• Huyện Điện Biên phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của UBND huyện trong việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách.
  • Thời gian đăng: 21/09/2022 03:23:00 PM
  • Điện Biên là huyện miền núi, biên giới, đời sống nhân dân còn gặp không ít khó khăn. Những năm qua công tác xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội luôn là vấn đề được Huyện ủy, HĐND, UBND Huyện Điện Biên quan tâm đặc biệt, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu trong tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ hàng năm. Để thực hiện tốt các nội dung trên, UBND Huyện đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quan trọng, trong đó, tổ chức triển khai thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ được coi là một giải pháp hết sức hiệu quả, có ý nghĩa lâu dài, đóng góp to lớn trong việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Huyện hàng năm, nhất là thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội.

    Qua quá trình thực hiện triển khai Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2022 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã làm thay đổi tư duy, phương thức hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, từ sử dụng các nguồn lực của nhà nước sang cho vay có tính hoàn trả. Hộ nghèo muốn thoát nghèo phải tự lực vươn lên, nhà nước chỉ hỗ trợ dưới hình thức tín dụng ưu đãi, thực hiện phương châm nhà nước giúp “cần câu” người nghèo tự “kiếm cá” dựa trên nỗ lực và sức lao động của mình. Từ nhận thức trên, UBND huyện đã chỉ đạo và tham mưu cho Huyện ủy chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc các cấp triển khai Nghị định 78/2002/NĐ-CP đến hệ thống chính trị cơ sở, cộng đồng dân cư và các đối tượng thụ hưởng. Xác định tín dụng ưu đãi là một trong những công cụ, giải pháp quan trọng trong việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo an xã hội và về đích nông thôn mới, đồng thời phải đảm bảo vốn Chính phủ phải cho vay đúng đối tượng thụ hưởng, sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả kinh tế xã hội và phải bảo toàn vốn. UBND huyện thông nhất quan điểm tín dụng chính sách là công việc của cả hệ thống chính trị, vì thế, Cấp ủy, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các ban ngành có liên quan trên địa bàn huyện phải quán triệt đây là một trong những nhiệm vụ trong chương trình và kế hoạch hoạt động thường xuyên của đơn vị mình, đưa vào chỉ tiêu thi đua xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ cuối năm.

    Trải qua 20 năm triển khai và thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP, UBND huyện đã chỉ đạo Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Điện Biên triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn góp phần thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Chỉ đạo NHCSXH huyện phối hợp cùng các cơ quan, ban ngành, đoàn thể huyện, các xã, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội do NHCSXH thực hiện sâu rộng đến nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện, quy mô và chất lượng tín dụng chính sách ngày một nâng cao, đặc biệt kề từ khi có chỉ thị 40/CT/TW và kết luật 06/KL/TW của Ban Bí thư trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về tín dụng chính sách.Kết quả từ 1 chương trình tín dụng chính sách được nhận bàn giao (Chương trình hộ nghèo) từ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Điện Biên đến nay Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã và đang triển khai thực hiện 16 chương trình tín dụng chính sách, tăng 15 chương trình so với ngày mới thành lập. Đến hết31/8/2021, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 607.405 triệu đồng, tăng 558.400 triệu đồng, mức tăng trưởng đạt 12,3 lần so với thời điểm thành lập, với trên 12.014 hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ. Dư nợ của NHCSXH tập trung chủ yếu vào 02 nhóm tín dụng, trong đó: Nhóm tín dụng chính sách phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh tạo sinh kế và việc làm, dư nợ đạt 552.722 đồng, chiếm 91% tổng dư nợ gồm: Tín dụng cho vay Hộ nghèo, Hộ Cận nghèo, Hộ mới thoát nghèo, Hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay Giải quyết việc làm….  Nhóm tín dụng chính sách phục vụ đời sống, sinh hoạt, dư nợ đạt 54.663 triệu đồng, chiếm 9% tổng dư nợ gồm: Tín dụng cho vay Học sinh sinh viên, cho vay Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, Cho vay Nhà ở xã hội…. Trong 20 triển khai, vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% xã, trên địa bàn huyện, trong đó, tập trung ưu tiên cho vay các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới... Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giúp cho trên 63.700 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, góp phần giúp 14.198 hộ vượt qua ngưỡng nghèo khó; 5.190 hộ dân tộc thiểu số thoát nghèo; 1.803 lao động đươc tạo việc làm mới từ Quỹ quốc gia về việc làm, trong đó 158 lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài; 4.617 học sinh sinh viên được vay vốn để học tập; 2.361 hộ nghèo được hỗ trợ vốn vay để làm nhà ở theo Quyết định 167 và Quyết định 33; 7.936 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được xây mới; 10.469 lượt hộ ở vùng khó khăn được vay vốn sản xuất kinh doanh... Vốn tín dụng đã giải quyết công ăn việc làm cho lao động phụ, lao động dôi dư ở nông thôn, góp phần giảm bớt các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự an ninh xã hội trên địa bàn, bộ mặt nông thôn huyện Điện Biên đã có nhiều thay đổi và khởi sắc, nhiều hộ không những đã vươn lên thoát nghèo mà còn mua sắm được cả nhiều vật dụng gia đình có giá trị phục vụ nhu cầu sinh hoạt, nuôi con ăn học... Điều quan trọng hơn cả thông qua việc triển khai cho vay vốn tín dụng chính sách đã làm thay đổi nhận thức, suy nghĩ của người dân trong huyện “có vay, có trả”, không trông chờ, ỉ lại vào Nhà nước, biết phát huy sử dụng hiệu quả đồng vốn vay để phát triển kinh tế gia đình vươn lên thoát nghèo, lòng tin của người dân đã được tăng cường và củng cố hơn vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta nói chung và huyện Điện Biên nói riêng.

    Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên trong quá trình triển khai hoạt động tín dụng chính sách còn gặp những khó khăn hạn chế: Trình độ dân trí một số vùng trên địa bàn huyện còn thấp, tập quán sản xuất còn lạc hậu, nhiều hủ tục lạc hậu chi phối cuộc sống, những năm qua tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng chất lượng giảm nghèo chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, hộ nghèo sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp chịu tác động, ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một bộ phận không nhỏ hộ nghèo chưa có ý thức vươn lên thoát nghèo, còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước không muốn vươn lên thoát nghèo, chây ỳ trong việc trả nợ, trả lãi ngân hàng. Để khắc phục khó khăn, hạn chế, nâng cao hơn nữa vai trò lãnh chỉ đạo của chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP về chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác UBND huyện đã kịp thời tập chung chỉ đạo Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH Huyện, các Phòng, ban ngành có liên quan, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cấp huyện, cấp xã, UBND các xã và Ngân hàng CSXH Huyện tập trung triển khai thực hiện tốt các nội dung: Tập chung triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014, Kết luận số 06-KL/TW ngày ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương, Quyết định số 401/QĐ-TTg ngày 14/3/2016, Quyết định số 1630/QĐ-TTg ngày 28/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ và các Kế hoạch của Huyện ủy, UBND huyện về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn Huyện. Trong đó, đặc biệt quan tâm tập trung nguồn lực, nhất là nguồn vốn ngân sách Huyện ủy thác qua NHCSXH huyện để tổ chức triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn. Cấp ủy, chính quyền các cấp phải nhận thức sâu sắc và xác định rõ vai trò, vị trí của tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện mục tiêu về giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế của địa phương. Đặc biệt quan tâm gắn triển khai tín dụng chính sách với các chương trình, mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi cơ cấu kinh tế của mỗi địa phương trong từng giai đoạn. Tập trung củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội, chất lượng hoạt động của các Tổ Tiết kiệm và vay vốn và của các Điểm giao dịch tại xã để chuyển tải kịp thời, có hiệu quả vốn tín dụng chính sách xã hội. Đẩy mạnh, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, đảng viên, người lao động và mọi tầng lớp Nhân dân góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quan tâm và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra giám sát của các cấp, các ngành và của toàn thể mọi tầng lớp nhân dân đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội; phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa những tiêu cực trong tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời, nắm bắt nhu cầu, tâm tư nguyện vọng của nhân dân và cơ sở để đề xuất, kiến nghị các cấp có thẩm quyền bổ sung, chỉnh sửa về cơ chế chính sách cho phù hợp với thực tế... Qua đó đã giúp các hộ nghèo và các đôi tượng chính sách được tiếp cân kịp thời các nguồn vốn tín dụng ưu đãi để chủ động nguồn tài chính để mua sắm nông cụ, phân bón, giống cây trồng, vật nuôi, chi phí học tập và trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, từng bước góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nông thôn, giải quyết được các vấn đề bức xúc cho người dân như: Nhà ở, việc làm, môi trường, nước sạch sinh hoạt…

    Có thể khẳng định, trong những năm qua dưới sự chỉ đạo xuyên suất, kịp thời của UBND huyện trong việc chỉ đạo Phòng giao dịch NHCSXH huyện triển khai các chương trình tín dụng chính sách đã và đang phát huy được hiệu quả tích cực, có tác động mạnh mẽ đến đời sống người nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn, tạo điều kiện để họ cải thiện, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống. Các chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách có ý nghĩa xã hội rất to lớn, nó không chỉ là nền tảng để các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi mà nó thực sự trở thành nguồn lực “tiếp sức” cho rất nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ổn định và thoát nghèo bền vững, qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

  • Tác giả: Nguyễn Văn Dũng - Ngân hàng CSXH huyện
  • Các tin bài khác:
  • Cựu chiến binh xã Núa Ngam giúp nhau phát triển kinh tế
    Huyện Điện Biên nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
    Hiệu quả từ hoạt động kết nghĩa Quân - Dân
    Hua Thanh nỗ lực giảm nghèo
    Huyện Điện Biên chủ động phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi
    Huyện Điện Biên hoàn thành khám tuyển quân sự năm 2017
    Mặt trận Tổ quốc xã Thanh Hưng với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
    Thanh Hưng phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016
    Noong Luống phát triển vùng sản xuất rau an toàn
    Hiệu quả từ sản xuất vụ đông ở Thanh Luông
    111-120 of 2060<  ...  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: