|
Từ nhận thức này, huyện Điện Biên đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn huyện thực hiện chuyển đổi số với nhiều giải pháp đồng bộ và hiệu quả, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh, thúc đẩy hoàn thành các chỉ tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ về phát triển chính quyền số, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng.
Năm 2022 được coi là năm Chuyển đổi số Quốc gia, đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ để tạo bước đột phá. Đảng bộ huyện Điện Biên đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ-HU, ngày 23/11/2021 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày 01/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; UBND huyện, Ban chỉ đạo Chuyển đổi số huyện đã ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo Chuyển đổi số, Kế hoạch Triển khai thực hiện Chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Kế hoạch hoạt động năm và nhiều Chương trình, Quyết định, Kế hoạch, văn bản chỉ đao, triển khai thực hiện khác nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số, tạo hành lang pháp lý để triển khai hiệu quả chuyển đổi số trên địa bàn huyện.
Với mục tiêu: Xây dựng, phát triển chính quyền số của huyện có mô hình hoạt động phù hợp, được vận hành an toàn, dựa trên dữ liệu và công nghệ số, để có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn, kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số của huyện, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế - xã hội. Đồng thời tiếp tục đầu tư, nâng cấp, tái cấu trúc hạ tầng CNTT, chuyển đổi hạ tầng CNTT thành hạ tầng số, phát triển nền tảng số để phục vụ kết nối, quản lý các nguồn lực, dữ liệu của cơ quan nhà nước một cách an toàn, linh hoạt, ổn định, hiệu quả. Huyện Điện Biên đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp về phát triển Chính quyền số, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tại cơ quan, đơn vị mình. Rà soát, ban hành kịp thời các văn bản, hướng dẫn triển khai, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền số, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng trên địa bàn huyện. Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ cán bộ chuyên trách CNTT trong các cơ quan nhà nước; Duy trì, cập nhật kiến trúc Chính quyền điện tử, Chính quyền số của tỉnh phù hợp với Kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Hiện nay, 100% cơ quan, đơn vị, địa phương được trang bị, sử dụng có hiệu quả Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của huyện, được kết nối liên thông từ các sở, ban, ngành tỉnh tới huyện và các xã. 100% cơ quan chuyên môn và UBND các xã sử dụng chữ ký số. Tỷ lệ văn bản điện tử có ký số đạt trên 99%; 100% các cơ quan, đơn vị, UBND xã được cập tài khoản thư điện tử công vụ của đơn vị, tỷ lệ cán bộ CCVC thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc đạt trên 95%. 100% UBND cấp xã được trang bị Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến kế nối liên thông từ Trung ương tới tỉnh, huyện xuống xã trên nền tảng sử dụng đường truyền số liệu chuyên dùng. 100% các thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp mức độ 3, mức độ 4 trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau. 100% thống kê, báo cáo thực hiện trực tuyến. 100% cuộc họp của Hội đồng nhân dân huyện được triển khai dưới hình thức họp không giấy tờ. Để thực hiện việc mục tiêu này, huyện đã lựa chọn việc dễ làm trước, làm ngay. Theo đó, năm 2022, huyện phấn đấu tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ đạt từ 95% trở lên. Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả trực tuyến đạt từ 72% trở lên. Tỷ lệ báo cáo của các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trực tuyến qua Hệ thống Quản lý Văn bản và Điều hành và Hệ thống thông tin báo cáo đạt 100%. 100% UBND các xã có Trang Thông tin điện tử.
Việc đẩy mạnh phát triển Kinh tế số - Xã hội số là bước “bứt phá” trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, mở ra nhiều cơ hội, song cũng đặt ra không ít thách thức đối với mỗi địa phương, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Trong thời gian qua, trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành tựu đạt được, huyện Điện Biên đã từng bước khắc phục những khó khăn, hạn chế, việc đẩy mạnh “phát triển Kinh tế số - Xã hội số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo” và được huyện xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có trên 180 Công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động. Đa số công ty, doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, bước đầu tham gia vào quá trình chuyển đổi số trong quản lý, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên việc chuyển đổi số trong các công ty, DN, HTX chưa được đồng bộ; tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn huyện còn thấp. Nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực công nghệ thông tin trong cộng đồng và doanh nghiệp còn ít về số lượng, chưa bảo đảm về chất lượng. Hạ tầng viễn thông - CNTT chưa đáp ứng được yêu cầu; bảo đảm an ninh mạng, bảo mật, an toàn thông tin đang đối mặt với nhiều nguy cơ.
Để hình thành xã hội số, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia vào các hoạt động chuyển đổi số ngoài việc thông tin tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ người dân tham gia, sử dụng các nền tảng số, dịch vụ số với mục tiêu nhằm thay đổi thói quen và dần tích hợp công nghệ số một cách tự nhiên và mặc định vào mọi mặt đời sống thì việc đảm bảo về hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin, phổ cập Internet đóng vai trò hết sức quan trọng. Huyện Điện Biên đã ban hành các Kế hoạch, văn bản chỉ đạo, phối hợp với các Trung tâm, doanh nghiệp Bưu chính, Viễn tăng cường phát triển mạng lưới, hạ tâng, tăng cường diện tích phủ sóng, nâng cao chất lượng dịch vụ Internet, 4G, 5G đến các thôn, bản trên địa bàn huyện. Tỷ lệ hộ gia đình có thể kết nối Internet băng thông rộng cố định đạt 67,1%; Tỷ lệ khu vực có dân cư sinh sống làm việc được phủ sóng thông tin di động mạng 4G, 5G đạt trên 95%. Số thuê bao điện thoại di động đạt 89,1 thuê bao/100 dân. 100% các xã thuộc huyện có Trang thông tin điện tử; niêm yết đầy đủ các Thủ tục hành chính phụ vụ nhu cầu tra cứu, tìm hiểu thông tin của người dân. 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng DVC trực tuyến của tỉnh. Hệ thống khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế bằng thẻ căn cước công dân gắn chip phục vụ người dân đã được triển khai tại Trung tâm y tế và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện, giảm tối đa thời gian, thủ tục khi đi khám, chữa bệnh BHYT tại các cơ sở y tế.
Hiện nay trên địa bàn huyện có 21/21 xã đã ban hành Quyết định thành lập Tổ CNSCĐ cấp xã và Quyết định thành lập Tổ CNSCĐ cấp thôn, bản (đạt tỷ lệ 100%); 21/21 xã lập Nhóm Zalo Tổ CNSCĐ cấp xã, 236/275 thôn, bản lập Nhóm Zalo cấp thôn, bản. Hiện tại, trên địa bàn huyện đã triển khai cấp 84.753 thẻ Căn cước công dân gắn chíp, mã định danh, tích hợp thông tin cho người dân. 100% cơ sở y tế trên địa bàn huyện triển khai khám chữa bệnh bằng thẻ Căn cước công dân. Trên địa bàn huyện đã và đang triển khai ứng dụng thanh toán trực tuyến qua thẻ, các loại ví điện tử, các ứng dụng internet banking, mobile banking ... Một số lĩnh vực thực hiện số hoá, chuyển đổi số nhanh, mạnh như y tế, y tế dự phòng, bảo hiểm xã hội, tài chính ngân hàng, viễn thông... giúp người dân được tiếp cận, sử dụng bình đẳng các dịch vụ thiết yếu.
Trong những năm qua hệ thống kỹ thuật, cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông trên địa bàn huyện đã được quan tâm đầu tư, xây dựng cơ bản đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính quyền điện tử, tạo nền tảng tiến tới chuyển đối số trên địa bàn huyện. Mạng di động 4G/5G, mạng truyền số liệu chuyên dùng đảm bảo hiện đại, đồng bộ phục vụ phát triển chính quyền số, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện. Hạ tầng viễn thông, Internet trên địa bàn huyện đã và đang phát triển nhanh, bước đầu đáp ứng được các yêu cầu về thông tin cho phát triển và nhu cầu xã hội. Trên địa bàn huyện có 01 doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ bưu chính (cung ứng cả chiều đi và chiều đến). Toàn huyện có 23 điểm phục vụ bưu chính: trong đó, có 01 bưu cục cấp II; 21 điểm bưu điện văn hóa xã (trong đó có 18/21 điểm Bưu điện văn hóa xã có kết nối internet, có 18 điểm bưu điện văn hóa xã đã xây dựng kiên cố); 01 thùng thư công cộng. Có 03 nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thông (Vinaphone, VNPT Điện Biên; Viettel; Mobifone) với tổng số vị trí trạm thu, phát sóng thông tin di động (BTS) là 163 trạm. 21/21 xã được phủ sóng di động 3G, 4G (đạt tỷ lệ 100%). Tạo điều kiện, hỗ trợ cho các doanh nghiệp viễn thông xây dựng, phát triển hạ tầng mạng lưới, cung cấp dịch vụ mạng di động 4G/5G để thúc đẩy, tăng tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh của người dân; đẩy mạnh thanh toán điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thanh toán không tiền mặt. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai, ứng dụng các dịch vụ, giải pháp phục vụ người dân, doanh nghiệp tiếp cận với các dịch vụ số trong các lĩnh vực về y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch. Triển khai các hệ thống thu thập, giám sát đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự và phòng, chống thiên tai; phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn huyện.
Xác định công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực số là khâu quan trọng để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả và bền vững, giúp thực hiện thành công các mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số. Huyện đã quan tâm, bố trí, sắp xếp cán bộ phù hợp, có đủ năng lực, trình độ để tham mưu, triển khai các hoạt động phát triển Chính quyền số, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; tăng cường phối hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo; cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành về kỹ năng số, chuyển đổi số, Chính quyền số; tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu cho cán bộ, công chức, viên chức. Năm 2022, huyện đã tổ chức Lớp đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số; đảm bảo an toàn an nin thông tin, tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ Bưu chính công ích, thanh toán trực tuyến cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện Điện Biên năm 2022; 100% cơ quan, đơn vị, UBND xã có Lãnh đạo, công chức được tham gia đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng về Chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh, Sở TT&TT, UBND huyện tổ chức.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về bản chất, nội dung, tầm quan trọng của chuyển đổi số đến các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp và nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội và toàn hệ thống chính trị. Phát huy ưu thế của công nghệ số để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, bảo đảm phù hợp với từng nhóm đối tượng, phổ biến, nhân rộng kịp thời các cơ quan, đơn vị thực hiện chuyển đổi số hiệu quả.
Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại kỷ nguyên số hóa, làm việc trên nền tảng số, công nghệ số. Do đó, thực hiện chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu, khách quan theo xu thế của thời đại. Giúp cho mọi hoạt động được đưa lên môi trường số, tạo ra một không gian hoạt động hoàn toàn mới, làm thay đổi cách vận hành công việc và cuộc sống, làm thay đổi cuộc sống của nhân dân, tạo sự phát triển mạnh mẽ, bền vững của doanh nghiệp./.