• Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quôc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân
  • Thời gian đăng: 23/04/2021 04:03:11 PM
  • Theo quy định tại Điều 7 của Hiến pháp năm 2013 và Điều 1 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
  • - Nguyên tắc bầu cử phổ thông: là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ bầu cử. Theo nguyên tắc này, mọi công dân, không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật (trừ những người bị tước quyển bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự). Nguyên tắc này thể hiện tính công khai, dân chủ rộng rãi, đòi hỏi sự bảo đảm để công dân thực hiện quyển bầu cử và ứng cử của mình.

    - Nguyên tắc Bình đẳng: là một nguyên tắc quan trọng xuyên suốt quá trình bầu cử, từ khi lập danh sách cử tri cho đến khi xác định kết quả bầu cử. Nguyên tắc này nhằm bảo đảm tính khách quan, không thiên vị để mọi công dân đều có khả năng như nhau tham gia bầu cử và ứng cử; nghiêm cấm mọi sự phân biệt, kỳ thị dưới bất cứ hình thức nào. Nguyên tắc bình đẳng trong bầu cử được thể hiện như sau:

    Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình cư trú.

    Mỗi người chỉ được ghi tên vào Danh sách những người ứng cử ở 01 đơn vị bầu cử đại biểu Quôc hội hoặc 01 đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thuộc 01 đơn vị hành chính ở cấp tương ứng.

    Mỗi cử tri chỉ được bỏ 01 phiếu bầu đại biểu Quôc hội và 01 phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhần dần ở mỗi cấp.

    Giá trị phiếu bầu của mọi cử tri như nhau mà không có sự phân biệt.

    Nguyên tắc bình đẳng đòi hỏi phải có sự phân bổ hợp lý cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quôc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, số lượng đại biểu được bầu ở từng địa phương, bảo đảm tính đại diện của các vùng, miền, địa phương, các tầng lớp xã hội; các dân tộc thiểu số và phụ nữ có tỷ lệ đại diện hợp lý trong Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

    - Nguyên tắc Bầu cử trực tiếp: là việc cử tri trực tiếp đi bầu cử, tự bỏ lá phiếu của mình vào hòm phiếu để lựa chọn người đủ tín nhiệm vào cơ quan quyền lực nhà nước. Điều 69 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: Cử tri không được nhờ người khác bầu hộ, bầu thay hoặc bầu bằng cách gửi thư. Trường hợp cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.

    Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.

    - Nguyên tắc bỏ phiếu kín: bảo đảm cho cử tri tự do lựa chọn người mình tín nhiệm mà không bị tác động bởi những điều kiện và yếu tố bên ngoài. Theo đó, cử tri bầu ai, không bầu ai đều được bảo đảm bí mật. Cử tri viết phiếu bầu trong khu vực riêng, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử; không ai được biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri. Cử tri tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu.

    Thông qua việc bầu cử đại biểu Quc hi, đại biểu Hi đồng nhân dân, Nhân dân ta sẽ lựa chọn những đại biểu xứng đáng vào Quốc hi hoặc Hi đồng nhần dân để thực thi quyn làm chủ của mình. Vì vậy, việc lựa chọn những người bảo đảm tiêu chun, xng đáng đại diện cho Nhân dân tham gia vào các cơ quan quyn lực nhà nước là yêu cầu quan trọng và có ý nghĩa chính trị to lớn./.

  • Tác giả: Nguyễn Hoài Nam - Trung tâm VH-TT-TH huyện
  • Nguồn tin: Tài liệu Hỏi đáp về bầu cử
  • Các tin bài khác:
  • Xây dựng Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ giai đoạn II
    Huyện Điện Biên tổ chức gặp mặt lão thành cách mạng, gia đình chính sách và cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia chống Pháp.
    Huyện Điện Biên tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2011 - 2015
    Huyện Điện Biên tổ chức chương trình văn nghệ chào mừng Đại hội Đảng Bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XII, nhiệm kỳ 2015 – 2020.
    Kỷ niệm 70 ngày truyền thống CAND
    Huyện Điện Biên tổ chức đêm giao lưu văn nghệ chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XIII nhiệm kỳ 2015 – 2020.
    Huyện Điện Biên tổ chức công bố Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước năm 2015.
    Huyện Điện Biên tổ chức Đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền phòng chống ma túy năm 2015 tại xã Thanh Chăn.
    Huyện Điện Biên tổ chức Hội Nghị Sơ kết hoạt động VHTT 6 tháng đầu năm 2015 - Đánh giá kết quả 4 năm tổ chức “Ngày hội Văn hóa, Thể thao, Du lịch” các dân tộc huyện Điện Biên (2012 - 2015).
    Vẻ đẹp hang động Chua Ta - Huyện Điện Biên
    1-10 of 2101<  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: