời Tiền Lê vẫn giữ nguyên 10 đạo như thời Đinh; đến năm 1002, đổi các đạo thành lộ, dưới có phủ, châu, giáp, xã.

    Sang thời Lý, năm 1010, Lý Công Uẩn chia nuớc thành các lộ và phủ; dưới phủ là huyện và cuối cùng là hương, giáp; miền núi và vùng xa trung ương thì chia thành châu, trại. Đây là công cuộc cải tồ hành chính có quy mô lớn, góp phần quan trọng trong công cuộc quản lý toàn diện đất nước.

    + Về tổ chức quân đội: Thời Tiền Lê và thời kỳ đầu nhà Lý, việc xây dụng lực lượng quân sự rất được chú trọng. Bên cạnh quân đội thường trực của triều đình, còn có quân đội địa phương (dân binh, hương binh) làm nhiệm vụ canh phòng, bảo vệ các lộ, phủ, châu và có thể được chính quyền trung ương điều động bất cứ khi nào cần thiết. Cùng với lực lượng bộ binh, lực luợng thủy quân cũng được xây dựng. Thời Tiền Lê đã có những chiến thuyền lớn, được trang bị đầy đủ. Thời Lý, quân đội có nhiều binh chủng phong phú hơn.

    + Về luật pháp: Duới thời Tiền Lê, cùng với việc củng cố và tăng cường thiết chế bộ máy nhà nước quân chủ, nhà vua cũng quan tâm đến việc xây dựng pháp luật và đề cao luật pháp; tuy nhiên, việc xét xử còn khá tùy tiện. Sang thời nhà Lý năm 1042, Lý Thái Tông cho soạn bộ “Hình thư” gồm 3 quyển, xuống chiếu ban hành trong dân gian. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của Việt Nam, thể hiện một bước tiến quan trọng trong việc trị nước của nhà nước phong kiến độc lập, tự chủ. Ở các làng xã, hình thức luật tục vẫn duy tri và được mọi người tuân theo.

    + Về kinh tế: Nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu. Nông dân được làng xã chia ruộng để cày cấy, nộp thuế và đi lính. Vua Lê Đại Hành đã cho xây đựng nhiều công trình, đầy mạnh sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp đề chấn hưng đất nước, ông là vị vua mở đầu cho lễ tịch điền vào mùa xuân hàng năm, mở đầu cho một lễ nghi trọng đại mà các vương triều sau tiếp tục noi theo để khuyến khích phát triền sản xuất nông nghiệp. Lê Đại Hành cũng là vị vua đầu tiên tổ chức đào sông. Công trình đào sông Nhà Lê do Lê Hoàn khởi dựng là con đường giao thông thủy nội địa đầu tiên của Việt Nam.

    Sang thời nhà Lý, triều đình cũng thi hành nhiều chính sách trọng nông, khuyến nông. Sức lao động và sức kéo trong nông nghiệp được nhà nước hết sức bảo vệ; do đó, sản xuất nông nghiệp ổn định và phát triển hơn trước.

    Các nghề thủ công duới thời Tiền Lê và đầu thời Lý như nghề gốm, nghề dệt, nghề mộc, khai mỏ, luyện sắt, đúc đồng, chạm khắc, sơn thếp... đều được phát triển và có nhiều tiến bộ.

    Ngoài ra, ở thời kỳ này, việc giao thương, buôn bán, trao đổi giữa các địa phương trong nước và với nước ngoài khá phát triển. Vua Lê Đại Hành và các vua Lý đều cho đúc tiền đồng để lưu thông rộng rãi và có dùng thêm tiền đồng Trung Quốc thời Đường, Tống.

    + Về văn hóa: Đạo Phật vẫn giữ vai trò lớn trong đời sống xã hội Đại cồ Việt thời Tiền Lê và thời kỳ đầu nhà Lý. Nhiều nhà vua và quý tộc đã theo đạo Phật, đề cao tư tưởng từ bi, bác ái. Trong triều, có hệ thống tăng quan, một số được phong là Quốc sư. Các loại hình văn hóa dân gian được duy trì và phát triển. Bên cạnh đó, xuất hiện thêm loại hình hát tuồng.

    + Về đối ngoại: Tiếp nối truyền thống từ thời Đinh, sang thời Tiền Lê, sau chiến thắng quân Tống (năm 981), vua Lê Đại Hành vẫn tiếp tục duy trì quan hệ hòa hữu với nhà Tống.

    2. Vị trí, vai trò của Nhà nước Đại cồ Việt trong tiến trình lịch sử dân tộc

    - Nhà nước Đại cồ Việt ra đời, tồn tại và phát triển đã khằng định sức mạnh của ý chí độc lập dân tộc, hòa bình, thống nhất đất nước của nhân dân ta sau nghìn năm Bắc thuộc. Đây lả nhà nước quân chủ Trung ương tập quyền đầu tiên của Việt Nam trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước.

    - Nhà nước Đại cồ Việt đã mở ra trang sử vẻ vang của dân Việt Nam trong thời kỳ đầu xây dựng và bảo vệ đất nước - kỷ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài xuyên suốt các triều đại Đinh, Lê, Lý và Trần, Hậu Lê sau này.

    Nhà nước Đại cồ Việt đã có công lao giữ gìn, củng cố nền độc lập dân tộc trong một thời gian gần một thế kỷ, Trong thời kỳ này, các vương triều phương Bắc mang quân sang xâm lược, nhưng đều bị chống trả quyết liệt.

    Các chủ trương, chính sách và những thành tựu, kết quả của Nhà nước Đại Cồ Việt đã đặt nền móng cho sự ra đời, tồn tại và phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, tài chính, đối ngoại, giao thông,... của nhà nước phong kiến Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc.

    III. CÔNG LAO, ĐÓNG GÓP CỦA ĐINH TIÊN HOÀNG TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ DÂN TỘC

    1. Đinh Tiên Hoàng - người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc

    - Đinh Tiên Hoàng (tên thật là Đinh Bộ Lĩnh), người làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay là thôn Văn Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), là con thứ của Thứ sử Đinh Công Trứ (Thứ sử Châu Hoan, kiêm Ngự phiên Đô đốc dưới thời Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền); mẹ là Đàm Thị. Sau khi cha mất, Đinh Bộ Lĩnh cùng mẹ và đám gia nhân về quê Đại Hoàng sinh sống. Uy thế chính trị của cha đã tạo cho cậu thiếu niên Đinh Bộ Lĩnh một vị thế của “con nhà nòi”, dòng họ vọng tộc ở châu Đại Hoàng mà không một đứa trẻ nào ở vùng núi rừng này có được. Thuở nhỏ thường cùng lũ trẻ chăn trâu chơi trò đánh nhau, lấy bông lau làm cờ. Nhờ có tài chỉ huy, lại có chí lớn nên được bạn bè kính phục. Với tài trí hơn người, Đinh Bộ Lĩnh được tôn làm Tù trưởng sách Đào Áo (nay thuộc các xã Gia Hưng, Gia Phú, Liên Sơn, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình).

    - Sau khi Ngô Quyền mất (năm 944), triều đình rối ren, không có khả năng kiềm soát các địa phương xa xôi, Đinh Bộ Lĩnh đã cùng những người bạn thân thiết như Đinh Điền, Nguyễn Bặc tổ chức lực lượng, rèn vũ khí và chiếm giữ vùng đất Hoa Lư. Ông được nhân dân địa phương suy tôn và ủng hộ nhiệt liệt.

    - Trong khoảng thời gian từ năm 945 đến năm 950, Đinh Bộ Lĩnh đã toàn quyền làm chủ vùng đất Hoa Lư và khu vực xung quanh; sử cũ nói “Từ đây ai cũng sợ phục, phàm đi đánh đến đâu đều dễ như chẻ tre”. Năm 951 lực lượng, thanh thế của Đinh Bộ Lĩnh đã khá mạnh, khiến Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Vân lo sợ, đem quân đến đánh nhưng không thắng phải rút về.

    - Nhà Ngô sụp đổ, tình hình đất nước rối loạn. Đinh Bộ Lĩnh quyết định tiến đánh các sứ quân. Bằng các biện pháp chính trị mềm dẻo - liên kết, hàng phục kêt hợp với biện pháp quân sự cúng rắn - chinh phạt, Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt dẹp yên các sứ quân, chấm dứt cuộc “nội loạn” ở giữa thế kỷ X, thu non sông về một môi vào cuối năm 967.

    - Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh trở thành vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời kỳ Bắc thuộc kéo dài.

    2. Đinh Tiên Hoàng, người đặt nền móng sáng lâp Nhà nước Đại cồ Việt - Nhà nước quân chủ Trung ương tập quyền đầu tiên của Việt Nam

    - Đinh Tiên Hoàng vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Sự ra đời Nhà nước Đại cồ Việt năm 968, đã chấm dứt tình trạng phân tán, cát cứ kéo dài, thống nhất đất nước. Đây là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của quốc gia dân tộc; hướng tới thống nhất, tập quyền, phù hợp với yêu cầu của lịch sử.

    Việc đặt quốc hiệu Đại cồ Việt, xưng Hoàng đế và định niên hiệu là Thái Bình, một lẩn nữa khẳng định sự tự tin vào sức mạnh dân tộc, khát vọng về một đất nước thái bình, hưng thịnh của vua Đinh Tiên Hoàng.

    - Nhà nước Đại cồ Việt dưới thời nhà Đinh, tuy chỉ tồn tại trong 12 năm (968 - 980), trải qua 02 đời vua, nhưng trong quá trình tồn tại, bằng tổ chức quản lý và hoạt động cụ thể, Nhà nước Đại cồ Việt thời Đinh đã có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong tiến trinh lịch sử Việt Nam. Đây là Nhà nước đại diện cho lợi ích và sức mạnh của cộng đồng các giáp, xã... tượng trưng cho sự đoàn kết, tậphợpcác lực lượng vì mục đích độc lập, tự chủ và thống nhất.

    Với tổ chức bộ máy, chính sách đối nội, đối ngoại tuy sơ khai nhưng Nhà nước Đại cồ Việt dưới thời nhà Đinh đã xác lập một thời kỳ mới về tồ chức quản lý đất nước trong lịch sử dân tộc - thời kỳ độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.

    Sự phát triển kinh tế, từ nông nghiệp cho đến công thương nghiệp dưới thời Đinh khá đều đặn và ngày càng đa dạng, đã tạo điều kiện nâng cao đời sống nhân dân, vừa củng cố nhà nước quân chủ Trung ương tập quyền, vừa nâng cao sức chiến đấu của đất nước thời Nhà Đinh.

    Nhà nước Đại cồ Việt thời nhà Đinh đã tạo cơ sở ban đầu để các vương triều sau này bổ sung, củng cố và điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của đất nước trong quá trình hình thành và xác lập chế độ phong kiến loại hình phương Đông ở nước ta. Đưa lịch sử nước ta vào một thời kỳ phát triển mới chưa tùng có (so với trước đó), khôi phục lại thế đứng hiên ngang cho đất nước, cho dân tộc. Từ đây, đất nước của cộng đồng các dân tộc Việt, bằng sức sống bền bỉ và năng động của mình, đã vươn lên mạnh mẽ, đủ sức chống chọi với mọi âm mun và hành động xâm lược của giặc ngoại xâm, giữ một vị trí quan trọng trong khu vực trước những biến động lớn đã từng xảy ra và còn tiếp diễn ở nhiều thế kỷ sau này.

    Nhà nước Đại cồ Việt dưới thời nhà Đinh ra đời, tồn tại, phát triển cùng với việc thiết lập triều đình riêng do một hoàng đế đứng đầu, có niên hiệu riêng, lãnh thổ riêng, là sự khẳng định mạnh mẽ nền độc lập, tự chủ của đất nước vừa mới được khôi phục sau hơn một thiên niên kỷ lệ thuộc vào phong kiến phương Bắc. Đây là Nhà nước mở đầu cho thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc. Công lao, đóng góp to lớn của Đinh Tiên Hoàng trong tiến trình lịch sử dân tộc còn mãi muôn đời.

  • Tác giả: Nguyễn Hoài Nam - Phòng Văn Hóa huyện Điện Biên Nguồn: Ban Tuyên giáo trung ương - Tỉnh Ninh Bình
  • Các Quyết định Về việc hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của bà Bùi Thị Quỳnh Nga và ông Đặng Việt Dũng, địa chỉ thửa đất tại Đội 6, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
  • Các Quyết định về việc thu hồi đất tại xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình: Nâng cấp đường đông Điện Biên (ĐT. 147) huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (xã Noong Hẹt, đợt 1)
  • Công khai tình hình phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành năm 2022 trên địa bàn huyện Điện Biên
  • Thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án: Đường nội đồng và kênh thoát nước thuộc dự án: Giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư theo quy hoạch chi tiết Cảng hàng không Điện Biên giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (để thực hiện dự án Nâng cấp, cải tạo Cảng hàng không Điện Biên)
  • quyết định V/v thu hồi đất do UBND xã Noong hẹt quản lý để thực hiện dự án: Xây dựng cơ sở hạ tầng để đấu giá quyền sử dụng đất khu đất tại thôn 24 xã Noong Hẹt, huyện Điện biên (đợt 1)
  • các quyết định thu hồi đất c9 xã Thanh Xương
  • Tuyển chọn tổ chức, cá nhân đăng ký chủ trì liên kết các dự án liên kết trong kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thuộc Quyết định số 45/2018/QĐ-UBND, ngày 24/12/2018 của UBND tỉnh Điện Biên tại huyện Điện Biên năm 2023
  • quyết định V/v thu hồi đất bổ sung huyện Điện Biên để làm quỹ đất xây dựng các công trình bị ảnh hưởng khi thực hiện dự án: Đầu tư xây dựng đường vành đai biên giới Pom Lót - Núa Ngam - Huổi Puốc, tỉnh Điện Biên
  • Các Quyết định Về việc thu hồi đất tại xã Mường Pồn, huyện Điện Biên để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình: Đường dây 110kV Mường Lay - Điện Biên (đợt 2)
  • Các quyết định về việc thu hồi đất tại địa bàn xã Noong Luống, huyện Điện BIên do tự nguyện trả lại đất để thực hiện khai thác cát làm vật liệu xây dựng thông thường ở điểm mỏ bản Pom Lót, xã Pom Lót và đội 18 xã Noong Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
  • 131-140 of 371<  ...  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  ...  >
  • Ảnh đẹp huyện Điện Biên Thư viện ảnh
  • Bản đồ hành chính

  • Liên kết Website
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: