• Luật an toàn giao thông về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ
  • Thời gian đăng: 25/05/2018 02:27:23 PM
  • Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Theo số liệu thống kê của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, từ ngày 16/12/2017 đến ngày 15/3/2018, toàn quốc đã xảy ra 4.674 vụ tai nạn, làm chết 2.149 người, bị thương 3.627 người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông đã giảm bớt nhưng số người chết tăng lên 35 người, khoảng 1,66%. Nguyên nhân gây tai nạn giao thông một phần do uống rượu, bia điều khiển phương tiện, chạy quá tốc độ quy định, lấn làn đường, không chấp hành - thậm chí chống người thi hành công vụ.

  • Qua nghiên cứu thấy rằng, ảnh hưởng của việc sử dụng rượu, bia đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông thường là hết sức nghiêm trọng vì nồng độ cồn trong máu và hơi thở cao làm ức chế hệ thần kinh dễ gây nên hiện tượng buồn ngủ, hôn mê, ảo giác; làm giảm khả năng nhận biết, phán đoán các tình huống nguy hiểm, giảm kỹ năng điều khiển phương tiện giao thông và tâm lý coi thường sự nguy hiểm, làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông.

    Người sử dựng rượu, bia dễ bị kích động, lôi kéo thực hiện các hành vi vi phạm Luật giao thông (như vi phạm về tốc độ, lạng lách, đua xe, không chấp hành tín hiệu đèn, đi không đúng phần đường, bất ngờ chuyển hướng, gây rối trật tự công cộng). Mặt khác, nếu người điều khiển phương tiện sử dụng rượu bia khi bị tai nạn giao thông còn gây khó khăn cho việc thực hiện các biện pháp can thiệp y tế: Do mất máu nhiều, nồng độ cồn trong máu cao làm giảm tác dụng của thuốc chữa bệnh nên dẫn đến tỉ lệ tử vong cao.

    Để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và mọi người, việc chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông phải trở thành ý thức, thói quen của mọi người dân. Vì vậy việc tìm hiểu một số quy định của Pháp luật về lỗi sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông là vô cùng cần thiết.

    Tại khoản 8, Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm hành vi: “Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở” Mọi hành vi vi phạm quy định trên sẽ bị xử phạt.

     Điều 5, Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

     Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;

    Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;

    Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; hoặc Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ.

     Điều 6, Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

    Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;

    Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

    Để giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra. Mỗi người dân cần có ý thức trách nhiệm trong việc điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông, thực hiện ngiêm chỉnh các quy định về Luật an toàn giao thông để giảm thiểu những yếu tố tác động không mong muốn xảy ra, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bản thân, gia đình và toàn xã hội.

  • Tác giả: Nguyễn Hoài Nam - Phòng Văn hóa huyện Điện Biên
  • Các tin bài khác:
  • VĂN PHÒNG HĐND&UBND HUYỆN ĐIỆN BIÊN TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2024
    Chi bộ Văn phòng HĐND&UBND huyện tổ chức học tập, quán triệt, triển thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về thực hiện chuyên đề năm 2024
    Tạo động lực để Du lịch Điện Biên phát triển đột phá
    Phương án phân luồng, tổ chức giao thông và bố trí các điểm đỗ xe phục vụ Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên Phủ, Lễ hội Hoa Ban năm 2024
    Công bố Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị mới Bắc Hồng Cúm, huyện Điện Biên
    Đại hội điểm Hội LHTN Việt Nam xã Thanh Yên lần thứ III, nhiệm kỳ 2024-2029
    ĐẠI HỘI MTTQ VIỆT NAM XÃ NÚA NGAM NHIỆM KỲ 2024 - 2029
    Tiếp thu kiến thức pháp luật thông qua phiên tòa giả định về xét xử vụ án vi phạm quy định khi tham gia giao thông đường bộ
    HỌP BAN TỔ CHỨC LỄ HỘI THÀNH BẢN PHỦ NĂM 2024
    NGÀY HỘI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN THÁNG 3 NĂM 2024
    1801-1810 of 2072<  ...  176  177  178  179  180  181  182  183  184  185  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: