CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN ĐIỆN BIÊN
  • KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI (28/8/1945-28/8/2020)
  • Thời gian đăng: 28/08/2020 04:18:24 PM
  • Mùa thu năm 1945, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, trong tuyên cáo ngày 28/8/1945, về việc thành lập Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký thành lập 13 Bộ, trong đó có Bộ Lao động và Bộ Cứu tế Xã hội đảm trách những nhiệm vụ về công tác lao động và xã hội trong những ngày đầu của chính quyền cách mạng nước ta. Để phù hợp với nhiệm vụ trong từng thời kỳ các mạng của đất nước, Nhà nuớc đã thành lập và đổi tên Bộ Cứu tế xã hội thành Bộ Thương binh - Cựu binh, Bộ Thương binh Xã hội, Bộ Nội vụ và Uỷ ban điều tra tội ác chiến tranh, Bộ Thương binh và xã hội. Đến ngày 16/02/1987 Hội Đồng Nhà nước có Quyết định số 782/QĐ-HĐNN sáp nhập 2 Bộ: Bộ Lao động và Bộ Thương binh và Xã hội thành Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và ngày 28/8/1945 là ngày thành lập, ngày truyền thống của  ngành Lao động Thương binh và Xã hội. 

     Lịch sử 75 năm truyền thống của ngành được gắn liền với lịch sử và truyền thống cách mạng của đất nước Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ  công tác lao động Thương binh liệt sỹ đã tham gia tích cực vào tổ chức sản xuất, ổn định đời sống đồng bào di cư, tản cư, huy động hàng ngàn nhân lực nhập ngũ, phục vụ quốc phòng, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, chăm sóc thương binh, đền ơn đáp nghĩa… huy động nhân công tham gia các công trường khai hoang phục hoá, xây dựng công trường thuỷ lợi, cung cấp lao động cho các ngành kinh tế và các vùng kinh tế mới. Bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện hệ thống cơ chế chính sách, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để quản lý Nhà nước về lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội. Bộ Luật Lao động và các pháp lệnh đã là hành lang pháp lý để điều chỉnh quan hệ về lao động; thực hiện các chính sách người có công, chính sách xã hội. 

    75 năm qua, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội luôn kiên trì và nỗ lực triển khai quan điểm của Đảng, Nhà nước, lấy con người làm trung tâm, phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội  đã tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành nhiều cơ chế, chính sách trong lĩnh vực xã hội. Ngay từ khi mới thành lập, Bộ đã thành lập Hội Cứu đói để thực hiện nhiệm vụ “Chống giặc đói” tham mưu cho Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 20/SL “Quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ”, đến việc xây dựng Bộ Luật Lao động, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, Luật Việc làm, Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nức ngoài theo hợp đồng, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Bảo hiểm xã hội…Những năm gần đây, nhiều chương trình, chính sách mới trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được ban hành và triển khai mang tính đột phá, đổi mới, đảm bảo mọi công dân đều được hưởng quyền an sinh xã hội, như: Nghị quyết số 15-NQ/TW khóa XI về một số chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020; Nghị quyết số 28-NQ/TW khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; nội dung Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với người lao động trong doanh nghiệp. Đặc biệt trong năm 2019, trình Quốc hội thảo luận thông qua Bộ Luật Lao động 2012 (sửa đổi), với nhiều nội dung mới chưa có tiền lệ, đáp ứng thực tiễn quan hệ lao động - việc làm của thị trường lao động, phù hợp các điều ước, công ước quóc tế và các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch covid -19, Ngành đã chỉ đạo triển khai kịp thời Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ; Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ, quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh, tạo thuận lợi để mọi người dân tiếp cận chính sách do Ngành quản lý, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống của người có công và thân nhân, các đối tượng chính sách xã hội được cải thiện và từng bước được nâng lên, phát triển giáo dục nghề nghiệp có nhiều đổi mới, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quốc gia, hội nhập kinh tế quốc tế; giảm nghèo đi vào thực chất, với nhiều kết quả nổi bật, công tác người cao tuổi, bảo vệ chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội được quan tâm chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Ngành trong các năm qua đều đạt và vượt kế hoạch, góp phần cùng cả nước hoàn thành toàn diện 12 chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Quốc hội, Chính phủ giao. Có thể khẳng định, suốt chặng đường vẻ vang 75 năm qua, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội luôn tận tụy, đoàn kết, chủ động sáng tạo vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được xã hội ghi nhận là Bộ hiện thân của “Lòng nhân văn, nhân ái”.

    Kể từ ngày thành lập đến nay; đặc biệt, năm 2008, sau khi chia tách  cơ quan  Tổ chức - Lao động – Thương binh và Xã hội thành Phòng Nội vụ và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và Sở Lao động - TB&XH, Phòng Lao động-TB&XH huyện đã không ngừng trưởng thành và phát triển, đã tham mưu UBND huyện thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, ổn định chính trị và trật tự xã hội trên địa bàn huyện. Nhận thức về tầm quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, Phòng  Lao động – Thương binh và Xã hội huyện đã triển khai tích cực chương trình việc làm,  giảm nghèo và đào tạo nghề, tập trung nghiên cứu, đề xuất chính sách để động viên các nguồn lực cho phát triển sản xuất, tạo việc làm, nắm nguồn và chất lượng nguồn lao động, thúc đẩy các hoạt động đào tạo nghề, hỗ trợ tạo việc làm thông qua hệ thống chính sách và các chương trình tín dụng, vay vốn giải quyết việc làm và các nguồn vốn khác thông qua các tổ chức hội đoàn thể và tài trợ quốc tế. Do vậy số lao động có việc làm tăng hàng năm,  công tác đào tạo nghề và chuẩn bị nguồn nhân lực có chuyển biến (hàng năm số người được đào tạo tăng 2 - 2,5%, thành lập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện nhằm đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, thực hiện đa dạng hoá hình thức đào tạo nghề, chình vì vậy chất lượng lao động được nâng lên, cơ cấu lao động có sự dịch chuyển phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của huyện. 

    Công tác thương binh liệt sỹ và người có công từng bước được xã hội hoá, đã trở thành nét đẹp trong truyền thống của các địa phương như nhận đỡ đầu, giúp đỡ thương binh nặng, bố mẹ liệt sỹ cô đơn được các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể và cá nhân hưởng ứng tham gia và được duy trì phát triển; những thương binh gặp khó khăn đã được giúp đỡ kịp thời; nhiều ngôi nhà tình nghĩa được xây dựng và sửa chữa; Quỹ đền ơn đáp nghĩa của huyện được mọi tầng lớp nhân dân ủng hộ...  Công tác bảo trợ xã hội, giúp người nghèo, các đối tượng xã hội cũng được mở rộng, quan tâm hơn, được các cơ quan, doanh nghiệp các tổ chức xã hội và cá nhân nhiệt tình ủng hộ và từng bước đã được xã hội hoá cao. Công tác Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em được quan tâm, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động bảo vệ chăm sóc trẻ em trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thực hiện các nội dung chương trình hành động bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, các chỉ tiêu pháp lệnh  và đăng ký về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em đều đạt vượt kế hoạch so với mục tiêu chung của tỉnh.  Công tác phòng chống tệ nạn xã hội (TNXH), ngành đã phối hợp với các cấp, các ngành triển khai công tác phòng chống TNXH trên cả 3 mặt tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa; triệt phá các đường dây buôn bán, các ổ nhóm tiêm chích ma tuý; cai nghiện tập trung gia đình và cộng đồng. Tổ chức chữa trị, cai nghiện cho 100-150 người/năm,  trong đó gần 30 người được tiếp nhận và tổ chức cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục lao động xã hội tỉnh còn lại được cai nghiện tại gia đình và cộng đồng. 

    Được sự quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo của Sở Lao động - TBXH, của Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện, sự phối hợp và giúp đỡ của các phòng ban, ngành, đoàn thể huyện, đội ngũ cán bộ, công chức của Phòng đã lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng  như:  về trình độ quản lý, về nghiệp vụ chuyên môn, về tinh thần và trách nhiệm.  Đến nay, 100%  cán bộ, công chức có trình độ đại học, luôn nêu cao ý thức gắn bó với ngành, tận tình phục vụ đối tượng, đáp ứng nhiệm vụ công tác và xứng đáng với truyền thống của ngành. 

    Từ thực tiễn hoạt động của ngành những năm vừa qua, cho phép chúng ta tổng kết và rút ra những bài học  kinh nghiệm về quá trình thực hiện công tác Lao động - TB&XH phải gắn với các chương trình kinh tế xã hội để phát huy hiệu quả các nguồn lực; tăng cường công tác quản lý Nhà nước gắn với xã hội hoá, nhằm huy động và sử dụng tối đa các nguồn lực. 

    Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Ngành (28/8/1945-28/8/2020); chúng ta phấn khởi, tự hào về những thành tích đạt được trong những năm đã qua, phát huy truyền thống của ngành, xác định trách nhiệm với nhiệm vụ những năm tới; khắc phục những hạn chế, những tồn tại; tập trung phát  triển nguồn nhân lực, giải quyết các vấn đề chuyển đổi cơ cấu lao động phù hợp với chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện,  từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động của địa phương, trong khu vực và trong nước, vấn đề lao động việc làm, thực hiện pháp lệnh ưu đãi người có công, Xóa đói giảm nghèo, Luật bình đẳng giới, Luật  Phòng chống ma tuý, công tác phòng chống TNXH và các vấn đề xã hội cấp bách khác phù hợp với tình hình mới.

    Cán bộ, công chức ngành Lao động -TB&XH  huyện Điện Biên cần ý thức sâu sắc vai trò trách nhiệm của mình trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, không ngừng ra sức rèn luyện phẩm chất đạo đức. Phấn đấu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức mạnh về tổ chức, nắm vững và đi đầu thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thường xuyên học tập nâng cao trình độ chính trị, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề để đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành./.

  • Tác giả: Nguyễn Quang Khải - Phòng Lao động TB&XH huyện
  • Các tin bài khác:
  • HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN ĐIỆN BIÊN KHÓA XX, NHIỆM KỲ 2016 - 2021. KỲ HỌP THỨ 11 (KỲ HỌP BẤT THƯỜNG).
  • Già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người có uy tín huyện Điện Biên thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, giữ gìn quốc phòng, an ninh, xây dựng Nông thôn mới
  • Học hỏi quần chúng nhưng không theo đuôi quần chúng
  • Hội nghị biểu dương các già làng, trưởng bản, trưởng các dòng họ, người có uy tín tiêu biểu và trưởng các điểm nhóm tôn giáo trên địa bàn huyện Điện Biên năm 2019
  • TỔ CÔNG TÁC CỦA PHÒNG CHỐNG MA TÚY VÀ TỘI PHẠM VÀ ĐỒN BIÊN PHÒNG PA THƠM BẮT ĐỐI TƯỢNG VẬN CHUYỂN HAI BÁNH HEROIN TỪ LÀO VỀ
  • Huyện Điện Biên đến thăm và làm việc với Huyện ủy Tủa Chùa
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
  • LÃNH ĐẠO UBMTTQ TỈNH VÀ LÃNH ĐẠO HUYỆN ĐIỆN BIÊN DỰ NGÀY HỘI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TẠI KHU DÂN CƯ BẢN KHĂM PỌM, XÃ PHU LUÔNG, HUYỆN ĐIỆN BIÊN
  • NGÀY HỘI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, KỶ NIỆM 89 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM (18/11/1930-18/11/2019). KHU DÂN CƯ BẢN PHIÊNG BAN, XÃ NÀ TẤU, HUYỆN ĐIỆN BIÊN
  • HUYỆN ĐIỆN BIÊN TỔ CHỨC NGÀY HỘI VĂN HÓA DÂN TỘC MÔNG LẦN THỨ IV, NĂM 2019
  • 531-540 of 2037<  ...  49  50  51  52  53  54  55  56  57  58  ...  >
  • Ảnh đẹp huyện Điện Biên Thư viện ảnh
  • Bản đồ hành chính

  • Liên kết Website
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: