• Có một người thầy như thế
  • Thời gian đăng: 25/01/2018 09:03:35 AM
  • Thầy Đặng Quốc Hương hôm nay với cương vị mới-Bí thư Đảng Ủy xã Nà Tấu. Nhưng với lớp giáo viên thế hệ trẻ hôm nay vẫn gọi “Thầy” với sự kính trọng và quý mến. 

  • Sinh ra và lớn lên trên miền quê lúa Thái Bình, Đặng Quốc Hương sau khi tốt nghiệp THPT năm 1987, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc đã lên  đường nhập ngũ. Hoàn thành nghĩa vụ quân sự năm 1992 thầy chuyển làm công tác hành chính tại phòng GD&ĐT huyện Phong thổ tỉnh Lai Châu cho đến 1994. Cũng từ cái duyên gắn bó với "Sự nghiệp trồng người cao cả", năm 1995 Thầy thi vào Trường CĐSP Tây Bắc với niềm mơ ước trở thành thầy giáo. Tốt nghiệp năm 1998, nhận công tác tại Trường PTCS xã Nà Tấu, huyện Điện Biên. Là một xã đặc biệt khó khăn, nhưng Thầy cùng tập thể nhà trường luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết và sự tín nhiệm của lãnh đạo huyện, năm học 1999 Thầy được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường PTCS xã Mường nhà, từ mái trường này Thầy Đặng Quốc Hương đã đặt nền móng cho mô hình Trường PTDTBT ngày nay.

    Giao_Duc-2.jpg

    Thầy Đặng Quốc Hương tại Lễ khánh thành nhà ở học sinh nội trú dân nuôi trường THCS Mường Nhà

    Thầy luôn quan tâm chỉ đạo sâu sát từ việc thi đua dạy tốt - học tốt  để chất lượng giáo dục ngày được nâng lên. Trong trường ngày càng có nhiều các thầy cô giáo được công nhận là chiến sĩ thi đua, giáo viên giỏi cấp huyện, tỉnh…Từ chỗ tập thể được xếp loại khá đã trở thành tập thể lao động tiên tiến và hai năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, được chủ tịch tỉnh tặng bằng khen.

    Trường THCS xã Mường Nhà nằm trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn, 97% là đồng bào các dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn thấp, địa bàn các thôn bản phân bố trên diện rộng, trên 50% số bản ở cách trung tâm xã và trường THCS từ 10 - 35 km; điều kiện đi lại của các em HS gặp không ít những khó khăn trở ngại. Nhiều HS ở những bản xa đến trường đều có nhu cầu ở nội trú dân nuôi.

    Qui mô số lớp, số học sinh , nhất là số học sinh  ở nội trú ngày một tăng, hàng năm chiếm trên 30% (trên 120 HS); trong điều kiện khó khăn về nhà ở, nơi sinh hoạt, Thầy đã khẳng định: “Ổn định nơi ăn chốn ở và nền nếp sinh hoạt hàng ngày cho các em HS ở nội trú tại trường là cần thiết, ưu tiên trước mắt, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường”. Và kế hoạch thực hiện mô hình nội trú dân nuôi được xây dựng, triển khai thực hiện. Trong những năm đó, những học sinh thuộc diện gia đình hộ nghèo được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để phục vụ học tập, tuy vậy cuộc sống sinh hoạt của các em còn gặp nhiều khó khăn.

    Thầy đã đặt mục tiêu của biện pháp này là tạo một môi trường có tổ chức, có kỉ luật nhằm đưa hoạt động của khu nội trú vào trật tự, kỉ cương, sinh hoạt có tổ chức, có nền nếp. Từ đó phục vụ hiệu quả cho các hoạt động chính khoá của nhà trường. Ngoài việc thực hiện nội quy nhà trường như những học sinh bình thường khác, học sinh nội trú dân nuôi phải thực hiện nghiệm túc nội quy khu nội trú. Bố trí các giáo viên có kinh nghiệm, nhiệt tình, trách nhiệm cao trong công việc, có điều kiện về thời gian làm công tác chủ nhiệm, nhất là đối với khối lớp 6. Đặc thù của những học sinh lớp 6 là đa số các em lần đầu sống xa nhà nên còn rất bỡ ngỡ với cách sống tập thể tập trung, sinh hoạt tự do, bừa bãi, chưa có ý thức tuân thủ kỉ luật khu nội trú

    Xây dựng khu vui chơi, luyện tập thể thao ngoài giờ lên lớp cho học sinh nội trú dân nuôi. Tổ chức được các hoạt động tập thể đa dạng phong phú. Từ đó rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm việc theo nhóm, theo tập thể, giúp học sinh ở khu nội trú hoà mình vào tập thể. Tổ chức các đội văn nghệ xung kích, xây dựng kế hoạch luyện tập với thời lượng một buổi một tuần. Ngoài việc phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu ca hát, đội văn nghệ xung kích còn là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động sinh hoạt tập thể của nhà trường.

    Với sự quan tâm đó, trường trung học cơ sở Mường Nhà đã có những chuyển biến rõ nét. Chất lượng học tập của HS nội trú được nâng lên rõ rệt; kỹ năng sống, tự chăm sóc bản thân ngày càng được hoàn thiện; công tác duy trì số lượng của nhà trường đạt hiệu quả. Từ mô hình xây dựng nhà bán trú của thầy Đặng Quốc Hương đã được các cấp, các ban ngành ghi nhận. trở thành mô hình tiêu biểu tiên tiên trong toàn Tỉnh. Mô hình đó từ đây đã được nhân rộng ra nhiều cơ sở trường học và đều đạt được những thành công rõ nét .

    Đặt xong nền móng mô hình bán trú dân nuôi trường THCS Mường Nhà nói riêng cũng như xã Mường Nhà nói chung đã bắt nhịp được với sự phát triển chung thì thầy lại âm thầm chuyển sang một lĩnh vực khác với một cương vị khác và với một trách nhiệm khác nặng nề hơn, khó khăn hơn. Đó là Bí thư Đảng ủy xã Nà Tấu - một xã khá xa trung tâm thành phố Điện Biên Phủ. Mặc dù là cửa ngõ của thành phố nhưng Nà Tấu vẫn là một xã nghèo, trình độ dân trí còn hạn chế, kinh tế chậm phát triển. Thấy được thực trạng, thấy những khó nơi xã nhà, nơi có mái trường THCS mà thầy đã từng gắn bó, thầy lại một lần nữa trăn trở, một lần nữa băn khoăn sẽ phải làm thế nào, làm gì để đưa xã nhà đi lên xóa nghèo, kéo gần khoảng cách với những xã lân cận và với trung tâm thành phố Điện Biên Phủ.

    Là Bí thư Đảng ủy xã Nà Tấu, thầy bắt tay ngay thực hiện những dự định, những định hướng đổi mới với tất cả sự nhiệt huyết, hăng say. Ba năm nay, từ ngày thầy Đặng Quốc Hương về giữ cương vị Bí thư Đảng ủy xã, Nà Tấu đang dần thay da, đổi thịt. Chính trị - kinh tế phát triển mạnh, phong trào văn hóa văn nghệ có những biến chuyển trông thấy. Đặc biệt hơn, thầy luôn dành sự ưu ái cho sự nghiệp giáo dục của xã nhà nhất là mái trường Trung học cơ sở xã Nà Tấu. Thầy luôn tận tâm tận tụy trong công tác huy động duy trì số lượng học sinh, chỉ đạo các đoàn thể phối kết hợp với thầy cô nhằm giảm thiểu tối đa lượng học sinh bỏ học. Đôi khi còn thấy đâu đó những ngày mưa phùn giá rét, đường lên bản Hua Luống sạt lở trơn trượt nhưng vẫn thấy bóng thầy ở bản ân cần dặn dò phụ huynh và em nhỏ. Không biết từ bao giờ bà con Nà Tấu thường gọi là Thầy Hương chứ không gọi là đồng chí Bí thư Đảng ủy. Mặc dù đã ở cương vị công tác mới nhưng vào những ngày như khai giảng, 20-11... Dù bận đến mấy, Đặng Quốc Hương- người đã giành hết tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giáo dục vẫn luôn có mặt để động viên, khích lệ thầy trò trong nhà trường và không quên nhắc nhở thầy trò cố gắng hoàn thành công việc sự nghiệp trồng người mà Đảng và nhà nước giao cho.

    Là giáo viên của trường THCS Nà Tấu, không ít hơn một lần, sau khi kết thúc ngày làm việc tại trường sẽ bắt gặp thầy với dáng người lom khom, tất bật bướcc vào cổng trường THCS Xã Nà Tấu. Thầy ghé qua chỉ giản đơn là thăm hỏi, động viên giáo viên và học sinh trong trường, thăm khu học sinh nội trú, hỏi han về nề nếp ăn, nghỉ của học sinh. Vậy thôi, giản đơn mà cao quý lắm; không phải ai cũng làm được. Thoạt nhìn không ai nghĩ Đặng Quốc Hương ở cương vị là bí thư Đảng ủy xã. Từ dáng người, đến khuôn mặt, ánh mắt và lời nói của thầy gần gũi và ấm áp. Trong những bài phát biểu của thầy tại lễ khai giảng hay ngày 20/11, Đặng Quốc Hương vẫn canh cánh nỗi niềm của một người thầy hơn là của một Bí thư đảng ủy xã. Thế mới hay; dù ở cương vị nào thì người thầy ấy vẫn không dứt áo được với với sự nghiệp giáo dục còn nhiều khó khăn này. Một người thầy như thế. Một người thầy đã và đang truyền cho những thế hệ giáo viên hôm nay ngọn lửa của lòng nhiệt huyết, lòng yêu nghề, tình yêu trẻ để tự động viên mình hoàn thành công việc mà Đảng và nhà nước giao cho. Soi vào tấm gương ấy để thấy mình cần phải cố gắng thật nhiều, tâm huyết thật nhiều, gắn bó thật nhiều với nhiệm vụ mà chính bản thân mình đã chọn lựa. Nhân dịp kỉ niệm 35 năm ngày nhà giáo Việt Nam, với tình cảm và sự kính trọng; xin được dâng lên thầy Đặng Quốc Hương bó hoa của sự tri ân.

  • Tác giả: Nguyễn Xuân Hoàng - Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên
  • Các tin bài khác:
  • ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM HUYỆN ĐIỆN BIÊN LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2024 – 2029
    Ban Thường vụ Huyện ủy Điện Biên làm việc với Đảng ủy xã Noong Hẹt đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020-2025
    NGÀY HỘI TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC XÃ HẸ MUÔNG NĂM 2024
    Cuộc thi viết “Tìm hiểu lịch sử Đảng bộ huyện Điện Biên 75 năm thành lập và phát triển (01/8/1950-01/8/2025)”
    TIN CẢNH BÁO LŨ QUÉT, SẠT LỞ ĐẤT, SỤT LÚN ĐẤT DO MƯA LŨ HOẶC DÒNG CHẢY (20/8)
    Điện Biên tổ chức Lễ Chào cờ đặc biệt “Tự hào Việt Nam - Điện Biên Phủ” và Lễ hội Khinh khí cầu năm 2024 “Bay lên Việt Nam! Tự hào 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”
    Tình hình và công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại xã Mường Pồn đến ngày 18/8/2024
    CẢNH BÁO LŨ QUÉT, SẠT LỞ ĐẤT, SỤT LÚN ĐẤTDO MƯA LŨ HOẶC DÒNG CHẢY (Ngày 21/8)
    Công ty Bảo Việt Nhân thọ Điện Biên phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo trao tặng “ xe đạp chở ước mơ” cho học sinh trên địa bàn xã Mường Pồn
    Thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn huyện Điện Biên (Trong ngày 21/8/2024)
    1941-1950 of 2078<  ...  190  191  192  193  194  195  196  197  198  199  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: