• Người Mông tại bản Pu Lau - xã Mường Nhà vui đón tết truyền thống
  • Thời gian đăng: 30/12/2016 04:40:45 PM
  • Người Mông là một trong những dân tộc có phong tục tết cổ truyền đậm đà bản sắc và giữ gìn từ rất lâu đời, với những tập tục, nghi lễ truyền thống độc đáo riêng và đề cao tính cộng đồng.

  • Người Mông có phong tục đón tết rất riêng, Tết cổ truyền của người Mông diễn ra từ ngày 30/11 âm lịch hàng năm (trước Tết Nguyên đán khoảng 1 tháng) và kéo dài trong 3 ngày. Đây là dịp để đồng bào Mông vui chơi, gặp gỡ nhau sau một năm lao động vất vả.

    Bản Pu Lau, xã Mường Nhà, huyện Điện Biên là bản có 100% dân tộc Mông cùng nhau sinh sống, với những nét văn hóa đặc trưng, họ chuẩn bị cho Tết truyền thống của dân tộc hết sức chu đáo với nhiều nghi lễ tín ngưỡng đã được gìn giữ từ rất lâu đời.

    Nhằm xua đi những điều không may mắn trong năm cũ, và cầu phúc cầu an, những điều tốt lành trong năm mới Người Mông nơi đây vẫn tổ chức Lễ cúng dòng họ vào ngày 30 tết.

    Anh-1.jpg

    Lễ cúng dòng họ Thào dân tộc Mông bản Pu Lau (ảnh: Trung Chuyển)

    Trong Lễ trưởng họ sẽ là người khấn Những lời khấn trong buổi lễ thì đều mang ý niệm mong thần linh và tổ tiên xua đuổi tất cả những điều không may mắn của năm cũ, đồng thời đem lại cho tất cả mọi người trong dòng họ sức khỏe hạnh phúc, con cháu học hành chăm ngoan đỗ đạt, lao động sản xuất thuận lợi, chăn nuôi phát triển...

    -nh-2.jpg

    Lễ cúng dòng họ Thào dân tộc Mông bản Pu Lau (ảnh: Trung Chuyển)

    Trong ngày đầu năm mới, đồng bào đến nhà nhau chúc Tết, thưởng thức rượu ngô, bánh dày. Người Mông rất mến khách, họ quan niệm nếu Tết có khách lạ đến chơi cả năm sẽ gặp may mắn. Vì vậy, khách đến nhà người Mông trong dịp Tết luôn được đón tiếp rất chu đáo, được mời ăn, mời rượu và mời ngủ tại nhà. Trước khi ra về, người Mông còn mừng tuổi cho khách những chiếc bánh dày do chính tay họ làm ra. Cũng vào sáng mùng một khi mặt trời lên tỏa những ánh nắng đầu tiên của năm mới, người đồng bào Mông lại tổ chức lễ cúng bản, những người đàn ông trong bản sẽ chọn một cây to để thực hiện nghi lễ.

    -nh-3.jpg

    Lễ cúng bản của người Mông bản Pu Lau (ảnh: Trung Chuyển)

    Cũng với ý niệm mong thần linh xua đuổi những điều không may mắn trong năm cũ và cầu cho năm mới mọi điều tốt lành đến với mọi người trong bản. Các chàng trai trong bản sẽ cùng nhau chuẩn bị và thực hiện Lễ cúng.

    Tết cổ truyền của người Mông cũng là dịp để trẻ em vui chơi, người già gặp gỡ, ôn lại chuyện cũ, còn các đôi trai gái thì tâm sự, tìm hiểu rồi kết duyên với nhau. Bởi vậy, trong những ngày này ở các bản của người Mông đâu đâu cũng thấy các cô gái, chàng trai xúng xính trong những bộ váy áo rực rỡ sắc màu, tụ tập thành từng nhóm trò chuyện với nhau. Tại những khu đất rộng của bản, mọi người tập trung để chơi các trò chơi dân gian như ném tu lu, ném pa pao... thưởng thức những điệu múa khèn, múa ô độc đáo.

  • Tác giả: Trung Chuyển - Phòng VH&TT
  • Các tin bài khác:
  • Giải cẩu lông chào mừng kỷ niệm ngày truyền thống các Ban xây dựng Đảng, Văn phòng cấp ủy; kỷ niệm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam 14/10/1930 – 14/102017.
    Xã Nà Nhạn tổ chức lớp học tập cộng đồng kiến thức về lĩnh vực Văn hóa và Thông tin - Truyền thông.
    Giao lưu văn nghệ kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2017) và 7 năm ngày phụ nữ Việt Nam
    Huyện Điện Biên tổ chức hiến máu tình nguyện đợt II năm 2017
    Hoa Ban biểu tượng của người dân Điện Biên
    Cổng làng
    CÁCH NÓI, CÁCH VIẾT TRONG TUYÊN TRUYỀN THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
    Giao lưu văn nghệ chào mừng hội nghị giao ban xã Phu Luông, Mường Lói với cụm phát triển biên giới Na Son
    Huyện Đoàn Điện Biên ký kết Quy chế phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Điện Biên.
    Nhịp cầu yêu thương
    221-230 of 1861<  ...  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: