CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN ĐIỆN BIÊN
  • Đổi tên từ thẻ “Căn cước công dân” thành thẻ “Căn cước”
  • Thời gian đăng: 26/04/2024 08:57:50 PM
  • Luật Căn cước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2023. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024. Chính thức đổi tên Căn cước công dân sang thẻ Căn cước
  • Việc sử dụng tên “Luật Căn cước” sẽ bảo đảm thể hiện đầy đủ chính sách, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nội dung Luật. Đồng thời, thể hiện đúng nội hàm của công tác quản lý căn cước là nhằm mục đích định danh, xác định rõ danh tính của từng con người cụ thể, phân biệt cá nhân này với cá nhân khác cũng như đáp ứng yêu cầu quản lý căn cước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là phải quản lý đối với toàn bộ xã hội, mọi người dân sinh sống tại Việt Nam; bảo đảm các quyền của con người, quyền công dân theo quy định của Luật.

    CCCD.jpg

    (Thẻ Căn cước công dân)

    Việc lược bỏ cụm từ “công dân” trong tên Luật không tác động đến yếu tố chủ quyền quốc gia, vấn đề quốc tịch cũng như địa vị pháp lý của công dân. Nội dung Luật Căn cước cũng đã quy định phân biệt việc cấp căn cước cho công dân Việt Nam và cấp giấy chứng nhận căn cước cho những người chưa có đầy đủ các quyền như công dân Việt Nam.

    The-Can-Cuoc-Du-kien.png

    Nếu để tên Luật là Luật Căn cước công dân sẽ không thể hiện được đầy đủ chính sách sửa đổi, bổ sung tại  Luật này, tên Luật chưa bảo đảm phù hợp, bao quát đầy đủ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nội dung  Luật; kể cả việc chỉnh lý kỹ thuật như một số ý kiến tham gia theo hướng quy định việc quản lý đối với người gốc Việt Nam ở phần quy định chuyển tiếp của  Luật cũng chưa phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (nội dung  văn bản cần phù hợp với mục đích, yêu cầu, phạm vi điều chỉnh của văn bản). Ngoài ra, quy định tên Luật là Luật Căn cước công dân cũng dẫn đến cách hiểu chỉ thể hiện việc quản lý căn cước đối với công dân Việt Nam, làm thu hẹp yêu cầu trong quản lý căn cước ở nước ta, không bảo đảm được yêu cầu quản lý căn cước đối với toàn bộ người dân sinh sống tại Việt Nam để bảo đảm các quyền con người, quyền công dân theo quy định Luật.

    Việc đổi tên Thẻ căn cước công dân thành Thẻ căn cước có ảnh hưởng đến người dân, kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước không?

    Việc đổi tên thẻ KHÔNG phát sinh thủ tục, chi phí đổi thẻ với người dân hoặc chi ngân sách nhà nước vì tại Điều 46 Luật Căn cước đã có quy định chuyển tiếp: Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật; thẻ Căn cước công dân quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước ngày Luật Căn cước có hiệu lực thi hành có giá trị như thẻ Căn cước được quy định tại Luật Căn cước.

    Việc thay đổi từ mẫu thẻ Căn cước công dân thành thẻ Căn cước là để phù hợp với tên gọi Luật Căn cước đã được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27/11/2023 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024. Việc quy định như vậy giúp thể hiện đúng bản chất của thẻ là loại giấy tờ có chứa thông tin về căn cước của người dân; giúp phân biệt người này với người khác; xác định danh tính trong thực hiện giao dịch... Quy định tên gọi là thẻ Căn cước cũng không tác động đến địa vị pháp lý về quốc tịch của công dân (vì trong thẻ đã thể hiện rõ thông tin về quốc tịch của người được cấp thẻ là quốc tịch Việt Nam).

    Việc đổi tên thẻ thành thẻ Căn cước còn để bảo đảm tương đồng với thông lệ quốc tế; bảo đảm tính phổ quát, tạo tiền đề cho hội nhập quốc tế, công nhận giấy tờ về căn cước giữa các nước trong khu vực và trên thế giới; hạn chế việc phải sửa đổi, bổ sung Luật khi Việt Nam có ký kết thỏa thuận với các quốc gia khác để sử dụng thẻ Căn cước thay cho hộ chiếu trong việc đi lại giữa các quốc gia (ví dụ như đi lại trong khối ASEAN). Hiện nay, thẻ Căn cước được thiết kế tuân thủ theo tiêu chuẩn chung của ICAO về tổ chức lưu trữ, khai thác thông tin trên chip điện tử; thẻ có tính bảo mật cao, thuận lợi cho người dân trong việc bảo quản, sử dụng trên trường quốc tế.

  • Tác giả: Nguyễn Nam
  • Các tin bài khác:
  • HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN ĐIỆN BIÊN KHÓA XX, NHIỆM KỲ 2016 - 2021. KỲ HỌP THỨ 11 (KỲ HỌP BẤT THƯỜNG).
  • Già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người có uy tín huyện Điện Biên thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, giữ gìn quốc phòng, an ninh, xây dựng Nông thôn mới
  • Học hỏi quần chúng nhưng không theo đuôi quần chúng
  • Hội nghị biểu dương các già làng, trưởng bản, trưởng các dòng họ, người có uy tín tiêu biểu và trưởng các điểm nhóm tôn giáo trên địa bàn huyện Điện Biên năm 2019
  • TỔ CÔNG TÁC CỦA PHÒNG CHỐNG MA TÚY VÀ TỘI PHẠM VÀ ĐỒN BIÊN PHÒNG PA THƠM BẮT ĐỐI TƯỢNG VẬN CHUYỂN HAI BÁNH HEROIN TỪ LÀO VỀ
  • Huyện Điện Biên đến thăm và làm việc với Huyện ủy Tủa Chùa
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
  • LÃNH ĐẠO UBMTTQ TỈNH VÀ LÃNH ĐẠO HUYỆN ĐIỆN BIÊN DỰ NGÀY HỘI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TẠI KHU DÂN CƯ BẢN KHĂM PỌM, XÃ PHU LUÔNG, HUYỆN ĐIỆN BIÊN
  • NGÀY HỘI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, KỶ NIỆM 89 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM (18/11/1930-18/11/2019). KHU DÂN CƯ BẢN PHIÊNG BAN, XÃ NÀ TẤU, HUYỆN ĐIỆN BIÊN
  • HUYỆN ĐIỆN BIÊN TỔ CHỨC NGÀY HỘI VĂN HÓA DÂN TỘC MÔNG LẦN THỨ IV, NĂM 2019
  • 531-540 of 2039<  ...  49  50  51  52  53  54  55  56  57  58  ...  >
  • Ảnh đẹp huyện Điện Biên Thư viện ảnh
  • Bản đồ hành chính

  • Liên kết Website
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: