• Một số kết quả trong xây dựng nông thôn mới huyện Điện Biên giai đoạn (2016 - 2020)
  • Thời gian đăng: 30/12/2019 09:43:16 PM
  • Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đoàn kết, đồng lòng góp sức của nhân dân các dân tộc trên địa bàn, bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện Điện Biên đã thay đổi rõ nét, cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp, chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng nâng lên, các giá trị văn hóa truyền thống được giữ gìn, bảo tồn và phát huy.

    Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tỉnh Điện Biên có 22 xã được công nhận đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn mới ước đạt 18,5 triệu đồng/người/năm; Toàn tỉnh không còn xã dưới 05 tiêu chí. Huyện Điện Biên là địa phương đi đầu toàn tỉnh trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Sau 10 năm triển khai, toàn huyện đã có 13 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiểm tỷ lệ 52% tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

    NTM.jpg

    (Thanh Chăn, xã đầu tiên của huyện Điện Biên về đích Nông thôn mới)

    Với đặc thù là huyện miền núi, biên giới, Điện Biên có diện tích tự nhiên là 163.972,84 ha; 25 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 12 xã Biên giới với 465 thôn bản; dân số trên 119.000 người, có 08 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc Kinh trên 27,03%, dân tộc Thái trên 52%, dân tộc Mông trên 9%, dân tộc Khơ Mú trên 5%, dân tộc Lào gần 3%; còn lại là các dân tộc khác. Với địa hình chủ yếu là đồi núi, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, nhiều thành phần dân tộc. Trong trương trình xây dựng Nông thôn mới huyện Điện Biên khởi đầu bằng một xuất phát điểm rất thấp.

    Tuy nhiên, trong những năm qua chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Điện Biên luôn nhân được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; hướng dẫn của các sở, ban, ngành của tỉnh; sự vào cuộc quyết liệt của các cấp Ủy đảng, chính quyền, Đoàn thế các cấp và đặc biệt là sự đồng thuận và tham gia tích cực của nhân dân. Chương trình xây dựng Nông thông mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2016 – 2020 đã đạt được những kết quả cao.

    Tính đến tháng 6/2019, toàn huyện Điện Biên có 13/25 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 13 xã so với năm 2011, tăng 12 xã so với giai đoạn 2010-2015; tiêu chí đạt bình quân 13,76 tiêu chí/xã, tăng 6,76 tiêu chí/xã so với cuối năm 2015, tăng 11,86 tiêu chí/xã so với trước khi triển khai Chương trình. Đên nay, huyện Điện Biên đánh giá không còn xã đạt dưới 5 đạt tiêu chí; giảm 09 xã so với cuối năm 2015, giảm 17 xã so với trước khi triển khai Chương trình. Thu nhập bình quân/người/năm của huyện Điện Biên đạt 19,8 triệu đồng, cao hơn 1,07 lần thu nhập chung của toàn tỉnh.

    Xác định xây dựng nông thôn mới là chương trình có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Trong những năm qua, huyện Điện Biên đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Nhiều cách làm hay, nhiều chính sách khuyến khích phát triển sản xuất của huyện đã được triển khai, chính quyền các cấp và các ban, ngành đoàn thể đã vận động nhân dân thay đổi tập quán canh tác, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với tiềm năng thế mạnh từng vùng và mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Sản xuất theo hướng hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ. Cùng với đó, các xã đã lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai vào sản xuất thay thế cho những cây trồng kém hiệu quả.

    Trong giai đoạn 2016 – 2020 huyện đã hỗ trợ 1.363 con giống (Trâu, bò, dê); kinh phí 23.843,21 triệu đồng cho 1.903 hộ để thực hiện xây dựng các mô hình dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất cho 267 hộ dân để khai hoang, phục hóa, cải tạo đất với kinh phí là 2.195,215 triệu đồng; hỗ trợ 1.159 hộ các loại máy công cụ, nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng, hỗ trợ sản xuất của các hộ dân. Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán bằng các loại thùng đựng nước, ống dẫn nước cho 1.301 hộ với số tiền là 1.691,3 triệu đồng. Hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung 03 công trình nước sinh hoạt cho 03 xã Noong Luống, Noong Hẹt, Sam Mứn với kinh phí 3.539,4 triệu đồng. Hỗ trợ cho 365 hộ nghèo vay vốn làm nhà theo Quyết định số 33/2015/QĐ- TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ, số tiền 9.125 triệu đồng. Thực hiện phong trào hồ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở bằng các nguồn lực xã hội hóa, huyện đã hỗ trợ xây dụng 294 nhà ở, số tiền hỗ trợ trên 5 tỷ đồng.

    Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các đơn vị hoạt động dạy nghề trên địa bàn huyện, tăng cường công tác tuyên truyền các chủ chương chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đã giải quyết và tạo việc làm mới cho 6.395 lao động. Tổ chức tuyến mới dạy nghề cho 3.669 lao động nông thôn; trong đó đào tạo nghề ngắn hạn dưới 03 tháng cho 2.251 người.

    Các chế độ, chính sách đối với giáo dục, y tế, hỗ trợ pháp lý, trợ cấp cho các đối tượng xã cũng được huyện đặc biệt quan tâm. Trong giai đoạn 2016 - 2020, hỗ trợ theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, ngày 02/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chi phí học tập và cấp bù học phí cho 49.808 lượt học sinh với số tiền 21.806,2 triệu đồng. Hỗ trợ tiền ăn bán trú cho 9.500 lượt học sinh, số tiền là 24.915 triệu đồng; Hỗ trợ 614.285 kg gạo cho 9.342 lượt học sinh ở bán trú. Hỗ trợ cho 354 lượt học sinh khuyết tật, số tiền là 2.071 triệu đồng. Tỷ lệ trẻ em dưới 01 tuối được tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin từ 93% năm 2015 lên 95,2% năm 2019, chất lượng tiêm chủng mở rộng tại cơ sở được nâng lên theo từng xã; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi bị suy dinh dưỡng thể cân nặng từ 15,88 % năm 2015, xuống 12 % năm 2020; thể thấp còi từ 24,02 % năm 2015 xuống 19,2 % năm 2019; tỷ suất tử vong trẻ dưới 05 tuổi năm 2015 là 23,7 % đến năm 2019 là 22,2 %. Tổ chức 12.497 cuộc tuyên truyền pháp luật - trợ giúp pháp lý cho nhân dân có 671.978 lượt người tham dự. Tổ chức 63 chuyên đề pháp luật, có 6.199 lượt người tham dự; tô chức thực hiện và phối họp với Hội Luật gia tỉnh tổ chức 28 lớp tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, kỹ năng hòa giải ở cơ sở có 1.540 lượt người tham dự. Chỉ đạo UBND các xã tổ chức thực hiện tốt chính sách trợ cấp xã hội cho các đối tượng người cao tuổi, người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, người khuyết tật... Có 4.108 đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng (tính đến tháng 10/2019); tố chức chúc thọ, mùng thọ cho 6.011 người cao tuối, với tống số tiền 2.316,6 triệu đông; hỗ trợ mai táng phí cho 589 đối tượng, số tiền 3.180,6 triệu đồng; hỗ trợ khó khăn đột xuất cho 40 trường họp, số tiền: 265,8 triệu đồng; thực hiện hỗ trợ cứu đói tết cho 450 hộ nghèo (1.473 khẩu) bằng 22.095 kg gạo từ nguồn kinh phí của địa phương bố trí; hỗ trợ cứu đói giáp hạt cho 5.862 hộ, số gạo là 955.870 kg từ nguồn kinh phí trung ương hỗ trợ.

    Bên cạnh đó các chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù đã được huyện triển khai một cách đồng bộ và phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phong. Trong giai đoạn 2016 - 2020 đã đầu tư xây dụng 38 công trình với tổng kinh phí 79.957,126 triệu đông; duy tu bảo dưỡng 04 công trình với kinh phí 3.111 triệu đồng. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới; các thôn bản ĐBKK cho 2.155 hộ (trong đó có 1.824 hộ nghèo; 286 hộ cận nghèo; 45 hộ thoát nghèo) với 2.429 con giông (trâu, bò, dê) thực hiện xây dựng các mô hình dự án chăn nuôi gia súc, gia câm; hỗ trợ 3,83 ha cây trồng và vật tư nông nghiệp. Tổ chức 03 lớp tập huấn Chương trình giảm nghèo về thông tin cho 573 học viên là cán bộ công chức cấp xã; Trưởng thôn bản thuộc 25 xã trên địa bàn huyện. In 11.816 tờ rơi tuyên truyền về Truyền thông và Giảm nghèo thông tin, xây dựng 03 phóng sự về công tác giảm nghèo. Hỗ trợ trang thiết bị nghe, xem cho 13 hộ nghèo thuộc 05 xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện. Tổng kinh phí thực hiện 325 triệu đồng.

    Trong giai đoạn 2016 - 2020, huyện Điện Biên đã tích cực triên khai các chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo; tăng cường tuyên truyền, vận động, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, Ủy ban mặt trận tổ quốc, đoàn thể quần chúng, các tố chức chính trị, xã hội, cùng với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vươn lên của hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đầu năm 2016 là 29,03 %, đến tháng 6 năm 2019 giảm xuống 15,94%, bình quân đạt 3,27%/năm. Người nghèo đã tiếp cận được các chính sách trợ giúp của Nhà nước; cơ sở hạ tâng nông thôn được nâng cấp, đời sống người dân từng bước được cải thiện. Kêt quả chương trình giảm nghèo đã đóng góp quan trọng vào phát triến kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội trong toàn huyện./.

  • Tác giả: Nguyễn Hoài Nam - Phòng VH&TT huyện
  • Các tin bài khác:
  • Hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật theo hình thức “Phiên toà giả định” cho đoàn viên thanh niên năm 2022
    Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cơ sở cấp huyện năm học 2022-2023
    HỘI NGHỊ LẦN THỨ 13, BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐIỆN BIÊN
    GIẢI BÓNG ĐÁ THANH NIÊN HUYỆN ĐIỆN BIÊN NĂM 2022
    KỲ HỌP THỨ 11 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN ĐIỆN BIÊN KHÓA XXI, NHIỆM KỲ 2021- 2026.
    BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ HUYỆN ĐIỆN BIÊN GẶP MẶT CÁC ĐỒNG LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ QUA CÁC THỜI KỲ
    HUYỆN ĐIỆN BIÊN VIẾNG NGHĨA TRANG LIỆT SỸ ĐỘC LẬP, TÔNG KHAO
    Đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP huyện Điện Biên năm 2022
    HUYỆN ĐIỆN BIÊN TỔNG KẾT CÔNG TÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO NĂM 2022; TRIỂN KHAI PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2023
    Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục – Xóa mù chữ huyện Điện Biên đón tiếp và làm việc với đoàn Kiểm tra phổ cập giáo dục xóa mù chữ của UBND tỉnh
    1441-1450 of 2073<  ...  140  141  142  143  144  145  146  147  148  149  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: