• Người nông dân tiêu biểu trong học tập làm theo Bác
  • Thời gian đăng: 04/03/2019 08:15:13 PM
  • Với mục tiêu là phát triển nông nghiệp bền vững trên cơ sở đổi mới tư duy trong sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là một trong những cách làm mang lại hiệu quả kinh tế cao của những hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của huyện Điện Biên. trong những năm qua phong trào nông dân sản xuất giỏi ở huyện Điện Biên phát triển mạnh. Nhiều nông dân trở thành triệu phú, có những đóng góp tích cực thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế của địa phương, trong số đó có người đàn ông dân tộc Thái: Lò Văn Pâng, sinh năm 1972 ở Bản Tà Cáng, xã Nà Tấu, huyện điện Biên.

    Từ nhiều năm nay, Anh Lò Văn Pâng không chỉ được bà con nông dân 2 xã Nà Nhạn, Nà Tấu biết đến mà còn được nhiều người các địa phương trong tỉnh biết đến biệt danh “vua khoai lang” hay “vua dong riềng” này nhờ xây dựng thành công mô hình VACR, trong đó mũi nhọn phát triển chủ lực là trồng và chế biến 2 loại nông sản: Khoai lang và dong riềng.

    Với “công cuộc” khai phá, đưa cây dong riềng về vùng đất Nà Tấu được là sau nhiều năm đi tìm hiểu các vùng trồng dong giềng nổi tiếng như Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình anh thấy nhiều người làm giàu từ dong riềng trong khi đất của họ có hạn và không tốt bằng của địa phương mình. Trong khi đó, người dân tại địa phương thì vẫn nghèo, bữa no, bữa đói dù quanh năm làm quần quật trên những mảnh nương rộng lớn”. Sau khi đưa cây dong giềng về “bén duyên” với mảnh đất xa ngái thì cũng chính anh dám đứng ra cam kết bao tiêu sản phẩm củ dong riềng cho bà con và sẵn sàng bù lỗ nếu cây dong riềng không đem lại hiệu quả kinh tế như cây ngô, lúa nương. Quả thực đất không phụ công người, mùa dong riềng đầu tiên đã cho “củ ngọt”. Sau mấy tháng trồng, năng suất dong đạt 50 tấn/ha, với giá anh Pâng mua của bà con 1.800đ/kg, đúng như cam kết, đã cho bà con thu nhập 90 triệu đồng/ha, cao gấp 4 lần so với trồng lúa. Thấy trồng dong riềng thu nhập cao, sản xuất tới đâu thương lái thu mua tới đó, không phải phơi khô bảo quản như ngô, lúa, nên đến nay 90% hộ dân ở Nà Tấu trồng dong riềng, với 500ha. Từ 1 vùng đất bà con quanh năm trồng lúa ngô mà vẫn đói, vẫn nghèo thì hôm nay, hơn 500ha dong riềng nguyên liệu đã đem lại thu nhập khá cao đối với người dân xã Nà Tấu nói riêng, người dân huyện Điện Biên nói chung. Mùa dong riềng năm 2016, với giá bán 4.000 đồng/kg, trừ chi phí bà con cũng lãi 120 triệu đồng/ha, cao hơn 8 lần so với trồng lúa. Khi thị trường rất ưa chuộng dong riềng Điện Biên, Anh Pâng đã mạnh dạn ký cam kết với nhiều địa phương trong tỉnh để mở rộng diện tích. Anh Pâng quy hoạch từng vùng nguyên liệu để đặt xưởng chế biến. Đến nay, đã đặt 5 xưởng chế biến bột dong ở nhiều vùng nguyên liệu trong tỉnh. Mỗi xưởng có công suất sơ chế biến 200 tấn củ dong tươi mỗi ngày nên luôn đảm bảo tiến độ thu mua, chế biến trong kỳ thu hoạch. Năm 2017 anh quyết định mở xưởng chế biến miến dong tại địa phương, mang thương hiệu “Miến dong Hồng Phước Nà Tấu”. Để ý tưởng ấy thành hiện thực, anh Pâng đã cho công nhân đi học cách chế biến miến dong tại các vùng trồng dong riềng trọng điểm, xây dựng thị trường tiêu thụ.….Khi cây dong riềng đã trở thành thế mạnh của xã Nà Tấu, mang nguồn thu ổn định cho các gia đình, anh Pâng lại nghĩ cách phát triển kinh tế mới cho mình. Ngoài việc nhận khoanh nuôi bảo vệ 20ha rừng, ông Pâng thường xuyên sản xuất chuyên canh trên 10ha dong riềng và 1ha khoai Nhật. Hiện nay, trên diện tích rừng nhận khoanh nuôi, bảo vệ, ông Pâng còn trồng xen thử nghiệm 10ha với 5.000 cây mắc ca. Bước đầu, cây mắc ca cho thấy sự thích ứng tốt với điều kiện thời tiết ở đây.

    huyen.jpg

    (Anh Lò Văn Pâng trên vườn cây mắc ca của gia đình)

    Cùng với đó, trên diện tích nương rẫy dọc con Đèo Tằng Quái, Anh Pâng mạnh dạn đầu tư 1ha để làm dịch vụ du lịch sinh thái. Với vẻ đẹp huyền ảo, mây trời, núi non, sương giăng hòa quyện; khí hậu trong lành và có nhiều hang động nguyên sơ, khu du lịch sinh thái của anh Pâng không cần phải đầu tư nhiều cũng đã có sức hút khá lớn với du khách đến vui chơi, vãn cảnh. Năm 2018, tổng doanh thu của gia đình anh đạt 10 tỷ từ các loại cây trồng, chế biến dong riềng và làm dịch vụ du lịch sinh thái. Năm 2013, tỷ phú trẻ đất Điện Biên Lò Văn Pâng đại diện 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc lên chương trình “Chào buổi sáng” trên VTV1 để chia sẻ câu chuyện làm giàu vất vả của nhà nông. Từ năm 2013 đến năm 2018 anh được UBND tỉnh tặng danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi./.

  • Tác giả: Khánh Huyền - Ban Tuyên giáo Huyện ủy
  • Các tin bài khác:
  • Huyện Điện Biên tập huấn kỹ năng hoạt động của đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016 - 2021
    Hội LHPN huyện Điện Biên tổ chức tập huấn Đề án 279
    Huyện Điện Biên tổ chức giải cầu lông truyền thống các Doanh nghiệp huyện năm 2016
    Ngày 9/10, tại Nhà thi đấu huyện Điện Biên, Hội Nông dân huyện tổ chức Giải Cầu lông Chào mừng kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Hội nông dân Việt Nam 14/10/1930 – 14/10/2016
    Giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 86 năm thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam ( 20/10/1930 - 20/10/2016)
    "Cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch" góp phần tham gia xây dựng nông thôn mới của HLHPN huyện Điện Biên
    Đoàn công tác huyện Đăk Hà – tỉnh Kon Tum đến thăm và làm việc với huyện Điện Biên
    Huyện Điện Biên tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình năm 2016
    Hội nghị quán triệt triển khai thực hiện chỉ thị số 05
    Xã Noong Hẹt huyện Điện Biên tổ chức khánh thành Nhà văn hóa Thôn Trần Phú gắn với Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc
    101-110 of 1832<  ...  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: