• Du lịch huyện Điện Biên tiềm năng, định hướng phát triển
  • Thời gian đăng: 12/12/2023 02:51:07 PM
  • Huyện Điện Biên là huyện biên giới nằm ở phía Tây Nam tỉnh Điện Biên. Phía Đông giáp huyện Điện Biên Đông; Đông Bắc giáp thành phố Điện Biên Phủ; Phía Đông Nam giám huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La; Phía Tây và phía Nam giáp Lào; Phía Bắc giáp huyện Mường Chà. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 139.626,7 ha. Đường biên giới Quốc gia tiếp giáp với 02 tỉnh Bắc Lào: 171,2 km, 61 mốc quốc giới, 02 cửa khẩu (cửa khẩu Quốc tế Tây Trang, cửa khẩu Quốc gia Huổi Puốc); Gồm 11 dân tộc (Trong đó: 49,00% dân tộc Thái; 27,05% dân tộc Kinh; 10,70% dân tộc Mông; 5,99% dân tộc Khơ Mú; 3,38% dân tộc Lào; 2,57% dân tộc Tày; 0,48% dân tộc Nùng; 0,36% dân tộc Cống; 0,16% dân tộc Thổ; 0,15% dân tộc  Mường; 0,15% dân tộc khác).

    Điện Biên là một huyện có bề dầy truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa, là nơi lưu giữ đa dạng các giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của 11 dân tộc anh em cùng sinh sống. Là một huyện trọng điểm về phát triển kinh tế, xã hội, trọng yếu về Quốc phòng - An ninh; trong những năm qua huyện đã đạt được nhiều thành tựu trong xây dựng và phát triển toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, Quốc phòng - An ninh.

    *Các bản được công nhận là bản văn hóa du lịch

    + Bản Mển –xã Thanh Nưa

    + Bản Ten – xã Thanh Xương

    + Bản Co Mỵ - Xã Thanh Chăn

    + Bản Hoong Lếch Cang – Xã Thanh Chăn

    + Bản U Va – Xã Noong Luống

    + Bản Pe Luông – xã Thanh Luông

    * Di tích lịch sử cấp Quốc gia

    + Di tích Thành Bản Phủ - Xã Noong Hẹt

    + Di tích Thành Sam Mứn – xã Pom Lót

    * Di tích lịch sử cấp tỉnh:Di tích dân quân Thanh An bắn rơi máy bay Mỹ - Xã Thanh An

    * Di tích danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia

    + Hang Động Pa Thơm – xã Pa Thơm

    + Hang động Chua Ta – xã Hẹ Muông

    * di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh: Hang động Con Cang xã Na Ư

    *Di sản được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

    + Tết Té nước dân tộc Lào bản Na Sang, xã Núa Ngam

    + Tết Hoa Mào gà dân tộc Cống

    + Lễ hội Thành Bản Phủ

    + Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa của người Khơ Mú

    + Nghệ thuật chế tác và múa khèn của người Mông

    + Tập quán xã hội và tín ngưỡng “Lễ cúng dòng họ của người Mông trắng”

    + Nghệ thuật trình diễn dân gian “Múa của người Lào”

    * UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

    + Nghệ thuật múa xòe dân tộc Thái.

    *Các lễ hội – ngày hội tiêu biểu

    Lễ hội Thành Bản Phủ - Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc huyện Điện Biên

    - Tết Té nước dân tộc Lào bản Na Sang, xã Núa Ngam

    - Tết Hoa Mào gà dân tộc Cống xã Pa Thơm

    - Ngày hội văn hóa dân tộc Mông

    * Các điểm du lịch tiêu biểu         

    - Cánh đồng Mường Thanh – huyện Điện Biên

    - Khu du lịch sinh thái khoáng nóng U Va

    * Sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện

    - 02 sản phẩm đạt 4 sao (Mật ong hoa ban, Mật ong bánh tổ);

    - 9 sản phẩm đạt 3 sao (Gạo séng cù Tâm Sáng, Gạo tám thơm Tâm sáng, Rượu nếp nương men lá, rượu nếp 27, thịt trâu khô phong sương, Quả đỗ leo bốn mùa, Miến dong Lộc Biên, Gạo Nếp nương Tâm Thiện, Gạo Séng cù Trường Hương); 

    - 03 sản phẩm đạt 2 sao ( Gạo lứt Séng cù Tâm Sáng, Vú sữa Thanh Hòa, cá sấy Hải Hà).

    Phát triển du lịch trên địa bàn huyện dựa trên ba tiềm năng chính là du lịch lịch sử, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái; gắn phát triển du lịch với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Phát huy giá trị văn hóa các dân tộc có thế mạnh gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

    Với những lợi thế, tiềm năng đó, hy vọng rằng huyện Điện Biên sẽ trở thành một điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài tỉnh.

  • Tác giả: Phạm Văn Tuân - Phòng VH&TT huyện
  • Các tin bài khác:
  • Lễ hội văn hóa và du lịch Việt Nam-Lào-Campuchia
    31-31 of 31<  1  2  3  4  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: