• Hội nông dân xã Thanh Nưa với phong trào XĐGN, làm giàu chính đáng
  • Thời gian đăng: 27/02/2017 03:44:43 PM
  • Những năm qua, Hội nông dân Thanh Nưa đã không ngừng đổi mới hình thức, nội dung hoạt động, phát động các phong trào thi đua tham gia lao động sản xuất kinh doanh giỏi, xóa đói giảm nghèo, Nhờ vậy, nông dân các dân tộc trong xã từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

  • Hội Nông dân xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên có trên 680 hội viên, sinh hoạt ở 17 chi, tổ hội. Với mong muốn giúp các hội viên thay đổi tư duy sản xuất, Hội nông dân xã Triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế nông nghiệp; giúp hội viên thoát nghèo bằng cách khuyến khích họ tận dụng mọi nguồn lực về vốn, cây, con giống và áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vươn lên xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng.

    Hội Nông dân xã cũng phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội và các quỹ vận động khác để tạo nguồn vốn vay ổn định cho nông dân phát triển sản xuất. Đến thời điểm hiện nay, hội nông dân xã quản lý trên 3,8 tỷ đồng với tổng số hộ vay là 179 hộ với 190 chương trình cho vay. Qua đó, giúp hội viên có nguồn vốn để đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm, buôn bán, kinh doanh dịch vụ… để nâng cao thu nhập trong gia đình.

    Song song với việc giúp hội viên vay vốn phát triển kinh tế, Hội Nông dân huyện còn phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Trạm Khuyến nông - Khuyến Ngư, Trung tâm dạy nghề huyện mở các lớp tập huấn, dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hội viên.Với sự giúp đỡ của tổ chức hội về vốn, giống, vật tư, tập huấn kiến thức KHKT, hội thảo trao đổi kinh nghiệm, cùng với sự mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế theo mô hình của hội viên. Nhờ đó, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo bền vững” ngày càng thu hút được đông đảo hội viên nông dân tham gia. Đến nay, toàn hội đã có 52 mô hình kinh tế trang trại vừa và nhỏ, tỷ lệ hội viên nông dân kinh tế khá và giàu chiếm 38%.

    Điển hình gia đình ông Lò Văn Lún, đội 15 bản Nà Lốm: với quyết tâm không cam chịu đói nghèo. Từ một cặp con trâu sinh sản ông nhân đàn lên rồi bán trâu cùng với vay ngân hàng ông xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp, đào ao thả cá, kết hợp với chăn nuôi trâu, lợn và gia cầm. Hiện nay mô hình kinh tế trang trại tổng hợp của ông có gần 3 ao với diện tích trên 4000m2 ha ao nuôi cá, đàn trâu hiện có gần 10 con, đàn gia và thủy cầm cầm đợt cao điểm cũng tới trên 400 con, ông nuôi lợn sinh sản sau đó khong bán lợn giống mà để nuôi thành lợn thịt bình quân một năm ông cũng xuất chuồng được 2 lứa cũng cho thu nhập từ 25-30 triệu đồng. Bên cạnh đó gia đình ông còn có nguồn thu từ lúa, tổng thu nhập một năm của gia đình ông cũng được gần 100 triệu đồng.

    Ông Đặng Đình Phi, đội 26 Thanh Bình. Với quyết tâm làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình, gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư mở mang chuồng trại chăn nuôi lợn, ngan, gà, cá cùng với trồng rau màu. Với nghị lực vươn lên, dám nghĩ dám làm. Đến nay ông Đặng Đình Phi vươn lên trở thành một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi của xã, Mô hình làm kinh tế của gia đình Ông mỗi năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng, không những mang lại thu nhập phát triển kinh tế cho gia đình mà góp phần cùng hoàn thành tiêu chí thu nhập trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới với địa phương.

    Mặt khác, Hội chỉ đạo các cơ sở hội. Vận động hội viên, tham gia đóng góp thành lập các quỹ hội để tạo nguồn vốn. Nhằm cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn vay không lấy lãi hoặc lãi suất thấp để đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi. Hội cũng thường xuyên vận động hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp trên địa bàn phát huy tinh thần “tương thân tương ái”, tích cực ủng hộ, giúp đỡ hội viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn thông qua các hình thức, như: Hỗ trợ cây, con giống; giúp đỡ vay vốn; chủ động chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi… để từ đó, cùng nhau phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Mặt khác, hội vận động hội viên tích cực giúp đỡ nhau về vật chất cũng như ngày công để cùng nhau vươn lên thoát nghèo bền vững. Nhiều hội viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn được giúp đỡ đã vươn lên phát triển kinh tế, thoát khỏi đói nghèo, có nguồn thu nhập ổn định. Qua đó tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn trên 18%.

    Để phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã đạt hiệu quả. Hiện nay, Hội nông dân xã Thanh Nưa đang tích cực đẩy mạnh việc thu hút các nguồn vốn từ các chương trình, dự án để tạo điều kiện giúp cho nông dân phát triển sản xuất và nâng cao đời sống. Đồng thời, hướng dẫn cho nông dân hình thành các nhóm sở thích, để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, góp phần đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.

  • Tác giả: Thu Hương- Đài TT-TH huyện Điện Biên
  • Các tin bài khác:
  • Huyện Điện Biên tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới
    Bản Lé 6 năm liền không có người sinh con thứ 3
    Bia tưởng niệm Noong Nhai
    Huyện Điện Biên gắn sinh hoạt chi bộ với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4
    Tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội khóa XIV, nhiệm kỳ 2016 - 2021
    Điện Biên tổ chức Huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ khối Đảng – Đoàn thể và UBND huyện năm 2016
    Huyện Điện Biên tổng kết 20 năm thực hiện Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên
    Khu di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ
    DS trên địa bàn tỉnh Điên Biên
    Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020
    61-70 of 2060<  ...  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: